Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Bảng 4.13 Nợ xấu theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013)

Đvt: Triệu đồng

NỢ XẤU 2011 2012 2013

2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp Nhà nước 1.386 301 1.120 (1.085) (78,28) 819 272,09

DN ngoài quốc doanh 9.033 30.278 42.443 21.245 235,19 12.165 40,18

Cá thể 34.283 27.607 14.416 (6.676) (19,47) (13.191) (47,78)

Khác - - - - -

Theo thành phần kinh tế 44.702 58.186 57.979 13.484 30,16 (207) (0,36)

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ

Doanh nghiệp Nhà nước: nợ xấu của DNNN giảm đáng kể qua các năm,

cụ thể năm 2011 là 1.3886 triệu đồng, đến năm 2012 là 301 triệu đồng tiếp tục

và không phát sinh thêm, chất lượng tín dụng đã được nâng cao một cách đáng kể đổng thời cũng do NH đã hạn chế cho vay thành phần này. Bước sang năm 2013,

nợ xấu lại tăng 1.120 triệu đồng, tương ứng tăng 272,09% so với năm 2012, tình hình kinh tế đang dần hồi phục. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại những bất cập gây

thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế. DNNN không có

khả năng thanh toán các món vay đã quá hạn và không đủ điều kiện cấp tín dụng để tiếp tục hoạt động kinh doanh nên nợ xấu trong năm tăng.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2011 nợ xấu của DNNQD là 9.033 triệu đồng, do trong các năm vừa qua các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

làm việc có hiệu quả, nhà nước cũng ưu đãi với loại hình doanh nghiệp này nên nợ xấu từ đó cũng giảm theo. Đến năm 2012, nợ xấu của DN ngoài quốc doanh

lại tăng lên 30.278 triệu đồng tăng 21.245 triệu đồng tương ứng tăng 235,19%.

Nguyên nhân, do thị trường bất động sản đóng băng, chính phủ thu hẹp đầu tư

công và không phải doanh nghiệp nào muốn vay theo chính sách hỗ trợ lãi suất

cũng đều được mà phải tuân thủ các điều kiện của ngân hàng đưa ra, đồng thời

do kinh doanh không hiệu quả nên một số doanh nghiệp mất khả năng trả nợ nên dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng mạnh. Năm 2013 là 42.443 triệu đồng, tăng tương ứng 40,18%, tăng một phần do nợ xấu của năm trước đó chuyển sang, một phần

do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, chưa khắc phục được khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định nên chưa có nguồn thu trả nợ cho Ngân

hàng.

Cá thể: nợ xấu qua 3 năm có xu hướng giảm dần năm 2011 là 34.283 triệu đồng, năm 2012 là 27.607 triệu đồng, tương ứng giảm 19,47% so với năm 2011, năm 2013 là 14.416 triệu đồng, giảm 13.191 triệu đồng (giảm 47,78%) do

với cùng kỳ năm 2012. Do năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn nên thành phần

kinh tế này không có khả năng trả nợ đúng hạn nên nợ xấu cao. Sang năm 2012,

2013 nợ xấu giảm do Ngân hàng đã chú trọng công tác thu nợ nên nợ xấu có

phần được cải thiện.

Thành phần kinh tế khác: đây là thành phần kinh tế không có nợ xấu ở

Ngân hàng, với hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cùng với chính sách ưu đãi để tìm kiếm khách hàng của Ngân hàng đã giúp cho thành phần

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ Hình 4.7 Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế của BIDV (2011-2013)

Nợ xấu cho vay DNNQD có tỷ trọng tăng mạnh là dấu hiệu không tốt đối

với thành phần này tuy nhiên cho vay nhiều nhất nên nợ xấu cao là điều có thể

chấp nhận. Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế có sự thay đổi, nếu như năm

2011 nợ xấu cá thể chiếm tỷ trọng cao thì sang những năm tiếp theo chiếm tỷ

trọng thấp nhất trong tổng nợ xấu. Có sự thay đổi này là do hoạt động gặp khó khăn, lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay của cá nhân nên làm cho nợ xấu cá thể tăng mạnh trong thời gian qua.

