An Dương là một huyện nằm ở phía Tây thành phố Hải Phòng, một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá, An Dương có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Sau những năm đổi mới, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, phát triển. Khu công nghiệp Nomura được xây dựng và các nhà máy đi vào sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Song nền kinh tế của huyện còn không ít những khó khăn, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, tốc độ phát triển chậm. đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Nhiều gia đình sau khi bán đất cho khu công nghiệp không còn đất đai để sản xuất, chưa kịp chuyển đổi nghề nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp, thất học, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Chính những đặc điểm kinh tế xã hội ấy đã có tác động không nhỏ về thuận lợi cũng như về khó khăn cho giáo dục.
Mức thu nhập của nhân dân trong toàn huyện còn thấp, thu nhập chính dựa vào sản xuất nông nghiệp và lao động phổ thông trong khu công nghiệp, trình độ dân trí chưa cao. Việc huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa đầu tư cao cho học tập. Một bộ phận nhân dân còn ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường, chưa quan tâm đến việc học tập và đời sống tinh thần của các em.
2.1.2.Tình hìnhphát triển giáo dục huyện An Dương, Hải Phòng
2.1.2.1. Thuận lợi
Nhận thức của toàn Đảng, toàn dân và đội ngũ các thầy cô giáo về tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo tiếp tục được nâng cao. Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đã có nhiều chủ trương, chính sách tăng cường đầu tư cho giáo
41
dục - đào tạo thông qua việc quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất trường học và đời sống giáo viên. Giáo viên các trường THPT huyện An Dương luôn kế thừa và phát huy những kết quả đáng khích lệ của những năm học trước. Qui mô giáo dục ổn định và giữ vững. Đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng được tập huấn, đào tạo bổ sung theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về loại hình, cao về chất lượng. Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, cấp học phát triển mạnh mẽ. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Chất lượng giáo dục ngày càng có nhiều tiến bộ: học sinh giỏi ngày càng có nhiều giải cao. Tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10 đạt ở mức cao và khá ổn định. Các hoạt động chính trị, văn hoá, văn nghệ, TDTT ngày càng sôi nổi và hiệu quả. Công tác quản lý có nhiều đổi mới, đảm bảo những qui định về qui chế chuyên môn, thực hiện nghiêm túc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Qui chế dân chủ trường học, việc triển khai đánh giá công chức theo 6 điểm tư cách của người cán bộ, giáo viên Hải Phòng.
Hầu hết đội ngũ cán bộ, giáo viên có tư tưởng, lập trường chính trị rõ ràng, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp, đội ngũ giáo viên trẻ có tiềm năng, tích cực học tập bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo thời kì đổi mới và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố và đất nước hiện nay. Nhu cầu học tập của nhân dân địa phương ngày càng lớn là điều kiện thúc đẩy giáo dục phát triển.
2.1.2.2.Khó khăn
Chất lượng học sinh đại trà không đồng đều nhất là ở một số trường cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Thiết bị dạy học còn thiếu, đặc biệt là thiết bị dạy học hiện đại như: Máy vi tính, máy Projector, máy chiếu bản trong, máy chiếu đa vật thể, máy Scan ...
42
Giáo viên vẫn thiếu cục bộ ở khối THPT, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Nhận thức của xã hội được nâng lên, phụ huynh đã chú ý đầu tư cho giáo dục, song chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới về giáo dục - đào tạo.
Chất lượng vào lớp 10 thấp, sự phân luồng của THCS rất ít, hiện tượng học sinh ngồi nhầm chỗ vẫn còn, do đó giáo dục THPT gặp rất nhiều khó khăn.
Kiến thức xã hội nhân văn, kỹ năng ứng xử, giao tiếp còn ít được chú trọng như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết các tình huống hạn chế, học sinh ít được tham gia hoạt động xã hội, hoạt động tập thể.
Nhận thức của phụ huynh và học sinh về nghề nghiệp còn hạn chế thường chỉ quan tâm tới mục tiêu trước mắt, ít chú ý tới mục tiêu lâu dài là sự phát triển toàn diện của con em, nên không muốn cho con tham gia hoạt động khác.
Do áp lực thi cử vì mục tiêu vào các trường đại học nên các trường còn thiên về dạy chữ chưa quan tâm thoả đáng tới dạy người.
Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến lối sống của giáo viên, học sinh.
Một số cán bộ, giáo viên, học sinh chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, giá trị của việc dạy và học nên thiếu quyết tâm, thiếu cố gắng trong việc khắc phục khó khăn để dạy và học. Một số ít giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, nhất là việc đưa công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học.