Tình hình dịch cúm A/H5N1 ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm a h5n1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới (Trang 41)

Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên gà lần đầu tiên bùng phát tại Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc, trong một thời gian ngắn dịch bệnh đã nhanh chóng lây lan ra 57/64 tỉnh, thành trong cả nước, hàng chục triệu gia cầm bị chết và tiêu huỷ, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi gia cầm [14]. Dịch bệnh cúm A/H5N1 vẫn thường xuyên tái phát hàng năm tại nước ta. Từ khi dịch bệnh xuất hiện đến nay đã có nhiều trường hợp người bị mắc cúm gia cầm và tử vong (Bảng 1.1).

Năm 2011, dịch cúm gia cầm đã rải rác xảy ra ở các tỉnh/thành phố: Nam Định,

Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Đắc Lắc, Cà Mau, Quảng Ninh, Hà Nam, Bình

Định và Quảng Ngãi và một số địa phương khác. Thông báo của Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kết quả xét nghiệm huyết thanh học các mẫu bệnh phẩm virus cúm gia cầm xảy ra vào tháng 7/2011 của hai tỉnh Quảng Trị và Phú Thọ đều dương tính với nhánh virus mới thuộc clade 2.3.2. Đây là loại virus mới xâm nhập vào Việt Nam và chưa có loại vaccine thích hợp để phòng bệnh. Điều đặc biệt là nhánh virus mới này lưu hành ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Riêng nhánh virus cũ (clade 1) vẫn lưu hành ở một số tỉnh phía Nam. Như vậy, hiện nay dịch cúm gia cầm ở nước ta đã có sự xuất hiện của nhiều các nhánh virus mới làm cho tình hình dịch tễ và phòng chống trở nên phức tạp trong định hướng đối phó dịch bệnh (http://www.cucthuy.gov.vn/)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm a h5n1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới (Trang 41)