3,10% 20,21% 76,69% 2011 0,52% 52,04% 47,45% 2012 1,93% 73,20% 24,86% 2013 DNNN DNNQD Cá thể Khác

4.3.4.3 Nợ xấu theo ngành ngh kinh tế

Bảng 4.14 Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013)

Đvt: Triệu đồng NỢ XẤU 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Công nghiệp 499 27.093 1042 26.594 5329,46 (26.051) (96,15) Nông nghiệp - 3.780 372 3.780 - (3.408) (90,16) Xây dựng 7.599 4.303 18.190 (3.296) (43,37) 13.887 322,73 Thương nghiệp - Dịch vụ 36.604 22.520 27.072 (14.084) (38,48) 4.552 20,21 Thành phần khác - 490 11.303 490 - 10.813 2206,73 Theo ngành nghề kinh tế 44.702 58.186 57.979 13.484 30,16 (207) (0,36)

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ

Công nghiệp: dựa vào bảng số liệu, ta có thể thấy rằng nợ xấu của ngành

này vào năm 2011 là rất thấp 499 triệu đồng, do ngành công nghiệp được đẩy

mạnh phát triển nhờ trong thời gian qua thành phố Cần Thơ thu hút được nhiều

sự đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động tốt, đặc biệt là công nghiệp chế biến xuất

khẩu nên có hiệu quả trả nợ khá tốt. Đến năm 2012, nợ xấu ở ngành này lại tăng

lên rất cao, tăng tới 26.594 triệu đồng, tức là đã tăng lên tới 5.329,45% so với năm 2011, chiếm tới 46,56% tổng nợ xấu. Mặc dù, các doanh nghiệp đã cố gắng

cải thiện tình hình của chính mình nhưng do kinh tế khó khăn, thu nhập khu dân cư còn thấp các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này chịu nhiều rủi ro, kết quả kinh doanh không như mong đợi từ đó mà các khoản vay trước đó đến nay không

thể trả làm cho nợ xấu năm 2012 tăng cao. Thêm vào đó, khó khăn trong việc

tiêu thụ làm cho khả năng trả nợ của các doanh nghiệp hạn hẹp dẫn đến nợ xấu tăng cao đột biến. Sang năm 2013, nợ xấu công nghiệp cũng giảm đáng kể

26.051 triệu đồng, tương ứng giảm 96,15% do cán bộ tín dụng theo dõi, nhắc nhở

khách hàng trả nợ đúng hạn, không để tình trạng nợ xấu xảy ra và chỉ cho vay đối

với những khách hàng có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ.

Nông nghiệp: Cụ thể năm 2011 do điều kiện thuận lợi cho sản xuất các

ngành nông nghiệp làm cho người nuôi trồng thuỷ sản không trả được nợ (đang vay và đã vay trong quá khứ) vì đầu ra sản phẩm tiêu thụ tốt nên các khoản nợ

xấu đã được thu hồi hoặc đã được xử lý nên gần như đã được giải quyết hết và không phát sinh nợ xấu mới. Năm 2012, nợ xấu là 3.780 triệu đồng với thất thường của thời tiết đã gây hại không ít cho người dân. Ngoài ra, trong lĩnh vực

nông nghiệp tăng lên. Tiếp đến năm 2013, giảm 90,16% so với cùng kỳ năm

2012, tình hình sản xuất các lĩnh vực nông nghiệp có bước khả quan, sản xuất có

lãi và trả nợ cho Ngân hàng cùng với khả năng thu hồi nợ tốt cũng như hỗ trợ người dân cùng Ngân hàng vượt qua khó khăn của cán bộ tín dụng đã làm cho nợ

xấu trong năm giảm xuống. Mặc dù có nợ xấu nhưng ngân hàng đã kịp thời kiểm soát và xử lý, đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Xây dựng: Năm 2012, nợ xấu của ngành xây dựng giảm 126.370 triệu đồng, tương ứng đã giảm đi 31,00% so với năm 2011và năm 2013, nợ xấu của ngành tăng 9,63% so với năm 2012. Do thành phố Cần Thơ là trung tâm của đồng bằng song Cửu Long với vị thế thuận lợi, thu hút nhiều nhà đầu tư nên

nhiều khu đô thị được xây dựng, nhiều cơ hội phát triển, các doanh nghiệp vay

vốn để đầu tư xây dựng, tiềm năng xây dựng lớn, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhiều nhà đầu tư tạo sự tăng trưởng cho

nền kinh tế địa phương, các doanh nghiệp đã và đang từng bước vượt qua khó khăn, kinh doanh có hiệu quả nên có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời,

nhân viên tín dụng của Ngân hàng đã hoàn thành tốt công tác thu nợ nên nợ xấu

của ngành xây dựng đã giảm qua các năm.

