Nội dung quản lý hoạt động dạy học chương trình Giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 45)

xuyên cấp Trung học phổ thông theo định hướng phân hóa

1.4.3.1 Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học phân hóa

Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn là việc xác định mục tiêu công tác của mỗi giáo viên dựa trên tình hình học tập của học viên theo từng khối lớp.

Giám đốc trước khi hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch DHPH cần

phân tích cụ thể tình hình trường lớp, tình hình giáo viên và học viên. Từ đó GV xác định đúng mục tiêu để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp và hiệu quả nhất. Phải thường xuyên kiểm tra và đôn đốc giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy để đảm bảo chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục.

Chương trình khung dạy học GDTX cấp THPT là văn bản pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, Sở GD&ĐT hướng dẫn trung tâm thực hiện hàng năm, quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học các môn, thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấp học. Là căn cứ pháp lý để các cấp quản lý tiến hành chỉ đạo, giám sát hoạt động dạy học của các trung tâm GDNN-GDTX. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để quản lý giáo viên theo yêu cầu mà BGD đã đề ra cho từng cấp học.

Mục tiêu của chương trình dạy học GDTX cấp THPT là giúp học viên có được kiến thức cơ bản tương đương kiến thức cơ bản của chương trình THPT, nhưng có cắt giảm một số môn học như: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ... Thực hiện dạy 7 môn học bắt buộc: Toán, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, sinh học. Ngoài ra, tùy theo điều kiện

33

thực tế về đội ngũ, vùng miền, độ tuổi học viên, trung tâm lựa chọn thêm một môn trong các môn: Ngoại ngữ, Tin học, GDCD để giảng dạy.

Để giáo viên nắm vững và xây dựng được chương trình dạy học của trung tâm theo định hướng phân hóa, giám đốc cần phải:

(1) Chỉ đạo tổ chuyên môn: thảo luận về nội dung, PPDH bộ môn, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, những sửa đổi trong chương trình sách giáo khoa mới, những vấn đề mới trong chương trình dạy học để thống nhất thực hiện sao cho sát với đối tượng người học nhằm mang lại hiệu quả trong dạy học.

(2) Ban giám đốc, tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên: xây dựng chương trình dạy học môn học do mình phụ trách, cân đối các hoạt động trong năm học, bố trí thời gian hợp lý, khoa học để giáo viên thực hiện đầy đủ chương trình năm học.

(3) Theo dõi việc thực hiện chương trình dạy học thông qua: Thời khóa

biểu, giáo án, sổ ghi đầu bài, sổ kế hoạch dạy học của giáo viên, của tổ trưởng để có kế hoạch điều chỉnh thời gian khi cần sao cho chương trình được thực hiện đều ở các khối lớp và tránh được tình trạng giáo viên cắt xén chương trình.

1.4.3.2 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phân hóa

(1) Chỉ đạo Tổ CM hướng dẫn và giám sát việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên theo định hướng phân hóa

Chất lượng của giờ dạy trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào việc soạn bài và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bài dạy. Vì vậy, Giám đốc cần chỉ đạo sát sao việc soạn bài và chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết theo yêu cầu của DHPH. Để làm được việc đó Giám đốc cần tập chung vào một số công việc sau:

Yêu cầu các tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn học được phân công. Trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng môn học theo theo yêu cầu của DHPH.

34

Thường xuyên cùng với tổ trưởng chuyên môn, thanh tra nhân dân kiểm tra bài soạn của giáo viên để có thông tin về việc thực hiện chương trình, nội dung bài soạn có đáp ứng được yêu cầu của DHPH hay không.

Thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá kết quả việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên theo yêu cầu của DHPH.

Sau khi kiểm tra phải tổ chức rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn để cải tiến việc soạn bài, sao cho bài soạn phải thể hiện được là bản thiết kế chi tiết, tỷ mỉ về tiết dạy trên lớp, giúp từng nhóm học viên nắm được nội dung cơ bản, trọng tâm của bài và phát huy được tính sáng tạo và phát triển năng lực học tập.

(2) Quản lý nền nếp dạy trên lớp của giáo viên

Giờ lên lớp của giáo viên giữ vài trò quyết định đến chất lượng dạy học, việc soạn bài và chuẩn bị những thiết bị cần thiết cho giờ lên lớp của giáo viên chỉ mang lại hiệu quả cao khi được giáo viên thực hiện thành công trên lớp. ngoài việc thực hiện những thao tác đã chuẩn bị, giáo viên cần phải linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra, sao cho hoàn tất các công việc đã được chuẩn bị. Để quản lý có hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên, Giám đốc cần:

Thống nhất với Phó giám đốc phụ trách chuyên môn, thư ký hội đồng để xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lý giữa các buổi học trong tuần, giữa các môn khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội. Trong công tác chuyên môn, thời khóa biểu có vai trò xây dựng, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển hoạt động dạy học trong ngày, trong tuần, tạo nên bầu không khí sư phạm trong trung tâm.

