Nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy chương trình Giáo dục thường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 84 - 90)

thường xuyên cấp Trung học phổ thông theo định hướng phân hóa

3.2.1.1. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về dạy học theo định hướng phân hóa

a. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên trong trung tâm về tầm quan trọng của việc dạy học chương trình GDTX cấp THPT theo định hướng phân hóa, tạo sự đồng thuận cao của tập thể đơn vị, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở trung tâm.

b. Nội dung và cách thực hiện

Lập kế hoạch bồi dưỡng để cán bộ, giáo viên được học tập, thảo luận các văn bản hướng dẫn về đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo định hướng phân hóa ở các môn học để mọi người hiểu rõ về sự đổi mới: Đổi mới dạy học là khách quan, là xu thế chung của các nền giáo dục tiến bộ trên thế giới; triết lý sâu xa của DHPH là hướng tới các giá trị nhân văn trong giáo dục do đó dạy học theo định hướng phân hóagóp phần đáp ứng công cuộc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học mà nghị quyết của Đảng đã đề ra.

72

Có kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ ở các trường Đại học, học viện, tham gia các lớp bồi dưỡng về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do Sở GD&ĐT Phú Thọ tổ chức.

Tổ chức các hội nghị chuyên đề về đổi mới dạy học theo định hướng phân hóa gắn với việc nâng cao chất lượng dạy học chương trình GDTX cấp THPT, phát triển năng lực tự học và sáng tạo cho HV, qua đó GV sẽ hiểu rõ hơn tính ưu việt của dạy học theo định hướng phân hóa và tự giác đổi mới.

Giám đốc phải tạo được “động lực” bên trong và bên ngoài cho cán bộ, giáo viên trong quá trình đổi mới dạy học và quản lý dạy học chương trình GDTX cấp THPT theo định hướng phân hóa. Muốn vậy Giám đốc cần hiểu rõ nhu cầu chính đáng và một số đặc điểm cá nhân của từng giáo viên, hiểu rõ đặc điểm công việc và điều kiện thực tế của trung tâm, chỉ ra được cái đích của đổi mới dạy học theo định hướng phân hóa, từ đó tìm cách thỏa mãn nhu cầu chính đáng của giáo viên, phân công có tính thách thức nhưng hợp lý và khả thi cho giáo viên, ghi nhận và đánh giá đúng sự cống hiến của họ, sẽ tạo được niềm tin, sự đam mê, nhu cầu muốn đổi mới dạy học chương trình GDTX cấp THPT theo định hướng phân hóa của giáo viên.

c. Điều kiện thực hiện

Cụ thể hóa kế hoạch dạy học chương trình GDTX cấp THPT theo định hướng phân hóa bằng từng công việc cụ thể theo từng học kỳ, tháng, tuần gắn với nhiệm vụ của các cá nhân có liên quan.

Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán mà chủ chốt là tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên dạy giỏi thông qua các tiết dạy cụ thể có vận dụng quan điểm DHPH để thực hiện tuyên truyền, phổ biến đến tất cả giáo viên về đổi mới dạy học theo quan điểm DHPH chương trình GDTX cấp THPT.

Xây dựng “Văn hóa nhà trường” lành mạnh, tạo được môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, văn minh, lịch sự, vừa đảm bảo kỷ cương học đường, vừa mang đậm tính nhân văn, nhân ái sâu sắc, ở đây mọi người được tôn trọng, thừa nhận, luôn nỗ lực cống hiến cho tổ chức

73

3.2.1.2. Hướng dẫn giáo viên bộ môn thực hiện quy trình dạy học phân hóa phù hợp với điều kiện thực tế của trung tâm

a. Mục tiêu của biện pháp

Căn cứ những cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu, đề xuất quy trình và tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện bộ môn thực hiện quy trình DHPH các môn học trong chương trình GDTX cấp THPT phù hợp với điều kiện thực tế của trung tâm GDNN-GDTX huyện Tân Sơn .

b. Nội dung và cách thực hiện

Xây dựng quy trình thực hiện dạy học phân hoá các môn học trong chương trình GDTX cấp THPT gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Phân loại học viên theo trình độ nhận thức và tuổi

Bước 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học phân hóa Bước 3: Đánh giá và tổng kết.