Thương nghiệp-dịch vụ: năm 2011, nợ xấu của ngành chiếm tới 36.604 triệu đồng tổng nợ xấu do tình hình kinh tế chuyển biến tiêu cực làm cho hoạt động cho vay thương nghiệp và dịch vụ bị giảm về quy mô, trong khi Ngân hàng siết chặt công tác thu nợ làm cho dư nợ nói chung nợ xấu của ngành nói riêng.

Đến năm 2012, giảm 22.520 triệu đồng (tương ưng giảm 38,48%) so với năm

2011, do doanh nghiệp hoạt động trong ngành này có chuyển biến tích cực, kinh

doanh có nhiều thuận lợi do thành phố Cần Thơ chính thức là đô thị loại 1 nên tình hình kinh tế thành phố có sự thay đổi tốt; làm cho công tác thu nợ dễ dàng

hơn đã làm cho nợ xấu của ngành giảm đáng kể. Bước tiếp đến năm 2013 việc

mở rộng quy mô tín dụng ngành thương mại và dịch vụ này trong năm đã không phù hợp nên doanh số cho vay giảm, một số khoản vay năm trước không thu hồi được nợ dẫn đến nợ xấu của năm tăng nhanh 20,21% so với năm 2012. Nợ xấu

của ngành thương mại và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, vì thế trong thời gian tới để phát triển sản phẩm cho vay với ngành thương mại và dịch vụ đạt kết quả cao và an toàn thì Ngân hàng cần quan tâm đến biến động tăng nợ xấu của ngành.

Thành phần khác: đây là thành phần có doanh số cho vay khá thấp và cũng là ngành có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất của ngân hàng, nợ xấu của các thành phần khác vào năm 2011 đều không có, đến năm 2012, nợ xấu của ngành là 490 triệu đồng, chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ và không đáng kể. Sang năm 2013, nợ xấu tăng 10.813 triệu đồng, tương ứng tăng 2206,73% do việc mở rộng cho vay sang

hàng, cộng với tình hình kinh tế khó khăn những năm qua của nền kinh tế (biến động tỷ giá, lạm phát,…) đã tác động cho nợ xấu của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm.

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ

Hình 4.8 Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của BIDV (2011-2013) Xét về nợ xấu về ngành kinh tế, ta thấy nợ xấu thuong nghiệp dịch vụ có

tỷ trọng lớn nhất và không ngừng tăng qua từng năm. Do trong thời gian này chủ trương của thành phố là phát triển lĩnh vực này trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của Cần Thơ, đồng hành cùng chính sách đó Chi nhánh hỗ trợ cho vay đối ngành này nên tỷ trọng dư nợ trong thời gian qua tăng cao. Nhưng do

tình hình khó khăn của thị trường là ảnh hưởng đến hoạt động của ngành nên tỷ

1,12% 17,00 % 81,88 % 2011 46,56 % 6,50% 7,40% 38,70 % 0,84% 2012 1,80% 0,64% 31% 46,69% 19,49% 2013 Công nghiệp Nông nghiệp Xây dựng Thương nghiệp-dịch vụ Thành phần khác

nợ xấu lĩnh vực này giảm. Chi nhánh cần tập trung quản lý cân nhắc đến việc đầu tư vào lĩnh vực có nợ xấu có khuynh hướng tăng.

