BỆNH CÖM GIA CẦM 1 Lịch sử bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm a h5n1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới (Trang 38 - 40)

1.6.1. Lịch sử bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm lần đầu tiên được mô tả như là bệnh dịch tả gia cầm và được Perroncito báo cáo vào năm 1878 ở Italia, khi đó bệnh bị nhầm lẫn với dạng nhiễm trùng huyết cấp tính của bệnh tụ huyết trùng gia cầm [4].

Từ những năm 1500 - 1978 có khoảng 13 đại dịch cúm đã được ghi nhận, điển hình là các năm 1878, 1818, 1957, 1968 và 1977 [112].

Theo lịch sử ghi nhận, đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 - 1919 do virus

Hồng Kông năm 1968 - 1969 do virus cúm A/H3N2, đại dịch cúm Nga năm 1977 do virus cúm A/H1N1 [11] và gần đây nhất là đại dịch cúm do virus cúm A/H1N1 vào năm 2009.

- Năm 1959, phát hiện virus cúm A/H5N1 gây bệnh trên gà tại Scotland, có thể coi đây là biến thể H5N1 đầu tiên trên thế giới.

- Năm 1996: virus cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện ở ngỗng tại Quảng Đông. - Năm 1997: Dịch cúm tại Hồng Kông do virus cúm A/H5N1 lần đầu tiên gây bệnh cho cả người và gia cầm [33], [105], [121].

Cuối năm 2003, những đợt cúm gà do virus cúm A/H5N1 đã liên tiếp xảy ra ở nhiều quốc gia thuộc Đông Nam Á và Đông Á (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Indonesia...) virus gây bệnh đã được phân lập và định type, chủ yếu là H5N1 có độc lực cao.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) số người bị nhiễm cúm gia cầm từ năm 2003 đến ngày 06/07/2012 thì toàn thế giới đã có 607 trường hợp người mắc cúm A subtype H5N1, trong đó có 358 trường hợp đã tử vong, riêng Việt Nam có 123 người mắc, trong đó có 61 người tử vong (Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Thống kê số lượng người bị nhiễm và chết do cúm gia cầm qua các năm

Quốc gia Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C Azerbaijan 0 0 0 0 0 0 8 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 5 Bangladesh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 2 0 3 0 6 0 Campuchia 0 0 0 0 4 4 2 2 1 1 1 0 1 0 1 1 8 8 3 3 21 19 Trung Quốc 1 1 0 0 8 5 13 8 5 3 4 4 7 4 2 1 1 1 2 1 40 28 Djibouti 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 Ai Cập 0 0 0 0 0 0 18 10 25 9 8 4 39 4 29 13 39 15 10 5 168 60 Indonesia 0 0 0 0 20 13 55 45 42 37 24 20 21 19 9 7 12 10 7 7 190 158 I rắc 0 0 0 0 0 0 3 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 2 Lào 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 Myanmar 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 Nigeria 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 Pakistan 0 0 0 0 0 0 0 0 3 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 1 Thái Lan 0 0 17 12 5 2 3 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 25 17 Thổ Nhĩ kỳ 0 0 0 0 0 0 12 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12 4 Việt Nam 3 3 29 20 61 19 0 0 8 5 6 5 5 5 7 2 0 0 4 2 123 61 Tổng số 4 4 46 32 98 43 115 79 88 59 44 33 73 32 48 24 62 34 29 18 607 358

Ghi chú: M: số người mắc, C: số người chết

Nguồn: Cumulative Number of Confirmed Human Cases of Avian Influenza A/(H5N1) Reported to WHO, July 6, 2012

Cho đến nay chỉ có hai biến chủng virus có cấu trúc kháng nguyên H5 và H7 được xem là loại có độc lực cao gây bệnh ở gia cầm, đã tạo nên tái tổ hợp phân type H7N7 gây đại dịch cúm gà ở châu Âu và H5N1 ở châu Á. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng chứa H5 và H7 đều gây bệnh và chính bản thân H7N7 hoặc H5N1 cũng tồn tại nhiều biến chủng vô độc hoặc độc lực thấp. H5N1 mới xuất hiện gần đây ở các nước châu Á là một phân type có độc lực cao, được chứng minh là có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người và gây bệnh trên người trong các vụ dịch cúm gà trong những năm 1996 - 2010 [81].

Tháng 6/2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đại dịch cúm do virus cúm A/H1N1 trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm a h5n1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)