Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38)

3.3.1 Thuận lợi

Hiện nay, các chính sách của Nhà nước về hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện cho việc mở rộng và triển khai các

nghiệp vụ mới. Ngân hàng BIDV Chi nhánh Cần Thơ được thành lập và hoạt động trong thời gian tương đối dài nên đã tạo được chỗ đứng vững chắc và lòng tin của khách hàng.

Về vị trí: BIDV Cần Thơ đặt ngay trung tâm Thành phố Cần Thơ nên các

giao dịch giữa NH với khách hàng được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh

chóng. Thêm vào đó, những chương trình khuyến mại hay những thông tin NH đưa ra khách hàng dễ tiếp cận. Và tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn vốn từ

các tầng lớp dân cư, tổ chức. Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương đối với công tác tín dụng.

Về sản phẩm dịch vụ: các sản phẩm dịch vụ của BIDV rất phong phú và

đa dạng. Chi nhánh có nhiều chính sách thu hút khách hàng hấp dẫn tùy theo từng thời kỳ đặc biệt là các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ thanh toán, bảo lãnh…

Về tổ chức: Ban lãnh đạo tận tâm, nhanh nhạy với tình hình hoạt động

của NH. Đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực chuyên môn, trải qua quá trình công tác và làm việc chung đã tạo sự đoàn kết cao, sự kết hợp chặt chẽ giữa các

phòng ban và sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, tương trợ nhau trong công tác

nghiệp vụ, lề lối, tác phong làm việc chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ đã giúp BIDV Cần Thơ ngày càng phát triển.

3.3.2 Khó khăn

Vấn đề quản lý vĩ mô của Nhà nước: nhiều văn bản pháp luật, nghị định, thông tư ra đời rồi lại sữa đổi thường xuyên nhưng đến nay vẫn còn nhiều

bất cập không phù hợp với thực tiễn, chưa nhất quán với nhau, nổi bật nhất là vấn đề xử lý tài sản thế chấp, giải quyết các khoản nợ đống băng. Đặc biệt nhất là tình trạng thay đổi bất thường và diễn ra rất nhanh trong một thời gian ngắn của

lãi suất cơ bản, làm cho tình hình huy động vốn cũng như hoạt động cho vay của các ngân hàng nói chung đối với ngân hàng BIDV nói riêng xáo trộn.

Sự cạnh tranh của các dịch vụ thay thế: sự phát triển của thị trường

vốn, thị trường bảo hiểm và một số kênh huy động mới đang trở thành nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp về các sản phẩm, dịch vụ của NH.

Tổ chức tín dụng khác: trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có khoảng

50 tổ chức tín dụng hoạt động với 226 địa điểm có giao dịch ngân hàng. Chính vì

đều này làm tăng áp lực cạnh tranh cho ngân hàng BIDV Cần Thơ. Việc thu hút,

lôi kéo khách hàng hết sức gay gắt, bằng nhiều hình thức như: thủ tục đơn giản,

lãi suất cho vay thấp, lãi suất huy động cao… Sự tranh đua thu hút khách hàng giao dịch giữa các ngân hàng trong khu vực tạo ra sự ỷ lại, xem nhẹ nghĩa vụ

thanh toán nợ của một số khách hàng đối với ngân hàng. Đặc biệt là nhóm NH

nước ngoài với nhiều ưu thế và chất lượng dịch vụ, trình độ quản lý vượt trội nên dù thị phần nhỏ nhưng hiệu quả cao và khả năng thu hút khách hàng từ các NHTM trong nước ngày càng lớn.

Về khách hàng: BIDV Cần Thơ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, ý thức

chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý, thu hồi các món

nợ quá hạn của ngân hàng bị kéo dài, gặp nhiều rủi ro, từ đó gây cho hoạt động

kinh doanh yếu kém.

Có thể nói, ngân hàng nào cũng gặp khó khăn tuy nhiên chúng ta phải biết được chúng ta chưa hoàn thiện ở đâu và tìm những biện pháp khắc phục. Ngân

hàng BIDV Cần Thơ cũng không ngoại lệ, trong suốt thời gian qua ngân hàng đã quan tâm rất nhiều đến các khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động và đã có