Phổ biến nội dung cơ bản tiêu chuẩn giờ lên lớp (theo tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo) để mọi giáo viên đều nắm được, đó là: hướng dẫn học viên tư duy, tìm đến kiếm thức mới, từ đó nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết, biết vận dụng sáng tạo. Thông qua bài giảng giáo viên giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phát triển các năng lực cần thiết.

Có kế hoạch dự giờ các giáo viên. Đảm bảo trong năm học tất cả các giáo viên phải được mỗi thành viên Ban Giám đốc dự ít nhất một giờ. Các giáo viên mới ra trường, giáo viên có trình độ chuyên môn chưa vững phải dự giờ nhiều

35

hơn. Khi dự giờ cần ghi chép cụ thể, cuối giờ dạy dành 5 phút kiểm tra khảo sát học viên sau đó cùng với Phó giám đốc phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trao đổi ý kiến và rút kinh nghiệm với giáo viên về nội dung kiến thức, đổi mới phương pháp, sử dụng thiết bị dạy học, quản lý nề nếp lớp,...

Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp, ngay từ đầu năm học cần xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các chuyên đề về giờ lên lớp như: hội thảo đổi mới chương trình, đổi mới dạy học theo định hướng phân hóa, các tình huống ứng xử sư phạm, tổ chức dạy mẫu, tổ chức hội giảng. Cần chú ý khi xây dựng kế hoạch và tổ chức các chuyên đề, đề tài thiết thực đối với tình hình cụ thể của trung tâm, phải chuẩn bị chu đáo khi thực hiện từng chuyên đề đó.

(3) Chỉ đạo giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo định hướng phân hóa

Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học viên là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Nó có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động dạy và hoạt động học, củng cố và phát triển vốn tri thức của học viên đồng thời giáo dục phẩm chất, nhân cách cho người học, nhằm đi đến mục tiêu giáo dục. Vì vậy để quản lý được khâu này Giám đốc cần:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng tháng, giữa học kì, cả học kì, kiểm tra đột xuất.

Kiểm tra việc thực hiện tiến độ cho điểm, số lần điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Kiểm tra việc chấm, trả bài cho học viên. Kiểm tra việc học viên tự đánh giá học viên.

Kiểm tra học viên xếp loại cuối kì, cuối năm học theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo chương trình GDTX cấp THCS và THPT, [10].

1.4.3.3. Quản lý hoạt động học của người học theo định hướng phân hóa (1) Chỉ đạo giáo viên giám sát giờ truy bài

Giờ truy bài chỉ có 15 phút đầu buổi học nhưng lại rất quan trọng giúp HV ôn lại kiến thức, trao đổi những nội dung khó chưa hiểu, vì vậy Giám đốc cần chỉ đạo GVCN lớp kết hợp chặt chẽ với Đoàn trung tâm quản lý tốt giờ truy bài.

36

(2) Quản lý nền nếp giờ học chính khóa

Giờ học chính khóa có vai trò quyết định chất lượng học tập của học viên. Vì vậy, Giám đốc chỉ đạo giáo viên bộ môn trong giờ dạy học cần bao quát lớp, kiểm soát học viên, tránh để xảy ra tình trạng học viên bỏ tiết mà giáo viên không biết.

Ngoài các giờ học chính khóa các môn học, giờ sinh hoạt lớp là giờ học rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học viên. Vì vậy, giám đốc cần chỉ đạo GVCN soạn nội dung mỗi buổi sinh hoạt lớp cẩn thận, định hướng để các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu việc làm của địa phương.

(3) Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng trong việc tạo sân chơi giúp học viên vừa chơi vừa học tập thêm kỹ năng sống, giảm stress sau buổi học chính khóa căng thẳng. Vì vậy, giám đốc cần chỉ đạo Đoàn trung tâm phối hợp chặt chẽ với tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm để tạo sân chơi cho học viên.

(4) Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn người học kỹ năng tự học

Việc quản lý học viên học bài ở nhà rất quan trọng đối với học viên GDTX trong việc nâng cao chất lượng học tập của học viên và giờ học trên lớp. Vì vậy, Giám đốc cần chỉ đạo giáo viên bộ môn hướng dẫn học viên phương pháp tự học ở nhà, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nắm chắc tình hình học viên, phối hợp với gia đình học viên, gia đình học viên trọ học để quản lý tốt việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học viên.

