Các thành tố của hoạt động dạy học chương trình Giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 39 - 42)

xuyên cấp Trung học phổ thông theo định hướng phân hóa

1.3.4.1 Nội dung hoạt động dạy chương trình GDTX cấp THPT ở trung tâm GDNN-GDTX theo định hướng phân hóa

(1) Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phân hóa: Để DHPH chương trình GDTX cấp THPT thành công đòi hỏi GV bộ môn phải xây dựng được kế hoạch dạy học bộ môn theo định hướng phân hóa.

(2) Soạn bài theo định hướng phân hóa: Khi đã có kế hoạch dạy học bộ môn theo định hướng phân hóa, GV bộ môn thiết kế được bài giảng theo định hướng phân hóa, trong bài giảng phải dự kiến được các câu hỏi hoặc bài tập dành cho các nhóm đối tượng giỏi-khá, trung bình, yếu – kém, để lôi cuốn được tất cả các nhóm đối tượng tham gia xây dựng bài học và hiểu bài. Kết thúc mỗi phần cần có câu hỏi đánh giá quá trình để giáo viên biết HV đã học được gì, đối chiếu với mục tiêu bài học để có những điều chỉnh phù hợp.

(3) Dạy trên lớp theo định hướng phân hóa: Khi đã thiết kế được bài soạn theo ĐHPH, GV tiến hành vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học để tổ chức quá trình dạy học theo định hướng phân hóa, sử dụng dụng các câu hỏi, hoặc bài tập đã dự kiến cho các nhóm đối tượng, tổ chức cho các nhóm HV tự lực thực hiện kế hoạch dạy học đã xây dựng, kết thúc mỗi phần GV nhất thiết phải sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá quá trình để giúp HV tiến bộ, đây là khâu quan trọng quyết định sự thành công của DHPH. Trong quá trình dạy trên lớp đối với HV GDTX, song song với DHPH theo trình độ, GV cần tìm hiểu động cơ, lợi ích học tập của HV để bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp người học hào hứng học tập, đồng thời kết hợp với năng lực cá nhân của HV để định

27

hướng lựa chọn nghề cho HV phù hợp với năng lực và định hướng đào tạo nhân lực của địa phương.

(4) Kiểm tra/đánh giá kết quả học tập của học viên theo định hướng phân hóa: GV phải thiết kế được ma trận đề kiểm tra và ra các câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra đánh giá được HV theo các mức độ: nhận biết (3đ), thông hiểu (3đ), vận dụng thấp (3đ), vận dụng cao (1đ). Kết quả kiểm tra sẽ phản ánh trình độ hiện tại của HV đang ở đâu, GV căn cứ kế quả kiểm tra để điều chỉnh dạy học cho phù hợp với các nhóm HV ở giai đoạn tiếp theo.

(5) Sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng phân hóa: Để dạy học theo định hướng phân hóa thành công, vào đầu năm học tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng được kế hoạch dạy học bộ môn theo định hướng phân hóa, thống nhất giữa các GV dạy cùng bộ môn và tổ chức thực hiện, cần cải tiến sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng “nghiên cứu bài học”, tổ chức cho các GV có kinh nghiệm thiết kế các giờ DHPH để tổ chuyên môn đi dự và rút kinh nghiệm, cuối năm học cần tổng kết việc thực hiện kế hoạch dạy học bộ môn theo định hướng phân hóa để tìm ra những điểm mạnh và những bất cập cần phải cải tiến chương trình ở năm học tiếp theo.

(6) Thực hiện hồ sơ giảng dạy: hồ sơ giảng dạy của giáo viên thể hiện quá trình làm việc và NCKH của giáo viên, vì vậy hồ sơ này định kỳ phải được tổ chuyên môn kiểm tra/đánh giá để GV biết được những mặt làm được, chưa làm được, có hướng phát huy những mặt làm được và khắc phục những mặt chưa làm được. Để đánh giá được sự tiến bộ của nhóm HV, GV cần lưu trữ đầy đủ các bài kiểm tra của HV trong hồ sơ giảng dạy để có căn cứ đánh giá sự tiến bộ của HV.

