Bảng 4.12 Nợ xấu theo thời hạn của BIDV Cần Thơ (2011–2013)
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ
Trong tổng nợ xấu của ngân hàng thì nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng
cao, nguyên nhân chủ yếu là do tỉ trọng cho vay ngắn hạn ở Ngân hàng là rất cao
và cùng với việc giảm cho vay trung và dài hạn cũng làm cho tỷ lệ nợ xấu trung
và dài hạn duy trì ở mức thấp. Qua bảng số liệu 4.12 ta thấy:
Nợ xấu ngắn hạn: giảm dần qua các năm chứng tỏ công tác kiểm soát nợ
xấu tại Ngân hàng được thực hiện rất tốt. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 41.233 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu giảm 3,19% so với năm 2011, đây là tín hiệu
tốt đối với NH trong khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng mà nợ xấu ngắn hạn lại
giảm điều đó thể hiện nhân viên cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu một cách triệt để. Đến năm 2013, có xu hướng tăng 8,10% so với năm trước. Mặc dù năm 2013, nền kinh tế đã khả quan hơn nhưng vẫn còn tồn tại
những bất cập gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Khách hàng không có khả năng thanh toán các món vay đã quá hạn và không đủ điều kiện cấp tín dụng để tiếp tục hoạt động kinh doanh nên nợ xấu ngắn hạn trong năm tăng. Về tỷ trọng, nợ xấu ngắn hạn qua 3 năm lần lượt chiếm 92,24%;
68,61%; 74,43% trong tổng nợ xấu, như vậy có thể thấy nợ xấu ngắn hạn là chủ
yếu trong tổng nợ xấu tại Ngân hàng, đặc biệt là năm 2011, nợ xấu ngắn hạn
chiếm tới 92,24% trong tổng nợ xấu, đây là vấn đề bất cập khi cho vay ngắn hạn
vì khách hàng không có nguồn thu kịp thời để trả nợ ngân hàng. NỢ XẤU 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 41.233 39.919 43.152 (1.314) (3,19) 3.233 8,10 Trung – Dài hạn 3.469 18.267 14.827 14.798 426,58 (3.440) (18,83) Tổng cộng 44.702 58.186 57.979 13.484 30,16 (207) (0,36)
Nợ xấu trung và dài hạn: năm 2011 phần lớn các khoản nợ xấu trung và dài hạn đến hạn xử lý, ngân hàng đã thực hiện tốt công tác xử lý rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, các khoản nợ xấu được tập trung xử lý nên tỷ lệ nợ xấu
trung và dài hạn của năm 2011 chỉ ở mức 3.469 triệu đồng, nhưng đến năm 2012 đưa nợ xấu trung và dài hạn tăng lên cao 18.267 triệu đồng ứng với mức tăng
426,58% so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2012, tình hình kinh tế trên địa bàn khá khó khăn, nhiều hộ vay vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng không đạt hiệu quả, dẫn đến bị thua lỗ, không có nguồn thu để trả nợ làm cho nợ xấu tăng cao. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế,
thị trường bất động sản đóng băng, chính phủ thu hẹp đầu tư công mà BIDV chủ
yếu cho vay các đơn vị xây lắp và kinh doanh vật liệu xây dựng khá nhiều, các
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp hoặc cá
nhân không có khả năng chi trả. Những món nợ trung và dài hạn luôn xuất hiện
những rủi ro tiềm ẩn, nhưng tỷ lệ nợ xấu luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của NH. Tiếp đến năm 2013, nợ xấu là 14.827 triệu đồng, giảm 18,83% so với năm 2012, nợ xấu có giảm tuy nhiên vẫn ở
mức cao. Sang năm 2013, mặc dù nền kinh tế có sự cải thiện nhưng tốc độ khôi
phục nền kinh tế vẫn còn chậm, hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà bị đình trệ,
khó phát triển làm cho việc trả nợ đối với các khoản vay để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn, thêm vào đó những món vay ở năm trước đến thời điểm này đã quá hạn thanh toán mà các tổ chức kinh tế hiện tại
khó lòng trả được các khoản nợ này.