Cụ thể:

Bƣớc 1: Phân loại học viên theo trình độ nhận thức và tuổi

Để quá trình DHPH thành công, yếu tố quan trọng đầu tiên là giáo viên phải phân loại đối tượng học viên chính xác. Muốn vậy, giáo viên cần thực hiện

đánh giá chẩn đoán (đánh giá ban đầu) trước bước vào dạy học môn học, bài học. Từ đánh giá chẩn đoán, giáo viên sẽ xác định được trình độ nhận thức của học viên theo các mức giỏi- khá, trung bình, yếu- kém. Để phân loại HV theo tuổi, GV cần nghiên cứu hồ sơ để phân loại HV thành hai nhóm: nhóm HV có tuổi như HV THPT và nhóm HV là người lớn.

Bƣớc 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học phân hóa

Căn cứ vào thông tin về trình độ nhận thức và tuổi của HV đã thu thập ở bước 1, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ được quy định bởi chương trình GDTX cấp THPT, GV xây dựng mục tiêu dạy học cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng HV và phù hợp với đặc điểm của HV miền núi, lựa chọn các nội dung dạy học và tiến hành quy trình dạy học theo hướng phân hóa.

Để thực hiện DHPH các môn học trong chương trình GDTX cấp THPT hiệu quả, giáo viên cần thực hiện phân hóa nội dung dạy học cho phù hợp với

74

đối tượng học viên trung tâm GDNN-GDTX miền núi; lựa chọn và kết hợp sử dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học linh hoạt (gồm cả PPDH cho HV độ tuổi THPT và PPDH cho người lớn phù hợp với HV trung tâm GDNN-GDTX miền núi). Đồng thời, thiết kế các bài tập, hoạt động đánh giá quá trình để tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những gì mình đã chiếm lĩnh và có thể làm chủ được kiến thức (tốt nhất là hướng dẫn để HV tự thiết kế được các bài tập, hoạt động đánh giá ).

Bƣớc 3: Đánh giá và tổng kết

Là lúc giáo viên tiến hành những đánh giá chính thức và không chính thức đối với học viên để từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết, có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học tiếp theo.

c. Điều kiện thực hiện

- Có CBQL hoặc chuyên gia am hiểu về quy trình DHPH và điều kiện thực tế của trung tâm

- Có sự cộng tác chặt chẽ của giáo viên với tổ chuyên môn, của giáo viên với học viên và ngược lại.

- Tạo điều kiện về thời gian, CSVC và kinh phí cho việc học tập và tổ chức thực hiện quy trình trên.

3.2.1.3. Cải tiến sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng “nghiên cứu bài học” và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn

a. Mục tiêu của biện pháp

Là biện pháp chuyển từ sinh hoạt chuyên môn nặng tính hành chính sư phạm sang sinh hoạt chuyên môn “nghiên cứu bài học” và thực hiện phân cấp quản lý trong Trung tâm, trong đó đề cáo vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm (TCTN) cho tổ chuyên môn và giáo viên dạy chương trình GDTX cấp THPT, nhằm huy động tối đa tâm huyết nghề nghiệp, khả năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”

b. Nội dung và cách thực hiện

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn, Giám đốc cần quan tâm tới một số nội dung sau:

75

- Giao quyền cho tổ GDTX và giáo viên dạy các môn học trong chương trình GDTX cấp THPT tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nội dung chương trình (NDCT): tạo điều kiện cho tổ GDTX và giáo viên lựa chọn, áp dụng linh hoạt nội dung, PPDH để đạt kết quả tốt nhất. Cần lưu ý, giao quyền tự chủ trong việc thực hiện NDCT cho phù hợp với đối tượng và nhu cầu của HV nhưng vẫn phải nằm trong quy định về mục tiêu dạy học.

- Tự chủ, TCTN trong quản lý hoạt động dạy học: Từ quản lý kế hoạch của tổ chuyên môn (CM) => kế hoạch của giáo viên bộ môn => xây dựng thời khóa biểu trên cơ sở tuân theo nguyên tắc chung và hợp lý.

- Tự chủ, TCTN trong quản lý thực hiện quy chế chuyên môn: căn cứ vào chương trình GDTX cấp THPT, tư tưởng chủ đạo của DHPH, trung tâm xây dựng quy chế quản lý chuyên môn trên tinh thần tạo sự chủ động, sáng tạo cho tổ CM và từng giáo viên trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học, phát triển được năng lực, phẩm chất của HV, phù hợp với điều kiện trung tâm và năng lực, hoàn cảnh, nhu cầu của HV. Tổ CM và giáo viên dạy chương trình GDTX cấp THPT được tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ khâu quản lý soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp, quản lý giờ lên lớp đến quản lý hoạt động học của HV...