định hướng phát triển vượt qua khó khăn. Tóm lại, BIDV Chi nhánh Cần Thơ tuy

không có nhiều thuận lợi nhưng những thuận lợi này đã góp phần không nhỏ

trong hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2011–2013)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn với

vai trò làm trung tâm cho việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu

nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội thì việc tạo lập vốn

cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Do đó, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế cũng như đảm bảo cho

hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả thì các ngân hàng phải chủ động tạo lập nguồn vốn, phải xác định nhu cầu về vốn cho nền kinh tế cũng như

trong khu vực quản lý của Chi nhánh. Nếu vốn huy động không đáp ứng đủ nhu

cầu cho vay thì Chi nhánh có thể đề xuất lên Hội sở xin cung cấp thêm vốn điều

chuyển. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động nên Chi nhánh càng hạn chế vốn điều chuyển từ hội sở chính càng tốt, nhằm đem lại

hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh. Bên cạnh đó, một ngân hàng muốn đứng

vững và hoạt động tốt thì trước tiên nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn để đảm

bảo hoạt động tín dụng được thuận lợi. Nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn điều

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của BIDV-Chi nhánh Cần Thơ (2011–2013)

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % VHĐ 1.081.029 53,85 1.480.530 64,15 1.819.926 83,84 399.501 36,96 339.396 22,92 VĐC 874.526 43,56 711.291 30,82 274.356 12,64 (163.235) (18,67) (436.935) (61,43) Vốn và các quỹ 51.926 2,59 116.257 5,03 76.429 3,52 64.331 123,89 (39.828) (34,26) Tổng cộng 2.007.481 100 2.308.078 100 2.170.711 100 300.597 14,97 (137.367) (5,96)

4.1.1Vốn huy động

Qua số liệu bảng 4.1 trên ta thấy, Ngân hàng đã có nhiều thành công trong

công tác huy động vốn kết quả tốc độ tăng vốn huy động điều tăng qua các năm

và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Cụ thể từ năm 2011,

vốn huy động đạt được là 1.081.029 triệu đồng, năm 2012 vốn huy động

1.480.530 triệu đồng tăng 202.959 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 36,96 % so với

năm 2011 và chiếm 64,15 % trong tổng nguồn vốn. Tuy tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011, 2012 vì vậy các khách hàng chọn cách gửi tiền vào ngân

hàng để tránh rủi ro thay vì đầu tư kinh doanh, do đó vốn huy động của chi nhánh tăng lên làm cho tổng nguồn vốn tăng. Ngoài ra, do Ngân hàng đã có được chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả. Cán bộ nhân viên tích cực làm việc tìm kiếm nhiều cơ hội hơn và huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, các

chương trình huy động của Ngân hàng ngày càng đa đạng và thu hút khách hàng

hơn như huy động quay số trúng thưởng hay các chương trình ưu đãi khi gửi tiết

kiệm vẫn được Chi nhánh ưu tiên thực hiện đồng thời Chi nhánh cũng điều chỉnh

lãi suất gửi tiết kiệm phù hợp hơn nhằm thu hút khách hàng cũng góp phần làm cho việc huy động vốn trở nên thuận tiện hơn và hiệu quả hơn. Năm 2013, tổng

nguồn vốn của Chi nhánh đạt 1.819.926 triệu đồng, tăng 339.396 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 22,92% chiếm tỷ trọng 83,84% trong tổng nguồn

vốn. Vốn huy động năm 2013 của chi nhánh tiếp tục tăng, nhưng do vốn điều

chuyển từ Hội sở và vốn, quỹ khác của chi nhánh giảm xuống nhiều hơn nên

tổng nguồn vốn trong năm giảm nhẹ.

4.1.2 Vốn điều chuyển

Trong quá trình hoạt động không phải lúc nào các Ngân hàng cũng đảm

bảo huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình. Chính vì thế mà nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn chủ yếu khi Ngân hàng thiếu vốn.

Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây giảm lợi nhuận. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này.

Nguồn vốn chuyển từ Hội sở nhằm bổ sung vốn đáp ứng nhu cầu thanh

khoản của Chi nhánh. Ngược lại với vốn huy động, vốn điều chuyển của ngân hàng giảm liên tục qua các năm với tốc độ nhanh hơn.Vốn điều chuyển của chi

nhánh giảm dần cụ thể năm 2012 vốn điều chuyển giảm 18,67 % so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm 61,43% so với năm 2012. Do việc huy động vốn

tại chỗ của Chi nhánh đạt hiệu quả cao nên lượng vốn điều chuyển từ Hội sở

giảm dần. Mặt khác, chi phí sử dụng nguồn vốn này cao hơn cho vốn huy động

nên Chi nhánh cũng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này. Thêm vào đó, nguồn vốn

các năm. Ngân hàng hạn chế sử dụng nguồn vốn này do chi phí sử dụng vốn cao hơn chi phí sử dụng vốn huy động.

