Đặc điểm của người dạy và người họ cở trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 35 - 39)

nghiệp-Giáo dục thường xuyên

1.3.3.1 Đặc điểm của người dạy

Đội ngũ giáo viên (GV) ở các Trung tâm GDNN-GDTX có hai loại: GV trong biên chế nhà nước và giáo viên hợp đồng. GV hợp đồng hầu hết là giáo viên các trường phổ thông chính quy kiêm nhiệm hoặc đã nghỉ hưu, hoặc mới ra trường.

GV trong biên chế: Số lượng biên chế của đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong các Trung tâm GDNN-GDTX được quy định từ 10 đến 19 người tùy theo từng địa phương. Từ thực trạng này cho thấy số lượng giáo viên trong biên chế các Trung tâm GDNN-GDTX rất hạn chế về số lượng, điều này gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động giảng dạy của các Trung tâm .

Giáo viên hợp đồng thỉnh giảng: Chủ yếu là GV ở các trường THPT, số lượng này chiếm khá đông. Tùy theo đặc điểm và chương trình giáo dục của mỗi Trung tâm GDNN-GDTX nên số lượng GV hợp đồng ở các Trung tâm có khác nhau. Một điều đáng lưu ý là tất cả GV của các trung tâm GDNN-GDTX không được đào tạo về GDTX, giáo dục người lớn. Vì vậy việc vận dụng PPDH chưa phù hợp với trình độ, tâm lý đối tượng HV GDTX.

Hầu hết GV ở các Trung tâm GDNN-GDTX là những người có ý thức nghề nghiệp cao, có tinh thần vượt khó và vươn lên trong công tác chuyên môn, ham học hỏi, ham hiểu biết, đều nhận thức được yêu cầu đổi mới PPDH là tất yếu khách quan, đều nhận thấy ưu điểm của PPDH mới và mong muốn góp sức mình để nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, trí tuệ cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và địa phương. Ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có nhiều học viên thuộc dân tộc ít người, mặc dù còn rất nhiều khăn nhưng GV cũng đang cố gắng từng bước đổi mới PPDH để phù hợp với trào lưu chung và giúp cho HV tiếp cận dần dần thích ứng với cách dạy và học mới.

Mặt khác, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa được coi trọng. Do nhiều nguyên nhân, rất ít GV có cơ hội được bồi dưỡng, tập huấn về GDTX, về PPDH người lớn. Tập huấn về GDTX chưa được

23

quan tâm đúng mức. Trong năm 2011, Bộ GD&ĐT mới xây dựng và ban hành chương trình và biên soạn tài liệu BDTX cho đội ngũ GV GDTX. Việc tập huấn, bồi dưỡng chưa có kế hoạch, chưa có kinh phí hằng năm và chưa hệ thống. Chất lượng bồi dưỡng còn hạn chế. Thời gian tập huấn quá ít để GV có những hiểu biết về kỹ năng cần thiết để giảng dạy trong GDTX. Sự không hiểu biết của phần lớn GV về đặc thù của GDTX, về đặc điểm của học viên (nhất là học viên người lớn) là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện đổi mới PPDH và làm hạn chế chất lượng giáo dục của các trung tâm GDNN- GDTX hiện nay. [50, tr 93,94].

1.3.3.2 Đặc điểm của người học

Với mục tiêu tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi đối tượng trong xã hội, các trung tâm GDNN-GDTX đã thu hút rất nhiều đối tượng thuộc các thành phần khác nhau trong xã hội có cơ hội học tập để nâng cao dân trí và trình độ. Chính vì vậy, học viên ở các trung tâm GDNN-GDTX rất đa dạng, phong phú về độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, mục đích học tập, cho nên đặc điểm của học viên trong các trung tâm GDNN-GDTX có sự khác nhau so với đối tượng là HSPT.

Xét về độ tuổi, học viên học ở các trung tâm GDNN-GDTX chia thành hai nhóm chính:

+) Thanh niên từ 15 đến 21 tuổi +) Người lớn từ 21 tuổi trở lên

* Đối với nhóm đối tượng người lớn từ 21 tuổi trở lên:

Họ là người lao động ở nông thôn là công nhân của các nông trường, lâm trường, xí nghiệp, là bộ đội, công an trong lực lượng vũ trang, là cán bộ của các cơ quan, của xã, phường. Nhóm đối tượng này có nhu cầu, điều kiện và khả năng học tập hoàn toàn khác so với học sinh phổ thông (HSPT).

Học viên thường có lòng tự trọng và tính tự lập cao hơn. Tuy nhiên họ lại rất dễ bị tự ái, bị tổ thương nếu như họ cảm thấy bị xúc phạm và không được tôn trọng. Học viên sẽ cảm thấy phấn khởi, mạnh dạn hơn, tích cực và tự tin hơn nếu họ được học trong một không khí học tập vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau giữa người dạy và người học, giữa học viên với nhau

24

Do đã tham gia lao động sản xuất hoặc đã va chạm sớm với cuộc sống để mưu sinh, học viên thường có vốn hiểu biết xã hội, có kinh nghiệm sống, làm việc phong phú hơn. Vốn hiểu biết đã có của học viên vừa có tác dụng tích cực, vừa có mặt tiêu cực.

