46
Qua phỏng vấn cho thấy các trường sau khi phân công GVCN đều phát mẫu sổ chủ nhiệm và triển khai việc lập kế hoạch chủ nhiệm năm học.
Sau khi lập xong kế hoạch chủ nhiệm năm học các trường đều tổ chức kiểm tra việc lập kế hoạch chủ nhiệm. Trong năm học, GVCN tiếp tục cụ thể hóa kế hoạch theo từng tuần và nhà trường tiếp tục kiểm tra (định kỳ hoặc bất thường) và có đưa kết quả vào đánh giá xếp loại hồ sơ của giáo viên.
Tuy nhiên, qua khảo sát một số bản kế hoạch chủ nhiệm năm học thấy rằng phần xác định các biện pháp thực hiện còn chưa cụ thể, kế hoạch tổ chức các hoạt động trong các tuần của GVCN cũng chưa cụ thể. Kết quả khảo sát việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN theo Điều 31, Điều lệ trường phổ thông cũng cho thấy rõ sự hạn chế trong việc lập kế hoạch của nhiều GVCN.
2.2.2.2. Thực trạng việc xây dựng nền nếp, tập thể HS đoàn kết, thân ái
Đầu năm học hiệu trưởng ban hành nội qui HS cho GVCN tổ chức phổ biến kỹ đến từng HS và cha mẹ HS. Đoàn thanh niên tổ chức đội Cờ đỏ theo dõi nền nếp của HS có tác dụng vừa theo dõi vừa hỗ trợ GVCN xây dựng nền nếp cho HS. Hàng tuần hiệu trưởng kiểm tra sổ ghi đầu bài và tổng hợp phiếu thông tin của GVCN để nắm tình hình nền nếp HS các lớp. Cuối học kỳ và cuối năm học đều có tổng hợp và chọn ra các tập thể HS tiên tiến.
2.2.2.3.Thực trạng phối hợp giữa GVCNL và các lực lượng giáo dục khác
Người giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng nhà trường thực hiện công tác quản lý, giáo dục học sinh. Để thực hiện được công việc, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường GD, tổ chức giáo dục và đánh giá HS. GVCN thường xuyênkết hợp với GVBM để giáo dục HS và tổ chức hoạt động tự học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học tập cho HS lớp mình.GVCN cũng phải phối hợp với tổ chức Đội thiếu niên, các tổ chức xã hội khác để GD đạo đức, nề nếp, lối sống cho HS; tổ chức và đưa HS vào hoạt động xã hội. Đặc biệt,GVCN cần phối hợp với CMHS để xây dựng môi trường GD lành mạnh, dựa trên tình cảm, quan hệ huyết thống, tác động GD đến con, em theo mục tiêu giáo dục, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS. Chuẩn nghề nghiệp GV trung học yêu cầu GV “Phối hợp với gia
47
đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường”. GVCN phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường GD lành mạnh và tổ chức các hoạt động giáo dục HS.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát các GVCN, CBQL về sự phối hợp của GVCN với các thành phần tham gia quá trình GD
STT Thành phần phối
hợp
Mức độ phối hợp
Đánh giá của GV Đánh giá của CBQL
Thường xuyên Thỉnh thoảng Khôn g bao giờ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Cha mẹ học sinh 100 0 0 85,7 14,3 0 2 Giáo viên bộ môn 100 0 0 92,9 7,1 0 3 Cán bộ Đoàn thanh niên nhà trường 98,4 1.6 0 78,6 21,4 0 4 Cán bộ Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ trong trường 80,3 19,7 0 64,2 35,8 0 5 Cộng đồng nơi HS cư trú (trưởng thôn, tổ trưởng dân phố)
62,3 16,4 21,3 35,7 14,3 50
6 Đoàn thanh niên ở
xã phường 62,3 16,4 21,3 57,1 42,9 0 7 Công an xã, phường 51 16,4 32,6 28,6 14,3 57,1
Qua các bảng số liệu trên cho thấy: Các GVCN chủ yếu phối hợp và phối hợp có hiệu quả với các thành phần ở trong nhà trường là giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên và thành phần ngoài nhà trường là cha mẹ HS.
