4.4.1 Phân tích tình hình hoạt động cho vay
4.4.1.1 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợBảng 4.15 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ từ năm 2011-2013 Bảng 4.15 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ từ năm 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Nợ xấu 44.702 58.186 57.979 Dư nợ 1.954.392 2.180.964 2.061.416 Nợ xấu/dư nợ (%) 2,29 2,67 2,81
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Nợ xấu là vấn đề khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của
bất kỳ Ngân hàng nào. Điều đáng quan tâm hơn hết là làm thế nào để giữ tỷ lệ
này ở mức chấp nhận được nhằm đảm bảo sự an toàn cho NH. Tỷ lệ nợ xấu trên
dư nợ càng cao thể hiện hiệu quả tín dụng càng kém. Tỷ lệ này thể hiện hiệu quả
tín dụng tại NH có nợ xấu nhiều hay ít. Bên cạnh đó, tỷ lệ này còn phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh của NH nói chung, hiệu quả của công tác tín dụng nói
riêng.
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ này vẫn còn nằm trong phạm vi cho phép của Ngân hàng Nhà nước
(<3%). Chỉ số này năm 2011 là 2,29%, đến năm 2012 là 2,67%, sự gia tăng này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ngày càng cao. Trong tình hình kinh tế khó
khăn thì tỷ lệ xấu vẫn có thế sẽ gia tăng, Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ nợ xấu, tăng cường giám sát quy trình từ cho vay đến thu hồi nợ. Bên cạnh đó năm 2012,
do kinh tế suy giảm thịtrường bất động sản đóng băng, Chính phủ thu hẹp đầu tư
công nên chỉ tiêu này tăng lên. Sang năm 2013, chỉ số này là 2,81% tăng gần
1,05 lần so với năm 2012, đó là do công tác thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhiều khoản nợ đến kỳ hạn trả và các khoản nợ quá hạn chưa tìm được
nguồn trả nợ do ảnh hưởng của thời kỳ kinh tế khó khăn. Thêm vào đó, đây là tín
hiệu xấu cho Chi nhánh, việc đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cần được xem xét kỹ càng hơn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, gia tăng nợ xấu. Mặt
khác, Ngân hàng cho khách hàng gia hạn nợ do kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ
lệ nợ xấu trên dư nợ không vượt quá quy định, chứng tỏ ngân hàng đã có biện
này cũng là xu hướng chung của các NH trên địa bàn Cần Thơ nói riêng và toàn
hệ thống NH nói chung trước tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay.
4.4.1.2 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Bảng 4.16 Vòng quay vốn tín dụng từ năm 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh số thu nợ 5.884.174 5.331.797 6.884.075 Dư nợ bình quân 1.692.065 2.006.693 2.109.754 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,48 2,66 3,26
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Vòng quay vốn tín dụng được xem như là mức độ để đánh giá tính hiệu quả
trong kinh doanh của Chi nhánh. Với số vốn huy động trong cùng một thời gian,
số lãi được trả cố định trong một tháng hay một năm, ngân hàng nào có số vòng quay vốn cao sẽ mang lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, chỉ tiêu này đo lường tốc độ
luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay của NH là nhanh hay chậm.
Dư nợ bình quân tăng trưởng qua các năm kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng dần. Do đó, vòng quay vốn tín dụng cũng ngày càng đươc cải thiện hơn.