Nguồn vốn Ngân hàng dần có sự thay đổi theo hướng vốn huy động tăng

dần, ngược lại vốn điều chuyển thì giảm dần đây là dấu hiệu tốt, do đó Ngân hàng cần phát huy hơn nữa vì sử dụng nguồn vốn điều chuyển tuy có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, nhưng chi phí sử dụng loại vốn này cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. Điều này còn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng không ngừng được nâng cao và giảm thiểu được chi phí khi phải sử dụng vốn điều chuyển góp phần thúc đẩy gia tăng được lợi nhuận khi sử dụng

nguồn vốn huy động này vào hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.1.3Vốn và các quỹ khác

Ngoài những nguồn vốn trên thì tổng nguồn vốn của NH còn được bổ

sung từ các nguồn khác gồm vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, quỹ dự

phòng, quỹ đầu tư phát triển,… Nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm dần qua các năm do việc huy động vốn tại chi nhánh đạt hiệu quả cao, đủ để đáp ứng

nhu cầu hoạt động của Ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CHUNG CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ NHÁNH CẦN THƠ

Ngân hàng BIDV Cần Thơ là một ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn, NH đã tạo được uy tín vững chắc và chiếm vị thế cao trong mắt khách hàng. Nằm ở trung tâm thành phố của tỉnh, ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn cho

nhiều hoạt đông đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng của ngân hàng, doanh thu từ

hoạt động này chiếm tỷ lệ trên 90%, chính vì vậy mà Chi nhánh không ngừng

nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện địa phương và nguồn vốn của Chi nhánh. Nhờ cho vay mà Ngân hàng tạo ra thu nhập chủ yếu để trả lãi tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí

kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này thường

mang tính rủi ro cao vì vậy cần phải quản lý hoạt động này một cách chặt chẽ

nhằm để hạn chế và giảm thiểu rủi ro. Để làm được đều này Ngân hàng phải đi

phân tích tình hình tín dụng các năm qua. Các chỉ tiêu được phân tích thường là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng và nợ xấu.

Bảng 4.2 Hoạt động cho vay chung của BIDV Cần Thơ (2011–2013)

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ

4.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản, trong một thời gian nhất định.

Sự tăng trưởng doanh số cho vay cũng thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động

tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động của Ngân hàng, doanh số cho

vay càng cao chứng tỏ Ngân hàng có thị phần hoạt động rộng, số lượng khách

hàng nhiều.

Nhìn vào bảng 4.2 qua 3 năm doanh số cho vay tăng giảm không ổn định.

Doanh số cho vay năm 2011 6.295.838 triệu đồng. Năm 2011, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu và trong nước hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng gặp nhiều khó khăn và có những tác động xấu đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh tín dụng với các NHTM trên địa bàn ngày càng gay gắt.

Năm 2012 là 5.558.369 triệu đồng giảm 737.496 triệu đồng tức giảm

11,71% so với năm 2011 sự giảm của chỉ tiêu này trong năm 2012 là do chính

sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ. Trong năm 2011, lạm phát tăng cao lên đến 17,5%/năm, vì vậy mà sang đến năm 2012 Chính phủ đã giảm trần lãi suất huy động xuống còn 11% nhằm mục đích kiềm chế lạm phát. Chính điều này làm giảm lượng tiền huy động của Ngân hàng, đồng thời tác động đến khả năng cho

vay của Ngân hàng. Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khảnăng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủđiều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu... Khi Ngân hàng muốn cho các doanh

nghiệp vay thì phải tính toán cân đối vốn và việc vay cũng khắt khe hơn. Chính

vì thế doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2012 đã giảm so với 2011.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 6.295.838 5.558.369 6.764.527 (737.469) (11,71) 1.206.158 21,70 DSTN 5.884.174 5.331.797 6.884.075 (552.377) (9,39) 1.552.278 29,11 DNCV 1.954.392 2.180.964 2.061.416 226.572 11,59 (119.548) (5,48) Nợ xấu 44.702 58.186 57.979 13.484 30,16 (207) (0,36)

Năm 2013, tình hình kinh tế tương đối ổn định doanh số cho vay đạt được

6.764.527 triệu đồng tăng 21,70% so với năm 2012. Thêm vào đó, một phần là do trong thời gian này, ngân hàng đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn nên doanh số cho vay

tăng lên. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm trong 2013 nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống thấp, phổ biến dưới 13%/năm đến cuối 2013. Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, với thủ tục vay vốn nhanh gọn, đơn giản và đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, BIDV cam kết xử lý khoản

vay trong thời gian tối đa là 04 ngày làm việc kể từ ngày BIDV nhận đủ hồ sơ

vay vốn hợp lệ. BIDV mong muốn với những nỗ lực không ngừng cùng những

giải pháp cụ thể sẽ góp phần san sẻ khó khăn của nền kinh tế nói chung và của khách hàng nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

4.2.2 Tình hình thu nợ

Thu nợ là hoạt động thường xuyên và không kém phần quan trọng trong

hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu này mà ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Nhưng chỉ tiêu doanh số thu nợ chỉ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)