Yêu cầu đổi mới giáo dục đối với hoạt động dạy học theo định hướng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 32 - 35)

phân hóa chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông

1.3.2.1 Cơ sở pháp lý

- Các Nghị quyết quan trọng của Đảng về đổi mới giáo dục: Nghị quyết 4 BCH TW Khóa VII (1992), Nghị quyết 2 BCH TW Khóa VIII (1996) và đặc biệt là Nghị quyết số 29 BCH TW Khóa XI (2013) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII.

- Luật giáo dục năm 2009.

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Các văn bản trên là những định hướng quan trọng cho đổi mới giáo dục trong giao đoạn hiện nay, đặc biệt là Nghị quyết số 29 (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo”, Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 là kim chỉ nam cho đổi mới giáo dục ở cơ sở.

1.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDNN-GDTX

Ngày 19 tháng 10 năm 2015 Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT- BLĐTBXH-BGDĐT-BNV (sau đây gọi tắt là TT 39), hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm GDTX, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp cấp huyện thành Trung tâm GDNN-GDTX; chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDNN-GDTX. Ngay sau khi thông tư có hiệu lực, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong cả nước đã ra quyết định thành lập các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện trên cơ sở sáp nhập các trung tâm trên.

Như vậy sau khi sáp nhập trung tâm bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của ba trung tâm ở cấp huyện trước đây đó là: giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên- giáo dục hướng nghiệp, có thể tóm lược một số nhiệm vụ chính của trung tâm như sau:

20

- Tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp nghề và đào tạo nghệ dước 03 tháng cho người học trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi) theo kế hoạch của địa phương và nhu cầu của người học.

- Tổ chức thực hiện các chương trình GDTX để lấy chứng chỉ hoặc lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (trong đó các trung tâm hiện nay chủ yếu thực hiện chương trình GDTX cấp THPT để lấy bằng THPT).

- Tổ chức dạy giáo dục hướng nghiệp, nghề phổ thông cho học sinh THCS trên địa bàn huyện để hướng nghiệp và phân luồng học sinh.

- Phối hợp chặt chẽ với Phòng GD&ĐT để quản lý, giám sát, tư vấn cho các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã hoạt động hiệu quả góp phần xây dựng xã hội học tập.

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân; các trường, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp… để đào tạo trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, bồi dưỡng cán bộ công chức về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn giới thiệu vệc làm…

Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học, ngày 13 tháng 8 năm 2010 Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số 4808/BGDĐT-GDTX cho phép học viên tốt nghiệp THCS vào học các trung tâm GDTX được học chương trình GDTX cấp THPT kết hợp học trung cấp nghề để sau 03 năm HV được cấp 02 bằng: bằng THPT và bằng trung cấp nghề để HV có thể học lên hoặc đi làm ngay. Đây cũng là một trong những yêu cầu thúc đẩy các Trung tâm phải đổi mới dạy học chương trình GDTX cấp THPT theo định hướng phân hóa để đáp ứng yêu cầu của GDTX hiện nay.

1.3.2.3. Về quan điểm tiếp cận, nội dung, vận dụng thực hiện chương trình GDTX cấp THPT.

- Quan điểm tiếp cận:

Chương trình GDTX cấp THPT được xây dựng trên cơ sở của chương trình giáo dục phổ thông cùng cấp (chương trình chuẩn), phù hợp với đối tượng người học GDTX, đảm bảo phù hợp với học viên của GDTX, phù hợp với điều

21

kiện thực tế của GDTX (về giáo viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thời gian học, hình thức tổ chức học tập, ...).

Chương trình GDTX cấp THPT coi trọng các phương pháp nhận thức đặc thù của môn học, đặc biệt là các phương pháp trực quan như phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình và coi trọng những yếu tố đối với rèn luyện và phát triển các kỹ năng thực hành, thực tế cho học viên.

- Về nội dung

Do đặc điểm của người học GDTX nên những kiến thức trong chương trình GDTX cấp THPT được xem xét và lựa chọn đảm bảo nguyên tắc: cơ bản, tinh giản và thiết thực nhất, giảm bớt những nội dung khó, kiến thức lý thuyết khó, không phù hợp với học viên GDTX cấp THPT.

- Vận dụng thực hiện chƣơng trình GDTX cấp THPT:

Tùy theo đặc điểm, điều kiện CSVC và trang thiết bị cho dạy và học của đơn vị, tùy theo từng loại đối tượng học viên mà chương trình có thể vận dụng linh hoạt và mềm dẻo. Cụ thể:

+) Phân bổ và xác định thời lượng thích hợp cho việc dạy và học mỗi bài trong phạm vi từng chương.

+) Có thể thay đổi trình tự, thời lượng, của một số bài trong phạm vi từng chương.

+) Có thể thay đổi trình tự thời lượng của một số bài trong từng chương và nên được thống nhất trong từng khối lớp qua tổ, nhóm chuyên môn giữa các đơn vị.

+) Có thể bổ sung thêm phần kiến thức gắn với thực tiễn địa phương trong phần liên hệ mở rộng.

+) Tùy thuộc vào khả năng và nhịp độ học tập của các nhóm đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, tùy thuộc vào tình huống sư phạm cụ thể để lựa chọ PPDH thích hợp.

+) Ở những phần bài học có chứa đựng những vấn đề cần trao đổi, tranh luận, cần tổ chức cho học viên trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+) Tùy theo trình độ của học viên, có thể lựa chọ những phần của bài học không quá phức tạp để học viên tự đọc và tự học.

22

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)