1.5.4.1.Tìm hiểu, phân loại học sinh
- Tìm hiểu đời sống tâm sinh lý của học sinh + Tìm hiểu học vấn của học sinh
37
+ Tìm hiểu điều kiện xã hội nơi học sinh sinh sống
1.5.4.2. Biên chế lớp học
Hiệu trưởng dựa theo kết quảthu được từ bước tìm hiểu học sinh để phân loại từ đó căn cứ biên chế lớp.
- Dự kiến biên chế lớp chủ yếu theo hai loại: + Dựa vào trình độ của học sinh + Dựa vào địa bàn cư trú của học sinh
Mỗi hình thức biên chế lớp đều có thế mạnh riêng và những ưu, nhược điểm riêng.
1.5.4.3. Lựa chọn, bố trí giáo viên làm công tác CNL
Khi phân công GVCNL đầu năm Hiệu trưởng cần chú ý:
- Căn cứ vào quy mô nhà trường: số học sinh, số lớp, số giáo viên hiện có. - Phân lớp chủ nhiệm cho giáo viên có giờ dạy trên lớp, ưu tiên giáo viên dạy môn có nhiều tiết để tiện quan tâm, giúp đỡ, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện nề nếp của HS giúp cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả.
- Cố gắng đảm bảo một GVCN toàn cấp đối với một lớp, trường hợp bất khả kháng mới thay GVCNL của một lớp nào đó trong bốn năm học.
- Đối với lớp mũi nhọn của nhà trường phải bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp là người có chuyên môn vững vàng, dạy môn chủ công ở lớp đó.
- Đối với những lớp có học sinh cá biệt, có học sinh yếu thì phân công GVCN lớp vững vàng, giàu kinh nghiệm trong công tác giáo dục, có những phẩm chất như: nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ, tinh tế và đặc biệt là phải hết mực yêu trò.
1.5.4.4. Rút kinh nghiệm
- Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.
- Quy định mối liên hệ thường xuyên giữa BGH với GVCNL thông qua họp giao ban, định kỳ báo cáo, cáo cáo đột xuất (khi cần thiết)…
1.5.4.5.Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của GVCNL
Để ghi nhận và động viên được tinh thần trách nhiệm trong công việc, người cán bộ quản lý nhà trường cần linh hoạt thực hiện chỉ đạo của Sở về công tác chủ nhiệm lớp, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người làm công tác chủ nhiệm lớp. Xây
38
dựng quy chế làm việc, các công việc phải làm trong công tác chủ nhiệm mà người GVCNL có nghĩa vụ phải thực hiện.
1.5.4.6. Kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp
Một trong những việc làm cần thiết của Hiệu trưởng nhà trường là phải phát động các phong trào thi đua trong nhà trường một cách thường xuyên, liên tục kèm theo việc khen chê hợp lý.
Hiệu trưởng cần xây dựng được những chỉ tiêu, tiêu chí, lượng hóa tối đa các nội dung cho cả năm học, từng học kỳ, mỗi đợt thi đua sát với đối tượng học sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá được công bằng, chính xác.
Sau mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ, cuối năm học có sơ kết, tổng kết, đánh giá, vạch ra được mặt mạnh, mặt yếu của mỗi GVCN và của mỗi tập thể lớp đồng thời phải đưa ra các ý kiến tư vấn, thúc đẩy để họ có phương hướng phấn đấu, khắc phục.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm qua đó BGH thấy được những gì còn tồn tại, những vấn đề thực tế đặt ra cần phải giải quyết. Việc kiểm tra thường xuyên giúp Hiệu trưởng nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót, khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan, thu thập được những thông tin để điều chỉnh các tác động. Từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp, các quy trình đánh giá hợp lý và hoàn thiện quy chế về công tác chủ nhiệm.
Hiệu trưởng cần coi trọng đúng mức việc tuyên dương, khen thưởng đối với những cá nhân đạt thành tích cao, học sinh có nhiều tiến bộ, phải nhìn nhận, đánh giá đúng công lao của các GVCNL một cách công bằng, khách quan, khen thưởng, góp ý, khuyến khích động viên kịp thời.
39
Tiểu kết chƣơng 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề QL, công tác chủ nhiệm lớp, QL công tác chủ nhiệm lớp, biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp và các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ GD&ĐT về vấn đề công tác chủ nhiệm lớp. Trong đó, các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng QL như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Biện pháp QL của Hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm bao gồm: Xây dựng và phát triển đội ngũ GVCNL và nâng cao năng lực của đội ngũ này. Đây cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng công tác CNL, thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở một số trường THPT để từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý cần thiết nhằm nâng cao chất lượng công tác CNL cho đội ngũ GVCN các trường THPThuyện An Dương, Hải Phòng góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS trong nhà trường.
Nâng cao chất lượng công tác CNL cho giáo viên là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng là vô cùng quan trọng, bằng các biện pháp quản lý phù hợp, linh hoạt, thiết thực người Hiệu trưởng sẽ tạo dựng được một đội ngũ GVCN nhiệt tình,trách nhiệm với khảnăng chuyên môn cũng như năng lực chủ nhiệm hoàn toàn đáp ứng được với yêu cầu giáo dục toàn diện HS góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra của nhà trường, của ngành giáo dục.
40
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG