Biện pháp nâng cao công tác thu hồi nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 94 - 97)

Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi, giám sát một cách chặt chẽ

quá trình sử dụng vốn của khách hàng nhất là đối với những thành phần chiếm tỷ

trọng cao trong tổng dư nợ là DNNN và DNNQD. Nếu phát hiện trường hợp

khách hàng không thực hiện đúng theo những điều kiện thoả thuận trong hợp đồng, hay sử dụng vốn vay sai mục đích, hay hoạt động kinh doanh có kết quả

xấu thì phải kiên quyết xử lý theo đúng luật đảm bảo khách hàng trả nợ cả gốc và lãi.

và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng trả khi đó

ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không được vượt quá chu kỳ

sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Trường hợp khi một công ty đứng trước cảnh phá sản và các khoản vay của công ty tại nhiều NH có nguy cơ trở thành nợ xấu, để giảm bớt thiệt hại cho các bên, các NH có liên quan có thể cùng nhau thỏa thuận và giải quyết.

Theo dõi và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường xuyên, đôn

đốc nhắc nhở khi khách hàng đến hạn trả nợ để đảm bảo cho việc thu hồi nợ đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất đối với tất cả

các Ngân hàng chính là hoạt động cho vay. Thêm vào đó, hoạt động cho vay cho

thấy qui mô phát triển kinh tế của NH thông qua doanh số cho vay, doanh số thu

nợ, dư nợ… Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhửng rủi ro này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân

khác nhau. Để hoạt động kinh doanh ổn định phát triển, đảm bảo có hiệu quả nhưng hạn chế rủi ro trước tiên thông qua việc phân tích cho vay là mục tiêu không thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của tất cả các NH. Là Chi nhánh của BIDV, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay không ngừng đổi mới nhằm thích nghi ngày càng cao với thị trường đang trên đà phát triển cũng như phối hợp đồng bộ với hệ thống Ngân

hàng quốc gia.

Qua phân tích cho ta thấy, lợi nhuận của ngân hàng giảm qua 2 năm

(2011-2012) nhưng lại tăng mức ấn tượng vào năm 2013. Thu nhập và chi phí của ngân hàng đều giảm, nhưng thu nhập giảm nhiều hơn chi phí nên làm lợi

nhuận của ngân hàng tăg giảm theo. Mặc dù vậy, lợi nhuận của ngân hàng luôn

dương, ngân hàng đã hoạt động có lãi. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Cần Thơ đã hoạt động khá tốt về việc huy động

cũng như trong cho vay và thu nợ đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng, bên cạnh đó

vẫn còn nhiều hạn chế nhưng cũng không đáng kể, NH cũng đã làm tốt nhiệm vụ

của cấp trên giao và làm đúng vai trò của mình đối với chính sách phát triển của địa phương.

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh cũng tăng qua các năm, doanh số thu

nợ, doanh số dư nợ cũng tăng, còn nợ xấu thì bất kỳ NH nào cũng gặp phải.

Trong những năm qua, nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ xấu trên

dư nợ tăng nhưng vẫn thấp điều này cho thấy hiệu quả tín dụng của NH là rất

cao. Nhìn chung tỉ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ luôn được giữ ở trong mức cho

phép, các hệ số đánh giá rủi ro tín dụng ở mức khá tốt. Đây là một tín hiệu đáng

mừng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Bởi vì ngân hàng đã áp dụng chính sách quản lý tín dụng chặt chẽ, quy trình thẩm định cho vay ngày càng có hiệu quả hơn nhờ đó mà loại bỏ được một số khách hàng làm ăn kém

hiệu quả và giữ quan hệ tốt với những khách hàng lâu năm và có uy tín với Ngân

cạnh tranh gay gắt, kinh tế khó khăn, sự thay đổi của các chính sách kinh tế nhưng BIDV Cần Thơ đã thực hiện các biện pháp kịp thời có hiệu quả, giúp nâng

cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 94 - 97)