Bảng 4.17 Hệ số thu nợ từ năm 2011-2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh số thu nợ 5.884.174 5.331.797 6.884.075
Doanh số cho vay 6.295.838 5.558.369 6.764.527
Doanh số thu nợ/doanh số cho vay (%) 93,46 95,92 101,77
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Hệ số thu nợ đánh giá công tác thu hồi vốn của Ngân hàng. Hệ số này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ càng tốt.
Nhìn chung, chỉ số DSTN/DSCV tăng qua các năm. Năm 2011 chỉ số này là 93,46% đến năm 2012 là 95,92 % và sang năm 2013 chỉ số này là 101,77%.
Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng tốt và hoạt động
dần dần đã đi vào ổn định. Năm 2013, sở dĩ doanh số thu nợ/doanh số cho vay tăng đột biến là do các khoản cho vay của ngân hàng đã đến hạn thu nợ, công tác
thu nợ của ngân hàng nhiều thuận lợi, tuy nợ xấu còn nhiều nhưng doanh số thu
nợ đạt mức cao. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ có tốc độ tăng cao hơn doanh số
cho vay nên chỉ số này trong năm 2013 đạt mức khá cao. Tuy chỉ số này qua 3
năm tăng giảm nhưng ở mức dao động nhẹ không đáng kể qua đó thấy được hoạt động thu hồi nợ của NH đạt hiệu quả khá cao. Mặc dù nền kinh tế còn những
biến động, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động thu
hồi nợ của NH, tuy nhiên bằng những cố gắng, quyết tâm các cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã làm rất tốt công tác thu nợ. Để đảm bảo việc kinh doanh của Ngân
hàng trong thời gian tới an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng cần đẩy mạnh công
tác thu nợ nhưng trước đó là phải làm tốt khâu thẩm định khách hàng cũng như
lựa chọn lĩnh vực kinh doanh ít gặp biến động trong từng giai đoạn của nền kinh
tế.
Nhìn chung, công tác thu nợ của Chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013
được thực hiện tốt, Chi nhánh cần nỗ lực và phát huy hơn nữa, phối hợp giữa
4.4.1.4 Hệ số năng lực cho vay
Bảng 4.18 Hệ số năng lực của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013)
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
Dư nợ Triệu đồng 1.954.392 2.180.964 2.061.416
Tổng tài sản Triệu đồng 2.007.481 2.308.078 2.170.711
Hệ số năng lực % 97,35 94,50 94,97
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Qua bảng số liệu trên, ta thấy chỉ số này khá cao và tăng giảm khá đồng đều qua các năm. Từ đó, cho ta thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động
cho vay và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản đầu tư, ngân hàng sử dụng hơn
60% tổng tài sản của mình để cho vay. Hệ số năng lực năm 2012 (94,50%) đã giảm so với năm 2011, dù xét về số tuyệt đối, thì cả hai khoản mục dư nợ cho
vay, cho thuê khách hàng và tổng tài sản đều lớn hơn năm 2011, điều này được lý
giải là do tốc độ tăng củadư nợ cho vay và cho thuê là 11,60%, thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản là 14,97%, chính vì thế hệ số năng lực vào năm 2012 là thấp hơn 2011. Nhưng đến năm 2013, hệ số này đã tăng lên 94,97%, việc tăng hệ số
này do tốc độ giảm của dư nợ cho vay tương ứng với tốc độ giảm của tổng tài sản. Chỉ số năng lực cho vay của ngân hàng tuy tăng không nhiều trong giai đoạn này nhưng vẫn ở mức cao là dấu hiệu không tốt cho khả năng thanh khoản của
ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều rủi ro, việc thu nợ của
khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng... nên khoản mục
tín dụng được xem là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong các loại tài sản
của ngân hàng.So với mặt bằng chung của các ngân hàng thì tỷ lệ này của BIDV vẫn rất cao.
4.4.1.5 Hệ số thanh khoản
Bảng 4.19 Hệ số thanh khoản của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013)
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
Tài sản thanh khoản Triệu đồng 27.420 34.510 31.478
Vay ngắn hạn Triệu đồng - - -
Vốn tiền gửi Triệu đồng 1.081.029 1.480.530 1.819.926
Hê số thanh khoản % 2,54 2,33 1,73
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Rủi ro do ngân hàng thiếu nguồn ngân quỹ đáp ứng nhu cầu rút tiền của
người gửi tiền. Chỉ số đo lường khả năng thanh khoản càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của ngân hàng càng tốt. Qua bảng 4.19 cho thấy, những năm vừa qua ngân hàng đã duy trì mức độ thanh khoản khá tốt, đảm bảo an toàn cho nhu cầu rút tiền của khách hàng, tuy hệ số này có giảm nhưng vẫn đảm bảo được an
toàn. Cụ thể năm 2011 hệ số rủi ro thanh khoản chiếm 2,54% đến năm 2012 hệ
số này có xu hướng giảm còn 2,33% và tiếp tục giảm vào 2013 (1,73%). Chứng
tỏ Ngân hàng đang gia tăng đầu tư nhiều vào cho vay và đánh đổi giữa rủi ro
cùng lợi nhuận. Để phát huy kết quả đạt được, NH cần hoạch định những chiến
lược và quản trị thanh khoản tốt hơn, nhằm tránh biến động khi KH ồ ạt rút tiền
và đáp ứng được nhu cầu thanh toán của KH khi cần thiết. Vì Ngân hàng cân nhắc và xem xét kỹ những khách hàng không có uy tín để đảm bảo chất lượng
trong tín dụng, hạn chế nợ xấu như các Ngân hàng khác. Qua chỉ tiêu phân tích ta thấy BIDV Cần Thơ có khả năng thanh khoản tốt, mặc dù gia tăng cho vay nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản cho Ngân hàng. Ngân hàng BIDV Cần Thơ rất khắc khe trong thẩm định cho vay để tránh khả năng mất vốn.
Khi NH thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Hệ số thanh khoản càng thấp càng khiến cho NH
có nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu giữ mức tài sản thanh khoản lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của NH.