Họ thường là những người đã bỏ học lâu ngày, quên nhiều kiến thức và kỹ năng học tập. Kiến thức thường không hệ thống, nhiều lỗ hổng.

Nhóm đối tượng này thường không có nhu cầu, điều kiện và khả năng học tập tiếp lên cao đẳng, đại học. Mục đích của họ đi học là để chuyển đổi tới công việc có thu nhập cao hơn, để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của công việc trước sự phát triển nhan chóng như vũ bão của khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trước xu thế toàn cầu hóa, xu thế hội nhập, sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

So với học sinh THPT, HV người lớn nhìn chung có những hạn chế nhất định về khả năng nhận thức. Tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động, chú ý, ghi nhớ của người lớn nhìn chung bị giảm sút. Trí nhớ máy móc của người lớn nhìn chung kém hơn nhiều so với HSPT. Họ không quen tư duy khái quát, tư duy bằng khái niệm. Họ thiên về tư duy bằng hành động-trực quan-cụ thể.

* Đối với nhóm đối tượng thanh niên từ 15 đến 21 tuổi:

Trung tâm GDNN-GDTX có một phần lớn học viên đi học đúng độ tuổi như HSPT, vì vậy học viên vẫn đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, hồn nhiên, trong sáng, học tập là nhiệm vụ chính, tham gia các công tác khác của trường, lớp nhiệt tình, có chủ đích.

Học viên từ 15 đến 21 tuổi, thường có nhiều khó khăn hơn HS THPT về hoàn cảnh gia đình (gia đình nghèo, neo đơn, đông con, bố mẹ ốm đau, bố mẹ mất sớm hoặc bố mẹ li hôn...). Nhiều HV phải vừa học vừa làm, các em không có nhiều thời gian học trên lớp cũng như học ở nhà.

Khả năng học tập của học viên từ 15 đến 21 tuổi nhìn chung có nhiều hạn chế so với học sinh THPT. Nhiều em học kém, không có khả năng thi vào các trường THPT. Hoặc đã bỏ học một vài năm nên đã quên nhiều kiến thức và kỹ năng học tập.

25

Mục đích đi học của các em chủ yếu là để học nghề, kiếm việc làm, đi làm hoặc tham gia ao động sản xuất. Cũng có một số em có nhu cầu và khả năng học tiếp lên cao đẳng, đại học.

Với sự đa dạng và phong phú về đối tượng học viên tại các trung tâm GDNN-GDTX cũng đã góp phần làm cho việc tổ chức các hình thức dạy học, phương pháp dạy học của giáo viên ngành GDTX cũng khác so với giáo viên tại các trường phổ thông. [50, tr 95,96,97].

Như vậy, người học chương trình GDTX cấp THPT rất đa dạng về độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, về khả năng hiểu biết và kinh nghiệm, vốn sống. Phần đông trong họ đều là người lớn. Vì vậy, để thực hiện dạy học có hiệu quả giáo viên cần lưu ý một số đặc điểm tâm lý thường gặp ở người học chương trình GDTX cấp THPT như sau:

* Những điểm không lợi thế:

Họ có lòng tự trọng cao, dễ tự ái, thường tự ti, mặc cảm. GV cần tôn trọng, dễ xúc phạm, chê bai; cần động viên khuyến khích kịp thời và đối xử bình đẳng với mọi người bình đẳng giữa người dạy và người học.

Họ có tính bảo thủ do cảm giác “biết rồi”. GV cần phải tìm hiểu quan niệm, kinh nghiệm, đã có của HV để phân tích cho HV thấy được cái sai, cái đúng, cái chưa đầy đủ trong nhận thức hiểu biết trước đây của mình.

Họ thường hay mệt mỏi và dễ bị phân tán tư tưởng do vừa học, vừa làm, vừa lo lắng công việc gia đình, con cái,... Cần phải chú ý tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái: học – vui, vui –học.

Họ thường có những hạn ché về khả năng nhận thức do tuổi cao hoặc học yếu trước đây. Tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động, chú ý ghi nhớ máy móc của người lớn bị giảm sút. Kiến thức hệ thống nhiều lỗ hổng, kỹ năng học tập hạnh chế do bỏ học lâu ngày hoặc do yếu kém về năng lực học tập.

* Những điểm lợi thế:

Học viên sẽ tiếp thu tốt nhất nếu bài học được mô phỏng gần với thực tế và khi kết thức bài học không quá khó cũng không quá dễ. Khi học viên thực sự

26

tham gia bài học, họ sẽ nhanh hơn là chỉ dựa vào sự hướng dẫn một chiều của giáo viên. Họ không thích học kiểu thụ động. Vì vậy khi giới thiệu một lý thuyết hoặc một nguyên lý mới không nên kéo dài quá 15 phút. Sau đó cần phải có các hoạt động thực hành với sự tham gia của các học viên.

Cần tạo cơ hội thuận lợi cho học viên được thực hành những gì họ vừa mới học (bài tập vận dụng).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 35 - 39)