7. Kết cấu của luận văn
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Bưu điện tỉnh Long An
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Bưu điện tỉnh Long An năm 2014
Chú thích:
Quyền trực tiếp:
Quyền tham mưu:
Quyền phối hợp::
Phòng ban chức năng và trung tâm khai thác và vận chuyển
Phòng Tổ chức Hành chánh.
Phòng Kế toán thống kê - Tài chính.
Phòng Kế hoạch Kinh doanh.
Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ.
Đơn vị trực thuộc
Bưu Điện huyện Bến Lức.
Bưu Điện huyện Cần Đước.
Bưu Điện huyện Cần Giuộc.
Bưu Điện huyện Đức Hòa.
Bưu Điện huyện Đức Huệ.
Bưu Điện huyện Tân Trụ.
Bưu Điện huyện Châu Thành.
Bưu Điện huyện Thạnh Hóa.
Bưu Điện huyện Tân Thạnh.
Bưu Điện huyện Mộc Hóa.
Bưu Điện huyện Tân Hưng.
Bưu Điện huyện Vĩnh Hưng.
Bưu Điện huyện Thủ Thừa.
(Chức năng nhiệm vụ các phòng, Bưu điện huyện trực thuộc Bưu điện tỉnh được thể hiện ở phụ lục 4)
Cơ cấu lao động
Bảng 2.1: Thống kê tình hình lao động Bưu điện Long An năm 2014
STT Tên đơn vị Tổng số lao động
I KHỐI QUẢN LÝ 71
II KHỐI SẢN XUẤT 278
1 TTKT&VC 89
2 Bưu điện Châu Thành 14
3 Bưu điện Tân Trụ 11
5 Bưu điện Bến Lức 23
6 Bưu điện Cần Đước 19
7 Bưu điện Cần Giuộc 17
8 Bưu điện Đức Hòa 22
9 Bưu điện Đức Huệ 11
10 Bưu điện Thạnh Hóa 11
11 Bưu điện Tân Thạnh 11
12 Bưu điện Mộc Hóa 15
13 Bưu điện Vĩnh Hưng 12
14 Bưu điện Tân Hưng 10
Tổng cộng : 349
Nguồn: Từ phòng Tổ chức - Hành chính Bưu điện Long An năm 2014
Qua số liệu cho thấy, số lượng lao động toàn tỉnh là 349 người. Ngoài Khối quản lý thì Bưu điện huyện có số lao động cao là Bến Lức, Đức Hòa vì 2 đơn vị này có địa bàn trọng điểm, có khu công nghiệp lớn nên nhu cầu sử dụng dịch vụ cao.
Bảng 2.2: Thống kê lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trên
Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo
SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 4 1.15 85 24.36 21 6.02 65 18.62 174 49.85 - -
Hình 2.2: Biểu đồ lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn của phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ được thể hiện như sau:
Bảng 2.3: Thống kê trình độ tại phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ
Trình độ Chuyên ngành Số lượng Tỷ lệ
Đại học QTKD Bưu chính viễn thông 8 61.54%
Đại học CNTT 5 38.46%
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Bưu điện Long An năm 2014
Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ là phòng phụ trách chính công tác chất lượng toàn Bưu điện tỉnh. Qua số liệu cho thấy, 100% lực lượng lao động trực thuộc phòng đều tốt nghiệp Đại học nên có đầy đủ kiến thức trong quá trình tiếp nhận, tham mưu và điều hành công tác chất lượng. Trong đó, có 61.54% tốt nghiệp Đại học thuộc chuyên ngành QTKD Bưu chính viễn thông, rất thuận lợi trong việc nắm bắt nghiệp vụ, các quy định, quy trình của dịch vụ và kiểm soát, kiểm tra chất lượng dịch vụ tại đơn vị. 38.46%tốt nghiệp chuyên ngành CNTT, thuận tiện trong việc vận hành thiết bị, xây dựng các phần mềm, đề xuất ứng dụng tin học trong quá trình sản xuất và quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là DVCTTHT.
Bảng 2.4: Thống kê lao động theo độ tuổi và giới tính
Độ tuổi Giới tính nam Giới tính nữ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 23 6.59% 52 14.90% Từ 30 đến 40 34 9.74% 110 31.52% Từ 41 đến 50 37 10.60% 43 12.32% Lớn hơn 50 22 6.30% 28 8.02% Tổng cộng : 116 33.24% 233 66.76%
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Bưu điện Long An năm 2014
Hình 2.3: Biểu đồ lao động theo độ tuổi và giới tính
Đến năm 2014, lao động tại BĐLA là 349 người, con số này là quá nhiều so với mặt bằng chung của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, trong đó lao động nữ chiếm 66,76% nên rất thuận lợi trong việc tiếp xúc, giới thiệu dịch vụ Bưu chính đến khách hàng. Hầu hết lao động tại Bưu điện tỉnh đều đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Sơ cấp cho đến trên Đại học, không có lực lượng chưa qua đào tạo nên thuận lợi trong việc giới thiệu, kinh doanh phát triển
dịch vụ. Với độ tuổi nhỏ hơn 30 tuổi, lao động nữ chiếm tỷ lệ 14.9%, nam chiếm tỷ lệ 6.59% phù hợp trong giao dịch, tiếp thị bán hàng. Độ tuổi từ 30 đến 40, lao động nữ chiếm tỷ lệ 31.52%, nam chiếm tỷ lệ 9.74% đây là độ tuổi thích hợp trong việc khai thác, vận chuyển, nhận và phát thư. Độ tuổi từ 40 đến 50 chiếm gần ¼ trong tổng số lao động toàn tỉnh, có kinh nghiệm nên rất thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý chất lượng dịch vụ.