Vòng quay vốn tín dụng trong năm 2011 là 3,48 vòng, năm 2012 là 2,66 vòng và
năm 2013 là 3,26 vòng. Nhìn chung vòng quay vốn tăng qua các năm chứng tỏ
hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả. Điều này cho thấy trong những năm tới lượng vốn trong ngân hàng luôn luân chuyển và mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng. Kết quả này cho thấy khả năng luân chuyển vốn của Chi nhánh tốt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, đồng vốn của Chi
nhánh ổn định qua các năm, khả năng luân chuyển vốn tốt, vòng quay vốn tín
dụng tăng ổn định làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đây là dấu hiệu tốt trong công tác thu nợ của Ngân hàng cũng như việc đẩy nhanh vòng quay vốn để tái đầu tư tạo lợi nhuận cho NH. Nguyên nhân là do khách hàng vay vốn có được lợi nhuận cũng như nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng làm cho công tác thu nợ của Ngân hàng đạt kết quả cao, doanh số thu nợ tăng mạnh hơn
4.4.1.3 Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay (Hệ số thu nợ)
Bảng 4.17 Hệ số thu nợ từ năm 2011-2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh số thu nợ 5.884.174 5.331.797 6.884.075
Doanh số cho vay 6.295.838 5.558.369 6.764.527
Doanh số thu nợ/doanh số cho vay (%) 93,46 95,92 101,77
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Hệ số thu nợ đánh giá công tác thu hồi vốn của Ngân hàng. Hệ số này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ càng tốt.
Nhìn chung, chỉ số DSTN/DSCV tăng qua các năm. Năm 2011 chỉ số này là 93,46% đến năm 2012 là 95,92 % và sang năm 2013 chỉ số này là 101,77%.
Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng tốt và hoạt động
dần dần đã đi vào ổn định. Năm 2013, sở dĩ doanh số thu nợ/doanh số cho vay tăng đột biến là do các khoản cho vay của ngân hàng đã đến hạn thu nợ, công tác
thu nợ của ngân hàng nhiều thuận lợi, tuy nợ xấu còn nhiều nhưng doanh số thu
nợ đạt mức cao. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ có tốc độ tăng cao hơn doanh số
cho vay nên chỉ số này trong năm 2013 đạt mức khá cao. Tuy chỉ số này qua 3
năm tăng giảm nhưng ở mức dao động nhẹ không đáng kể qua đó thấy được hoạt động thu hồi nợ của NH đạt hiệu quả khá cao. Mặc dù nền kinh tế còn những
biến động, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động thu
hồi nợ của NH, tuy nhiên bằng những cố gắng, quyết tâm các cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã làm rất tốt công tác thu nợ. Để đảm bảo việc kinh doanh của Ngân
hàng trong thời gian tới an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng cần đẩy mạnh công
tác thu nợ nhưng trước đó là phải làm tốt khâu thẩm định khách hàng cũng như
lựa chọn lĩnh vực kinh doanh ít gặp biến động trong từng giai đoạn của nền kinh
tế.
Nhìn chung, công tác thu nợ của Chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013
được thực hiện tốt, Chi nhánh cần nỗ lực và phát huy hơn nữa, phối hợp giữa
4.4.1.4 Hệ số năng lực cho vay
Bảng 4.18 Hệ số năng lực của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013)
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
Dư nợ Triệu đồng 1.954.392 2.180.964 2.061.416
Tổng tài sản Triệu đồng 2.007.481 2.308.078 2.170.711
Hệ số năng lực % 97,35 94,50 94,97
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Qua bảng số liệu trên, ta thấy chỉ số này khá cao và tăng giảm khá đồng đều qua các năm. Từ đó, cho ta thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động
cho vay và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản đầu tư, ngân hàng sử dụng hơn
60% tổng tài sản của mình để cho vay. Hệ số năng lực năm 2012 (94,50%) đã giảm so với năm 2011, dù xét về số tuyệt đối, thì cả hai khoản mục dư nợ cho
vay, cho thuê khách hàng và tổng tài sản đều lớn hơn năm 2011, điều này được lý
giải là do tốc độ tăng củadư nợ cho vay và cho thuê là 11,60%, thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản là 14,97%, chính vì thế hệ số năng lực vào năm 2012 là thấp hơn 2011. Nhưng đến năm 2013, hệ số này đã tăng lên 94,97%, việc tăng hệ số
này do tốc độ giảm của dư nợ cho vay tương ứng với tốc độ giảm của tổng tài sản. Chỉ số năng lực cho vay của ngân hàng tuy tăng không nhiều trong giai đoạn này nhưng vẫn ở mức cao là dấu hiệu không tốt cho khả năng thanh khoản của
ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều rủi ro, việc thu nợ của
khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng... nên khoản mục
tín dụng được xem là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong các loại tài sản
của ngân hàng.So với mặt bằng chung của các ngân hàng thì tỷ lệ này của BIDV vẫn rất cao.
