Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng làm công tácCNL cho giáoviê n.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 67 - 82)

50 85,7 14,3 4 Lập kế hoạch công tác chủ

3.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng làm công tácCNL cho giáoviê n.

3.3.3.1. Bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu học sinh:

*Mục tiêu:

Tìm hiểu nắm bắt đối tượng GD là yêu cầu cơ bản, tối thiểu nhất trong công tác CNL, bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu HS giúp GVCN có được những kiến thức cần thiết trong quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin được chính xác, đầy đủ và khoa học, tránh cho GVCN những thiếu sót tối thiểu gây khó khăn cho công tác CNL sau này.

* Nội dung:

Trên nghiên cứu thực trạng năng lực tổ chức và điều hành các công việc chủ nhiệm lớp, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi lựa chọn bồi dưỡng cho người giáo viên chủ nhiệm một số kỹ năng cơ bản sau:

- Tìm hiểu thông tin về học sinh: Họ và tên, nam/nữ, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, nghề nghiệp của cha mẹ, số anh chị em, sở trường, năng khiếu

- Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình hiện tại của học sinh và môi trường trong đó học sinh được sinh ra và nuôi dưỡng, trưởng thành.

- Tìm hiểu về bản thân học sinh với đầy đủ các khía cạnh trong sự phát triển về mặt tâm lí, thể chất của các em; những mâu thuẫn nẩy sinh (sức khỏe, thói quen; tính khí; định hướng giá trị - những điều mà các em cho là quan trọng; kì vọng/mong muốn; quan niệm về việc học tập; cách thức suy nghĩ về học tập/cuộc sống; các mối quan tâm/hứng thú thường xuyên; năng khiếu/sở trường/sở đoản; khả năng tập trung; xu hướng nhân cách; quan niệm về cái chung và cái riêng; cách nhìn nhận về các mối quan hệ người-người…).

- Tìm hiểu về nhu cầu của học sinh: em có mong muốn gì ở lớp chúng ta?; Em gặp khó khăn gì trong học tập, trong sinh hoạt tập thể?, em có mong đợi gì ở đội ngũ cán bộ lớp chúng ta?, em có mong muốn, đề nghị gì với thầy cô giáo dạy lớp chúng ta?, em có đề nghị gì với Ban giám hiệu nhà trường?, theo em lớp chúng ta tổ chức các hoạt động tập thể nào thì phù hợp?

68

- Tìm hiểu về học tập, về rèn luyện và tham gia các hoạt động tập thể của học sinh: học sinh tự đánh giá về ý thức học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động tập thể của mình.

- Tìm hiểu mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của học sinh.

Có nhiều cách làm khác nhau để thu thập thông tin tìm hiểu học sinh, chẳng hạn dưới đây là một số cách:

- Nghiên cứu các tư liệu/hồ sơ về học sinh đã có từ những năm học trước đó. - Sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến do GVCN tự soạn thảo hoặc tham khảo có sẵn từ các nguồn khác.

- Tìm hiểu học sinh thông qua cha mẹ học sinh. - Trò chuyện với học sinh trước và sau buổi học. - Cùng tham gia vào các hoạt động với học sinh. - Tổ chức cho học sinh viết bài luận theo chủ đề mở.

- Yêu cầu học sinh viết những nhận xét tức thời về giờ học/buổi học. * Cách thức tiến hành:

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm và những giáo viên dự kiến phân công công tác chủ nhiệm lớp.

- Thời gian là đầu tháng 8 hàng năm.

- Sau khi nhận lớp, GVCNL chuẩn bị và phát cho HS phiếu học tập yêu cầu HS điền đầy đủ các thông tin và nộp lại, GVCN tổng hợp thông tin về học sinh, tâm tư nguyện vọng, mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của học sinh và có thể dùng các cánh trên để tìm hiểu về học sinh.

3.3.3.2. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. * Mục tiêu:

Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác CNL nhằm giúp GVCN xác định một cách chính xác lớp học do mình phụ trách muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó.

69

Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng cho 4 năm học (gọi là kế hoạch chiến lược) và xây dựng cho 1 năm học (gọi là kế hoạch năm học). Trong kế hoạch năm học có kế hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần gọi chung là Kế hoạch tháng, Kế hoạch tuần. Trong quá trình điều hành hoạt động lớp học GVCN phải hướng tới đạt những mục tiêu nhất định nên có Kế hoạch mục tiêu hoặc Kế hoạch chuyên môn của lớp chủ nhiệm.

Lập kế hoạch chủ nhiệm là lựa chọn một trong những phương án hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận trong bộ máy quản lí để đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại. Kế hoạch chủ nhiệm lớp ở trường THPT thường xây dựng cho khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm học. Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả lời:

+ Lớp chúng ta đang ở đâu? + Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu?