1.3.4.2 Nội dung hoạt động học chương trình GDTX cấp THPT ở trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên theo định hướng phân hóa

(1) Xác định động cơ học tập của học viên: động cơ học tập của HV là yếu tố quan trọng giúp HV tự lực xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động, mang lại hiệu quả học tập cao nhất. Vì vậy GV cần nuôi dưỡng động cơ học tập cho HV, giúp HV luôn có động cơ học tập đúng đắn,

28

phải làm cho HV luôn nhớ nhiệm vụ học tập là chuẩn bị hành trang cho tương lai của các em, chứ không phải là học cho cha mẹ, thầy cô. Khi đã có động cơ học tập đúng đắn, HV sẽ luôn chủ động học tập để đạt thành tích cao

(2) Sử dụng phương pháp học tập của học viên: trong quá trình DHPH GV cần hướng dẫn HV có phương pháp học tập khoa học khi học bài mới trên lớp cũng như việc tự học ở nhà, đặc biệt là hướng dẫn HV biết xây dựng kế hoạch học tập cho từng bài học và tự lực thực hiện kế hoạch dạy học đã xây dựng.

(3) Thực hiện giờ truy bài: HV theo học chương trình GDTX cấp THPT đa số là vừa làm vừa học, vì vậy giờ truy bài là thời gian rất có ý nghĩa giúp HV ôn lại bài cũ và xem lại kế hoạch học tập cho bài mới, giúp cho các giờ học bài mới có chất lượng hơn. Vì vậy GVCN cần quan tâm duy trì nền nếp giờ truy bài.

(4) Thực hiện học trên lớp: Để thực hiện giờ học trên lớp theo định hướng phân hóa thàn công HV phải chuẩn bị được kế hoạch học tập cho bài mới và tự lực thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức các hoạt động học tập của GV. Trong các giờ sinh hoạt lớp HV chủ động bày tỏ nguyện vọng lựa chọn nghề với GVCN để trên cơ sở nhu cầu của HV, kết hợp với năng lực cá nhân của HV, GVCN sẽ tư vấn giúp các em lựa chon nghề nghiệp phù hợp.

(5) Tiến hành hoạt động ngoại khóa: Giờ ngoại khóa là giờ mà các em học mà chơi, chơi mà học, cũng là sân chơi để các em thể hiện năng khiếu thể thao, văn nghệ, MC…và rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực giao tiếp… và rèn các kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy, GVCN cần chuẩn bị kế hoạch chu đáo, HV cần chủ động tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo.

(6) Thực hiện việc tự học: Hoạt động tự học ở nhà của học viên GDTX cấp THPT sau buổi học chính khóa rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả DHPH trên lớp, HV phải tự giác giành thời gian học bài cũ và chuẩn bị kế hoạch học bài mới của mình thì giờ học trên lớp mới thực sự có hiệu quả và giúp HV thực sự học tập tiến bộ. Vì vậy trong quá trình dạy học GV cần khơi dậy ở HV hứng thú học tập từ đó HV có ý thức tự giác học tập đồng thời quan tâm đến việc tự học ở nhà của HV, phối kết hợp chặt chẽ cùng gia đình HV để quản lý tốt hoạt động này.

29

1.3.4.3 Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học theo định hướng phân hóa

Từ những lý luận của hoạt động dạy và hoạt động học nói chung và theo ĐHPH nói riêng ta thấy: dạy học là khái niệm chỉ quá trình hoạt động chung của người dạy và người học, trong đó:

Hai hoạt động dạy và học tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, chế ước nhau và là đối tượng tác động chủ yếu của nhau, nhằm kích thích động lực bên trong của mỗi chủ thể để cùng phát triển;

Người dạy luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc chẩn đoán phân loại người học theo nhóm, thiết kế và tổ chức hoạt động dạy phù hợp với các nhóm đảm bảo tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng nhằm phát triển cao nhất năng lực người học.

Người học (với tư cách là chủ thể sáng tạo) luôn chủ động xác định mục tiêu học tập, xây dựng kế hoạch học tập và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự điều phối của người dạy để đạt kết quả học tập cao nhất, tạo ra động lực cho việc học và định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hƣớng phân hóa ở trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)