- Sự phối hợp với các thành phần khác trong nhà trường là Công đoàn, Hội chữ thập đỏ và ngoài nhà trường là cộng đồng nơi học sinh cư trú, Đoàn thanh niên, Công an chưa được thực hiện và thực hiện chưa có hiệu quả ở nhiều GVCN.
48
- Các ý kiến tương đối đồng nhất và cao của 2 đối tượng GVCN và CBQL. Có sự phối hợp với cộng đồng nơi cư trú có sự khác biệt, nhưng chưa nhiều. GVCN cho rằng có sự phối hợp với cộng đồng nơi HS cư trú, chiếm 62,3%, trong khi đó ý kiến của CBQL chỉ đạt là 35,7%. Thực tế việc phối kết hợp với cộng đồng nơi HS cư trú ít sử dụng, chỉ có trong dịp hè đối với HS có hạnh kiểm yếu hoặc bị kỉ luật báo cho tổ dân phố cùng phối hợp GD (ý kiến phỏng vấn GVCN).
2.2.2.4. Thực trạng việc tìm hiểu học sinh và môi trường GD
Hiệu trưởng đã hướng dẫn GVCN việc lập hồ sơ HS ngay từ đầu năm học và cập nhật trong năm học. Đây là công việc đã có nền nếp ở các trường. Tuy nhiên, hiệu quả QL, chỉ đạo GVCN tìm hiểu kỹ HS và môi trường GD còn thấp, nhiều GVCN chưa thực hiện tốt việc này.
2.2.2.5. Thực trạng tổ chức các hoạt động GD học sinh
Hiệu trưởng có yêu cầu và hướng dẫn GVCN xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động. Hiệu trưởng có giám sát, đôn đốc các hoạt động. Tuy nhiên, nhìn chung kế hoạch tổ chức hoạt động của nhiều GVCN còn chưa đạt yêu cầu, hiệu quả các hoạt động còn thấp.
2.2.2.6.Thực trạng đánh giá, xếp loại HS
Các qui định về đánh giá, xếp loại HS đã được hiệu trưởng triển khai kỹ. Đồng thời hiệu trưởng đã hướng dẫn GVCN và tổ chức thận trọng, chu đáo việc đánh giá xếp loại HS. Kết quả khảo sát cho thấy đa số GVCN thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại HS.
2.3. Thực trạng về quản lý công tác chủ nhiệm lớp
2.3.1.Thực trạng về phân công công tác chủ nhiệm lớp.
Trong nhà trường phổ thông hiện nay, công việc chủ nhiệm lớp được Hiệu trưởng nhà trường phân công vào đầu năm học. Mỗi giáo viên làm công tác CNL có những năng lực khác nhau, có mặt mạnh mặt yếu khác nhau. Việc lựa chọn và phân công GVCNL và chủ nhiệm lớp nào là một việc làm hết sức quan trọng. Các tiêu chí để người Hiệu trưởng chọn và phân công làm công tác CNL như: Có năng lực, uy tín và hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp; có dạy bộ môn ở lớp đó; dạy ít giờ
49
và một số tiêu chí khác. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 14 cán bộ quản lý về thực trạng lựa chọn các tiêu chí trong việc phân công GVCNL.
Bảng 2.4: Tiêu chí phân công GVCNL của Hiệu trƣởng trƣờng THPT huyện An Dƣơng
STT Nội dung
Mức độ
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Giáo viên có nhiều tiết
dạy ở lớp đó 2 14,3 8 57,1 4 28,6
2
Giáo viên có khả năng về công tác chủ nhiệm lớp
8 57,1 6 42,9 0 0
3
Bố trí luân phiên các giáo viên dạy cùng một lớp
0 0 4 28,6 10 71,4
4
Giáo viên chuyển lên lớp trên cùng với học sinh của mình
8 57,1 6 42,9 0 0
Từ bảng thống kê trên chúng ta thấy hầu hết các nhà trường THPT đều lựa chọn những giáo viên có khả năng về công tác chủ nhiệm để làm chủ nhiệm lớp, chọn giáo viên chủ nhiệm theo lớp cả 3 năm học sẽ phát huy được những mặt mạnh của học sinh.