4.4.1.5 Hệ số thanh khoản
Bảng 4.19 Hệ số thanh khoản của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013)
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
Tài sản thanh khoản Triệu đồng 27.420 34.510 31.478
Vay ngắn hạn Triệu đồng - - -
Vốn tiền gửi Triệu đồng 1.081.029 1.480.530 1.819.926
Hê số thanh khoản % 2,54 2,33 1,73
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Rủi ro do ngân hàng thiếu nguồn ngân quỹ đáp ứng nhu cầu rút tiền của
người gửi tiền. Chỉ số đo lường khả năng thanh khoản càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của ngân hàng càng tốt. Qua bảng 4.19 cho thấy, những năm vừa qua ngân hàng đã duy trì mức độ thanh khoản khá tốt, đảm bảo an toàn cho nhu cầu rút tiền của khách hàng, tuy hệ số này có giảm nhưng vẫn đảm bảo được an
toàn. Cụ thể năm 2011 hệ số rủi ro thanh khoản chiếm 2,54% đến năm 2012 hệ
số này có xu hướng giảm còn 2,33% và tiếp tục giảm vào 2013 (1,73%). Chứng
tỏ Ngân hàng đang gia tăng đầu tư nhiều vào cho vay và đánh đổi giữa rủi ro
cùng lợi nhuận. Để phát huy kết quả đạt được, NH cần hoạch định những chiến
lược và quản trị thanh khoản tốt hơn, nhằm tránh biến động khi KH ồ ạt rút tiền
và đáp ứng được nhu cầu thanh toán của KH khi cần thiết. Vì Ngân hàng cân nhắc và xem xét kỹ những khách hàng không có uy tín để đảm bảo chất lượng
trong tín dụng, hạn chế nợ xấu như các Ngân hàng khác. Qua chỉ tiêu phân tích ta thấy BIDV Cần Thơ có khả năng thanh khoản tốt, mặc dù gia tăng cho vay nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản cho Ngân hàng. Ngân hàng BIDV Cần Thơ rất khắc khe trong thẩm định cho vay để tránh khả năng mất vốn.
Khi NH thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Hệ số thanh khoản càng thấp càng khiến cho NH
có nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu giữ mức tài sản thanh khoản lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của NH.
4.4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay
4.4.2.1 Thu nhập lãi/Chi phí lãi
Bảng 4.20 Thu nhập lãi/Chi phí lãi từ năm 2011-2013
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
Thu nhập lãi Triệu đồng 235.926 230.660 185.595
Chi phí lãi Triệu đồng 190.709 178.045 123.709
Thu nhập lãi/chi phí lãi Lần 1,24 1,30 1,50
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Tình hình thu nhập lãi/Chi phí lãi của ngân hàng qua 3 năm luôn đạt kết quả
khả quan (>1) chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng luôn đạt hiệu quả. Năm
2011, chỉ số này đạt 1,24 lần, năm 2012, chỉ số này tăng lên còn 1,30 lần và đến năm 2013, chỉ số này chỉ đạt cao nhất 1,50 lần. Trong những năm qua, cùng với
việc xây dựng thương hiệu tại TP. Cần Thơ Ngân hàng đã không ngừng mở rộng
quy mô và chất lượng trong hoạt động cho vay, các ngân hàng phải cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác trong cùng địabàn để thu hút khách hàng. Thêm vào
đó là trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nền
kinh tế xã hội của nước ta thiếu vốn trầm trọng, các ngân hàng phải giảm lãi suất để thu hút vốn, từ đó đã làm cho thu nhập của Ngân hàng có xu hướng giảm qua
các năm.