4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 4.4.1 Phân tích tình hình hoạt động cho vay 4.4.1 Phân tích tình hình hoạt động cho vay

4.4.1.1 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợBảng 4.15 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ từ năm 2011-2013 Bảng 4.15 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ từ năm 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Nợ xấu 44.702 58.186 57.979 Dư nợ 1.954.392 2.180.964 2.061.416 Nợ xấu/dư nợ (%) 2,29 2,67 2,81

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ

Nợ xấu là vấn đề khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của

bất kỳ Ngân hàng nào. Điều đáng quan tâm hơn hết là làm thế nào để giữ tỷ lệ

này ở mức chấp nhận được nhằm đảm bảo sự an toàn cho NH. Tỷ lệ nợ xấu trên

dư nợ càng cao thể hiện hiệu quả tín dụng càng kém. Tỷ lệ này thể hiện hiệu quả

tín dụng tại NH có nợ xấu nhiều hay ít. Bên cạnh đó, tỷ lệ này còn phản ánh kết

quả hoạt động kinh doanh của NH nói chung, hiệu quả của công tác tín dụng nói

riêng.

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ này vẫn còn nằm trong phạm vi cho phép của Ngân hàng Nhà nước

(<3%). Chỉ số này năm 2011 là 2,29%, đến năm 2012 là 2,67%, sự gia tăng này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ngày càng cao. Trong tình hình kinh tế khó

khăn thì tỷ lệ xấu vẫn có thế sẽ gia tăng, Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ nợ xấu, tăng cường giám sát quy trình từ cho vay đến thu hồi nợ. Bên cạnh đó năm 2012,

do kinh tế suy giảm thịtrường bất động sản đóng băng, Chính phủ thu hẹp đầu tư

công nên chỉ tiêu này tăng lên. Sang năm 2013, chỉ số này là 2,81% tăng gần

1,05 lần so với năm 2012, đó là do công tác thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhiều khoản nợ đến kỳ hạn trả và các khoản nợ quá hạn chưa tìm được

nguồn trả nợ do ảnh hưởng của thời kỳ kinh tế khó khăn. Thêm vào đó, đây là tín

hiệu xấu cho Chi nhánh, việc đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cần được xem xét kỹ càng hơn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, gia tăng nợ xấu. Mặt

khác, Ngân hàng cho khách hàng gia hạn nợ do kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ

lệ nợ xấu trên dư nợ không vượt quá quy định, chứng tỏ ngân hàng đã có biện

này cũng là xu hướng chung của các NH trên địa bàn Cần Thơ nói riêng và toàn

hệ thống NH nói chung trước tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay.

4.4.1.2 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Bảng 4.16 Vòng quay vốn tín dụng từ năm 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh số thu nợ 5.884.174 5.331.797 6.884.075 Dư nợ bình quân 1.692.065 2.006.693 2.109.754 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,48 2,66 3,26

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ

Vòng quay vốn tín dụng được xem như là mức độ để đánh giá tính hiệu quả

trong kinh doanh của Chi nhánh. Với số vốn huy động trong cùng một thời gian,

số lãi được trả cố định trong một tháng hay một năm, ngân hàng nào có số vòng quay vốn cao sẽ mang lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, chỉ tiêu này đo lường tốc độ

luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay của NH là nhanh hay chậm.

Dư nợ bình quân tăng trưởng qua các năm kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng dần. Do đó, vòng quay vốn tín dụng cũng ngày càng đươc cải thiện hơn.

Vòng quay vốn tín dụng trong năm 2011 là 3,48 vòng, năm 2012 là 2,66 vòng và

năm 2013 là 3,26 vòng. Nhìn chung vòng quay vốn tăng qua các năm chứng tỏ

hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả. Điều này cho thấy trong những năm tới lượng vốn trong ngân hàng luôn luân chuyển và mang lại lợi nhuận cho

ngân hàng. Kết quả này cho thấy khả năng luân chuyển vốn của Chi nhánh tốt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, đồng vốn của Chi

nhánh ổn định qua các năm, khả năng luân chuyển vốn tốt, vòng quay vốn tín

dụng tăng ổn định làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đây là dấu hiệu tốt trong công tác thu nợ của Ngân hàng cũng như việc đẩy nhanh vòng quay vốn để tái đầu tư tạo lợi nhuận cho NH. Nguyên nhân là do khách hàng vay vốn có được lợi nhuận cũng như nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng làm cho công tác thu nợ của Ngân hàng đạt kết quả cao, doanh số thu nợ tăng mạnh hơn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 70)