- Tự chủ, TCTN trong quản lý đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt CM của tổ GDTX: Giám đốc chỉ đạo tổ CM chuyển mạnh từ quản lý nặng hành chính sư phạm sang coi trọng quản lý chất lượng, sinh hoạt tổ CM theo hướng

“nghiên cứu bài học”. Tổ trưởng CM chủ động lên kế hoạch sinh hoạt tổ CM theo hướng trao đổi để thiết kế bài học/giờ học (hay chuyên đề) theo hướng DHPH, phân công giáo viên thực hiện, cùng nhau dự giờ với trọng tâm “quan sát HV học thế nào” để cải tiến chất lượng bài dạy/giờ dạy phù hợp với trình độ và đặc điểm của HV miền núi và đáp ứng yêu cầu DHPH .

- Tự chủ, TCTN trong quản lý đổi mới PPDH: Chỉ đạo tổ CM thống nhất đổi mới: cách xác định mục tiêu bài học, cách soạn giáo án, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức, nhu cầu và điều kiện học tập của HV.

76

- Tự chủ, TCTN trong quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo quan điểm DHPH cho giáo viên dạy chương trình GDTX cấp THPT: Giám đốc giao cho tổ CM được tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ khâu xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng và vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào hoạt động dạy học.

- Tự chủ trong việc xây dựng các tiêu chí thi đua trong năm học: Trên cơ sở các văn bản của cấp trên quy định về đánh giá xếp loại giáo viên, trung tâm xây dựng thêm các tiêu chí thi đua cụ thể nhằm khích lệ GV dạy học theo quan điểm phân hóa, sau đó giao cho tổ CM bàn bạc, thảo luận và thống nhất thực hiện.

c. Điều kiện thực hiện

- Giám đốc luôn quan tâm đến công tác chuyên môn, dành thời gian, kinh phí cho hoạt động này, khi bồi dưỡng giáo viên phải nhấn mạnh đến đặc điểm của học viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tân Sơn chủ yếu là học viên người dân tộc thiểu số ở miền núi để giáo viên nắm vững và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

- Khuyến khích tổ CM chủ động đề xuất thời gian, nội dung, phương pháp bồi dưỡng mới đáp ứng được yêu cầu chính đáng của giáo viên.

- Sử dụng hợp lý, tối ưu CSVC thiết bị dạy hoc hiện có, đồng thời bổ sung thêm CSVC, thiết bị phục vụ dạy và học.

3.2.1.4. Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Trung tâm a. Mục tiêu của biện pháp

Tạo sự nỗ lực cho từng giáo viên, đồng thời còn tạo được một phong trào thi đua trong giảng dạy, trong tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ, rèn luyện, cọ sát để chuẩn bị cho kỳ thi giáo viên giỏi cấp trên.

b. Nội dung và cách thực hiện

- Hàng năm, ngay từ đầu năm học Giám đốc chủ động đưa kế hoạch, thời gia tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trung tâm vào kế hoạch năm học của đơn vị, có văn bản hướng dẫn nội dung các phần thi để GV chủ động ôn luyện, tự bồi dưỡng.

77

nhận thức yêu cầu giáo viên ôn luyện thêm các văn bản, tài liệu liên quan đến DHPH, trong phần thi giảng cần quy định ít nhất phải có 1 tiết dạy soạn và giảng theo định hướng phân hóa. Làm như vậy vừa tạo được động lực thi đua trong đội ngũ giáo viên, vừa khuyến khích được giáo viên chủ động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo định hướng DHPH, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

c. Điều kiện thực hiện

- Chủ động xây dựng kế hoạch thi chọn GV dạy giỏi cấp trung tâm ngay từ đầu năm học.

- Chọn lựa đội ngũ ban giám khảo có uy tín, công minh đảm bảo cuộc thi diễn ra thành công tạo được sự cạnh tranh làm mạnh và tiếp tục phấn đấu của GV trước, trong và sau cuộc thi.

- Tạo điều kiện về thời gian, CSVC và kinh phí cho cuộc thi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)