Các nhiệm vụ cơ bản của công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 33 - 35)

Trên thực tế, GVCN phải thực hiện rất nhiều công việc. Hầu hết giáo viên cho rằng, công tác chủ nhiệm lớp là công việc bận rộn, vừa dễ vừa khó, vừa đơn giản vừa phức tạp, là một công việc khó khăn vất vả và chiếm nhiều thời gian, sức lực của mỗi giáo viên. Tùy theo quan niệm về trách nhiệm của GVCN và tâm huyết nghề nghiệp mà mỗi GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm ở các mức độ và theo những cách đa dạng khác nhau.

Quan niệm công tác chủ nhiệm là dễ và đơn giản nếu người GVCN chỉ thực hiện có chừng mực những công việc được quy định trong công tác chủ nhiệm lớp, lặp đi lặp lại với những công việc như: làm việc theo kế hoạch chung, theo đợt phát động và tổng kết thi đua, tham dự những tiết chào cờ, tổ chức những giờ sinh hoạt lớp hàng tuần, tổ chức những buổi họp phụ huynh học sinh trong từng học kì, đôi khi gặp gỡ trao đổi với cha mẹ và HS cá biệt, đánh giá HS, ghi sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, phê học bạ hay thu tiền học phí,…

Bên cạnh đó, lại có những GVCN làm những việc thấy cần phải làm vì HS với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao. Những GVCN như vậy sẽ thấy công tác chủ nhiệm vô cùng khó khăn và phức tạp, chiếm nhiều thời gian và tâm trí của họ.

Khái quát những công việc mà GVCN lớp đã làm trong thực tiễn giáo dục hiện nay, bao gồm:

- Lập kế hoạch năm học dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học chung của nhà trường. Trên thực tế GVCN xây dựng kế hoạch còn mang tính hình thức, hoặc duy ý chí , chưa theo quy trình khoa học, có tính đến các yếu tố mục tiêu, điều kiện… nên tính khả thi và hiệu quả còn hạn chế. Do đó, nảy sinh nhu cầu từ thực tế của GVCN và các các nhà quản lý GD là cần trang bị năng lực (kĩ năng) xây dựng các loại kế hoạch cho GVCN.

- Tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm (hoàn cảnh gia đình, đặc điểm HS về các mặt học lực, đạo đức, sức khỏe…dự báo và diễn biến trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh), trong đó đặc biệt quan tâm đến học sinh là con thương binh, học sinh nghèo vượt khó....

34

chung GVCN sử dụng phương pháp trò chuyện hoặc phiếu khai những thông tin cơ bản về gia đình HS. Làm thế nào để hiểu đầy đủ, chính xác về HS và các yếu tố ảnh hưởng đến học tập và phát triển nhân cách HS cũng còn đang là vấn để cần được nâng cao năng lực cho GVCN.

Tổ chức đội ngũ cán bộ tự quản và xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Đội ngũ cán bộ lớp là những người trợ giúp đắc lực giúp GVCN thực hiện chức năng của mình, nhưng họ không phải là công cụ, hay cánh tay nối dài của GVCN. Trong thực tế đã có những GVCN sử dụng đội ngũ cán bộ lớp chưa thực sự đúng mục đích, nên đã gây mâu thuẫn giữa đội ngũ tự quản với các HS khác trong lớp, đặt họ vào những tình thế khó xử. Đội ngũ cán bộ lớp là những người được GVCN bồi dưỡng năng lực tổ chức và quản lý tập thể lớp đểđảm bảo sự thống nhất giữa quản lý của GVCN và tự quản của HS.

Xây dựng tập thể HS phát triển và thân thiện vừa là mục đích vừa là phương tiện để giáo dục nhân cách từng HS, đồng thời đưa tập thể đến trạng thái phát triển cao hơn là nhiệm vụ của GVCN. Nguyên tắc giáo dục trong tập thể bằng tập thể cần được quán triệt trong công tác chủ nhiệm lớp.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp, hoạt động tư vấn trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề…).

- Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để đảm bảo sự thống nhất trong giáo dục học sinh và tăng cường sức mạnh đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả.

- Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của HS lớp chủ nhiệm trong suốt quá trình cũng như khi sơ kết, tổng kết năm học.

- Quản lí, giám sát việc ghi chép, bảo quản các loại hồ sơ của HS theo quy định của trường (Sổ lên lớp hàng ngày, Sổ điểm lớp (Lý lịch trích ngang của học sinh, kiểm diện, điểm số, hạnh kiểm,…) Kế hoạch học tập của lớp theo học kỳ, năm học; Thời khoá biểu lớp (diễn biến học tập của học kì và cả năm, phân công giảng dạy), sổ liên lạc, học bạ (giám sát các giáo viên ghi sổ học bạ, GVCN viết nhận xét và xếp loại học lực, hạnh kiểm,…).

35

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)