1.4.3.4. Chỉ đạo xây dựng hồ sơ của giáo viên đáp ứng yêu cầu DHPH

Hồ sơ, sổ sách của giáo viên chính là giáo cụ trực quan phản ánh một cách khách quan kết quả chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp và việc thực hiện các quy chế về chuyên môn của giáo viên. Thông qua quản lý hồ sơ, Ban Giám đốc nắm chắc hơn các hoạt động chuyên môn của giáo viên và việc thực hiện các quy chế, nề nếp chuyên môn của giáo viên theo các yêu cầu đã đề ra.

Trong phạm vi hoạt động dạy của giáo viên, hồ sơ cần có: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, sổ bài soạn, sổ ghi điểm, sổ dự giờ, sổ tự bồi dưỡng chuyên môn,...

37

(1) Quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ.

(2) Có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ của giáo viên theo yêu cầu DHPH.

1.4.3.5. Chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu DHPH

Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn giúp giáo viên làm việc theo một sự thống nhất, có kế hoạch đồng thời sinh hoạt tổ chuyên môn là dịp để đội ngũ giáo viên trao đổi, học tập kinh nghiệm và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy. Vì vậy, để quản lý tốt sinh hoạt tổ chuyên môn Giám đốc cần:

(1) Chỉ đạo xây dựng và tổ chức tốt nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn. (2) Khuyến khích, cải tiến các nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng “nghiên cứu bài học” nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp theo định hướng phân hóa .

(3) Tạo được không khí dân chủ, bình đẳng, tích cực trong sinh hoạt tổ chuyên môn, nhằm phát huy trí tuệ tập thể.

(4) Tích cực xây dựng tạo thói quen chia sẻ kinh nghiệm dạy học phân hóa khi sinh hoạt tổ chuyên môn.

.4.3.6. Xây dựng văn hóa nhà trường hướng tới giá trị cốt lõi “dạy học theo định hướng phân hóa”

Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

Văn hóa tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt tạo nên “ưu thế cạnh tranh

của tổ chức. Văn hóa bên trong phải phù hợp với những nhu cầu của môi trường bên ngoài cũng như các chiến lược của tổ chức. Khi có sự phù hợp này, những thành viên của tổ chức sẽ có được sự cam kết cao độ để tổ chức đạt được kết quả hoạt động đáng mong muốn và tạo ra một tập thể vững mạnh, khó có thể bị tổ thương trước tác động của môi trường, [40, tr.43].

38

Giám đốc trung tâm cần lưu ý: song song với chương trình đào tạo chính khóa, văn hóa nhà trường là một “chương trình đào tạo ẩn”, nó chỉ lộ diện khi các chủ thể muốn nhận ra nó. Quản lý chương trình giáo dục trong nhà trường là quản lý cả chương trình nhà trường và "chương trình ẩn" hay "văn hóa nhà trường" . Vì nếu chỉ quản lý chương trình giáo dục trong nhà trường mà không quản lý "chương trình ẩn" hay "văn hóa nhà trường" thì không khác gì chúng ta chỉ quản lý phần "xác" mà thiếu mất phần "hồn".

Để xây dựng văn hóa nhà trường hướng tới giá trị cốt lõi “dạy học theo định hướng phân hóa”, Giám đốc trung tâm cần phải:

(1) Xây dựng được kế hoạch chiến lược theo định hướng phân hóa, trong đó phải xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cần hướng tới.

(2) Hiểu rõ ba tầng văn hóa của đơn vị mình, từ việc hiểu rõ sẽ giúp Giám đốc nắm bắt được tâm tư, tình cảm và quan điểm của nhân viên của mình, nhìn thấy các mâu thuẫn nảy sinh trong tổ chức để giải quyết nó kịp thời.

(3) Có các giải pháp đồng bộ để xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh

gắn với nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng “thương hiệu” của trung tâm để văn hóa nhà trường trở thành “văn hóa chất lượng”.

1.4.3.7. Sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu DH theo định hướng phân hóa

+) Sử dụng đội ngũ giáo viên thông qua việc phân công một cách khoa học, hợp lý về chuyên môn, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giảng dạy mang lại hiệu quả giáo dục cao.

+) Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là yêu cầu thường xuyên và liên tục, để cập nhật kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục... Nhận thức được tầm quan trọng đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 về việc “Ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường

39

xuyên” và ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho từng bậc học, cấp học. Để DHPH thành công Giám đốc cần:

(1) Có kế hoạch bồi dưỡng chung.

(2) Có chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng thực hiện DHPH cho GV như: kỹ năng chẩn đoán phân nhóm học viên, kỹ năng thiết kế bài soạn theo định hướng phân hóa, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy phù hợp với các nhóm HV, kỹ năng hướng dẫn học viên xây dựng kế hoạch học tập và tự lực thực hiện nhiệm vụ học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tân sơn phú thọ theo định hướng phân hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)