1.4.1.1 Khái niệm quản lý
Thuật ngữ quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
“Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”.[35, tr 23].
“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi
30
nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường, mà trong đó, con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. [36, tr.32]
“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”, [14, tr 9].
Chúng tôi đề xuất và sử dụng quan niệm “Quản lí là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức “ trong công trình nghiên cứu này.
1.4.1.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực quan trọng của quản lý xã hội, cũng chịu sự chi phối của các quy luật xã hội và tác động của quản lý xã hội. Quản lý giáo dục là gì, cũng đã được các nhà lý luận và thực tiễn đưa ra một số định nghĩa dưới các góc độ khác nhau:
“Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trang thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định”, [25, tr 61].
“Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học-giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra”. [42, tr.15].
Theo tác giả Bush T. (trong tác phẩm Theories of Educcation Management, PCP, London,1995): “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra.[42, tr.17].
Những định nghĩa trên tuy có khác nhau, song có thể khái quát: QLGD là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp với các điều kiện khách quan của chủ thể QLGD tới đối tượng QLGD nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức/hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra với chất lượng
31 và hiệu quả cao nhất.
Mô hình QLGD mà tác giả tiếp cận là quản lý theo nội dung, quản lý các thành tố của quá trình dạy học.
1.4.1.3 Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phân hóa ở trung tâm GDNN-GDTX
Là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật, theo định hướng phân hóa của chủ thể quản lý, nhằm làm cho quá trình dạy học chương trình GDTX cấp THPT vận hành theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện những yêu cầu của nền giáo dục Việt Nam trong việc đào tạo con người của thời đại mới, đưa hệ thống từ trạng thái ban đầu đến mục tiêu.