Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013)
Đvt: Triệu đồng DSCV 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Công nghiệp 4.173.220 3.657.226 4.070.466 (515.994) (12,36) 413.240 11,30 Nông nghiệp 145.273 335.854 541.185 190.581 131,19 205.331 61,14 Xây dựng 882.671 328.406 685.485 (554.265) (62,79) 357.079 108,73 Thương nghiệp - Dịch vụ 1.094.674 1.218.563 506.261 123.889 11,32 (712.302) (58,45) Thành phần khác - 18.320 961.130 18.320 - 942.810 5146,34 Theo ngành nghề kinh tế 6.295.838 5.558.369 6.764.527 (737.469) (11,71) 1.206.158 21,70
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Qua bảng 4.5 doanh số cho vay biến đổi liên tục dẫn đến doanh số cho vay
theo ngành nghề cũng thay đổi theo chiều hướng tăng giảm khác nhau.
Công nghiệp: qua bảng số liệu ta thấy, DSCV của BIDV Cần Thơ đối với
ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành. Năm 2011 là
4.173.220 triệu đồng, năm 2012 là 3.657.226 triệu đồng giảm 515.994 triệu đồng (tương ứng giảm 12,36%), năm 2013 tăng 413.240 triệu đồng tăng tương ứng
11,30%. Nguyên nhân do chính quyền địa phương đã có những chính sách hỗ trợ
các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nên mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Doanh nghiệp cũng mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và nhu cầu vốn là không tránh khỏi. Thêm vào đó, bản thân NH cũng đưa ra những sản
phẩm hấp dẫn, hỗ trợ nhóm khách hàng này, đánh đúng tâm lý của khách hàng.
Nông nghiệp: Đối với ngành nông nghiệp, doanh số cho vay lĩnh vực này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế.
Doanh số cho vay nông nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng liên tục từ năm
2011–2013. Năm 2011 đạt được 145.273 triệu đồng, năm 2012 tăng 190.581 triệu đồng tương ứng tăng 131,19% so với năm 2011, năm 2013 541.185 triệu đồng tăng 61,14% so với năm 2012. Nước ta là một trong những nước xuất khẩu
tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng để đầu tư về mặt công nghiệp để hỗ
trợ hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, nâng suất. Ngân hàng đã triển
khai và có những biện pháp để đưa được nguồn vốn đầu tư cho ngành này. Mặt khác, NH tập trung đầu tư vào các ngành trọng điểm của thành phố vì vậy mà tỷ
trọng cho vay đối với ngành Nông nghiệp thấp qua các năm.
Xây dựng:năm 2011 DSCV đạt được 882.671 triệu đồng cao nhất trong 3 năm trở lại đây do từ khi Cần Thơ trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương
thì nhu cầu xây dựng của thành phố cũng tăng cao. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó NH đẩy mạnh cho vay đối với ngành này nên doanh số cho vay chiếm tỷ trọng
tương đối cao trong tổng doanh số cho vay tại Chi nhánh qua các năm. Năm 2012
giảm mạnh 328.406 triệu đồng giảm 62,79% so với năm 2011 nguyên nhân của
sự sụt giảm này là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn và do sự chuyển đổi cơ cấu cho vay của Ngân hàng sang những ngành nghề khác nên doanh số cho vay ngành giảm xuống. Ngoài ra, do trong năm này doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh do thị trường bất động sản trầm lắng, nhu cầu mua nhà của người dân giảm dẫn đến khả năng trả nợ là không cao;
thêm vào đó là việc hạn chếcho vay đối với lĩnh vực này của NHNN. Sang năm
2013, doanh số cho vay tăng 685.485 triệu đồng, tương ứng tăng 108,73% cho
thấy khi nền kinh tế trong năm này đang dần bình ổn thì nhu cầu về vay vốn lại tăng trưởng nhanh chóng.
Thương nghiệp-dịch vụ: Nhìn vào bảng số liệu, từ năm 2011-2012 DSCV của ngành này tăng đáng kể cụ thể năm 2011 là 1.094.674 triệu đồng, năm 2012 là 1.218.563 tăng 123.889 triệu đồng, tương ứng tăng 11,32%. Khoản đầu
tư của NH vào lĩnh vực này nhiều là do địa bàn hoạt động là nơi tập trung đông dân cư và trung tâm thương mại, đồng thời NH đã bám sát theo sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, ngành thương nghiệp
dịch vụ là ngành mang lại nhiều lợi nhuận và ít rủi ro hơn so với các ngành khác. Mặt khác, đây cũng là một trong những ngành có tiềm năng phát triển trong
tương lai nên ngày càng có nhiều người đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng sang năm 2013, giảm mức ấn tượng chỉ còn 506.261 triệu đồng giảm chiếm hơn 58%
so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân do nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển ngành này không phù hợp với tình hình kinh tế trong năm,
khách hàng chuyển sang lĩnh vực khác để tạo nhiều lợi nhuận hơn.
Thành phần khác: bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay các cán bộ công nhân viên mua nhà, mua xe. Đặc biệt, năm 2013 doanh số cho vay tăng
5146,34% một con số ấn tượng cho thấy nhu cầu về vốn của khách hàng cũng ngày càng đa dạng.
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Hình 4.2 Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế của BIDV (2011-2013)
Xem xét cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Chi nhánh, cho thấy
tỷ trọng cho vay Công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng trong tổng doanh số
cho vay. Do phần lớn Chi nhánh cho vay với các doanh nghiệp ngành này. Đối
với cho vay tiêu dùng có tỷ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm là do cho vay lĩnh vực này phục vụ khách hàng cá nhân nhỏ lẻ nên doanh số cho vay chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay, đồng thời chính sách đầu tư tín dụng của Chi nhánh là ưu tiên phục vụ sản xuất kinh doanh nên tỷ trọng lĩnh vực này suy giảm. 66,29% 2,31% 14,02% 17,39% 0% 2011 65,08% 6,04% 5,91% 21,92% 0,33% 2012 60,17% 8,00% 10,13% 7,48% 14,21% 2013 Công nghiệp Nông nghiệp Xây dựng Thương nghiệp-Dịch vụ Thành phần khác