4.4.2.2 Thu nhập lãi/Dư nợ
Bảng 4.21 Thu nhập lãi/Dư nợ từ năm 2011-2013
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
Thu nhập lãi Triệu đồng 235.926 230.660 185.595
Dự nợ Triệu đồng 1.954.392 2.180.964 2.061.416
Thu nhập lãi/Dư nợ % 12,07 10,58 9,00
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Tình hình thu nhập lãi/Dư nợ của hoạt động cho vay của ngân hàng từ năm 2011 đến 2013 theo xu hướng giảm dần. Năm 2011, chỉ số này đạt 12,07%, đến năm 2012, chỉ số này giảm xuống còn 10,58, đến năm 2013 giảm 9,00%. Tuy
chỉ số này giảm nhưng mức giảm là không đáng kể. Mặt khác, chỉ số này giảm
còn do nguyên nhân khách quan là tuy thu nhập từ lãi giảm nhưng dư nợ trong năm cũng đạt mức tăng rất lớn nên chỉ số thu nhập lãi/Dư nợ giảm.
4.4.2.3 Thu nhập lãi/Tổng thu nhập
Bảng 4.22 Thu nhập lãi/Tộng thu nhập từ năm 2011-2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
Thu nhập lãi Triệu đồng 235.926 230.660 185.595
Tổng thu nhập Triệu đồng 256.435 249.847 237.952
Thu nhập lãi/Tổng thu nhập % 92,00 92,32 78,00
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Nhìn chung tình hình thu nhập lãi từ hoạt động cho vay của Chi nhánh đều
giảm qua các năm. Tỷ trọng thu nhập lãi qua các năm giảm là do ngân hàng sau thời gian đi vào hoạt động đã tập trung hơn vào các mảng dịch vụ làm thu nhập
từ dịch vụ tăng lên với tốc độ ngày càng cao, chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong
tổng thu nhập. Tuy nhiên, xét về giá trị thì thu nhập từ hoạt động tín dụng cao hơn nhiều so với các khoản thu nhập khác. Năm 2011 đạt 92,0%, năm 2012 tăng lên 92,32% và năm 2013 tiếp tục giảm chỉ đạt 78,0% nhưng ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận cao trong năm này. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh phát triển. Đạt được điều này là do sự nỗ lực không ngừng của ban giám đốc và đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng trong việc tập trung chủ
yếu vào hoạt động TDDN và việc không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn cũng như kiến thức về kinh tế xã hội.
4.5 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV 4.5.1 Thị phần cho vay 4.5.1 Thị phần cho vay
Nguồn: http://bizlive.vn/ngan-hang/chart-thi-phan-cho-vay-va-huy-dong-cua-cac-ngan-hang- nam-2013-144356.html
Hình 4.9 Thị phần cho vay của các ngân hàng năm 2013
Trong năm 2013, tăng trưởng cho vay có phần giảm hơn vì nền kinh tế
vừa mới phục hồi sau cuộc khủng hoảng nên vẫn còn một số khó khăn. Các nhà
điều hành chính sách đã tỏ ra thận trọng hơn khi áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt và từng bước nâng cao tiêu chuẩn an toàn của hệ thống ngân hàng. Về cơ
bản, những quy định sửa đổi của Thông tư 01/2013 được xây dựng theo hướng
nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn trong việc cho vay giữa các tổ
chức tín dụng. Qua hình, trong đó lớn nhất vẫn là Agribank; Vietinbank và BIDV chiếm giữ các vị trí tiếp theo. Sở dĩ các ngân hàng trên có được thị phần lớn là nhờ họ có các lợi thế về vị trí, mạng lưới cũng như có thương hiệu quen thuộc
với người dân. Ngân hàng BIDV vẫn chiếm thị phần cao đứng thứ 3 trong hệ
thống ngân hàng. Với những nỗ lực không ngừng nhằm phát triển và mở rộng