+ Lớp chúng ta sẽ làm gì? làm như thế nào để tới được đó? + Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích? Xây dựng cấu trúc bản mẫu kế hoạch CNL:

Theo nguyên tắc cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm lớp bao giờ cũng phải tương xứng với nhiệm vụ công tác, cho nên khó có một mẫu cấu trúc chung dùng cho tất cả các lớp chủ nhiệm. Chúng tôi đã tổng hợp và xây dựng cấu trúc kế hoạch chủ nhiệm mẫu gồm 9 nội dung cơ bản sau:

1. Đặc điểm môi trường lớp học.

2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu. 3. Các biện pháp chính

4. Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm 5. Điều chỉnh kế hoạch

6. Kế hoạch từng tháng (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian) 7. Kế hoạch Sơ kết học kì (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian) 8. Kế hoạch Tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung -Phân công -Thời gian) 9. Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian) * Cách thức tiến hành:

70

Thời gian tổ chức tập huấn là đầu tháng 8 hàng năm. - Bước 1: Phân tích đặc điểm môi trường lớp học - Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của lớp học

+ Xác định mục tiêu chung, trả lời câu hỏi: các mục tiêu chung có định hướng rõ cho hành động không, có mang tính lâu dài không?

+ Xác định mục tiêu cụ thể, cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt và có thể đo lường được. Nguyên tắc là: cụ thể, dễ hiểu; đo lường được, vừa sức, định hướng được kết quả, xác định được thời gian hoàn thành.

- Bước 3:Xác định nội dung hoạt động của lớp học:

+ Khi xác định nội dung hoạt động, trả lời các câu hỏi: Làm gì? Tại sao lại làm? ở đâu? Khi nào? Ai làm? Ai hỗ trợ?

+ Khi xác định nguồn lực cho hoạt động, cho công việc cần trả lời các câu hỏi: Nguồn kinh phí ở đâu? nguồn máy móc, phương tiện hỗ trợ?

- Bước 4: Xác định phương pháp thực hiện kế hoạch lớp học

+ Khi xác định cách thức tiến hành hoạt động cần trả lời các câu hỏi: Tiến hành hoạt động thế nào? Nếu có máy móc, phương tiện thì ai vận hành và vận hành thế nào? Phối hợp hoạt động thế nào? Đích cần đạt của hoạt động?

+ Khi xác định cách thức kiểm soát hoạt động cần xác định những việc nào cần kiểm tra, ai kiểm tra, đo lường bằng phương tiện gì?

- Bước 5: Viết kế hoạch chủ nhiệm lớp

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm, GVCN phải xây dựng Kế hoạch công tác chủ nhiệm theo quy trình 6 , trong đó đặc biệt quan tâm đến kĩ thuật phân tích SWOT. Cấu trúc Kế hoạch công tác chủ nhiệm gồm có 9 nội dung cơ bản đã nêu trên.

- Bước 6: Duyệt kế hoạch chủ nhiệm lớp với hiệu trưởng.

Kế hoạch công tác chủ nhiệm được GVCN xây dựng xong trước ngày 5 tháng 9 hàng năm và trình Hiệu trưởng duyệt trước khi thực thi. Trong trường hợp có sự thay đổi hay phát sinh (chỉ tính những việc phát sinh kể từ tháng kế tiếp), GVCN cập nhật kế hoạch công tác năm và chuyển cho Hiệu trưởng phê duyệt. Việc cập nhật kế hoạch công tác năm phải được thực hiện ít nhất 1 học kì một lần. Thông

71

thường kế hoạch công tác tuần được GVCN trình Hiệu trưởng duyệt vào 1 tiết của ngày thứ hai hàng tuần. Các vấn đề phát sinh, thay đổi được cập nhật vào kế hoạch tuần, tháng hoặc kế hoạch năm cho phù hợp. Trường hợp không có thay đổi, phát sinh thì GVCN không cần cập nhật.

3.3.3.3. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

*Mục tiêu:

Giúp GVCN có kỹ năng tốt trong việc điều hành tổ chức giờ sinh hoạt lớp một cách hiệu quả với mục đích cuối cùng là thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em HS có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét lẫn nhau một cách thẳng thắn, tích cực. Các HS trong lớp được liên kết lại với nhau, GV gắn bó với HS trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà, ở trường và ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.

*Nội dung và cách thức tiến hành:

Vai trò giáo dục của giờ sinh hoạt lớp đối với HS

Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể HS đoàn kết. Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau.... Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều tri thức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, sức khoẻ, thể chất … của học sinh.

Nguyên nhân chính làm cho HS không thích giờ sinh hoạt lớp

+ HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp.

+ Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lập đi lập lại, không thực sự gắn với nhu cầu của HS. Các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là vấn đề của chính HS phải giải quyết mà là vấn đề của Thầy/cô.

+ Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với HS

72

+ GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em.

Xác định những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp

+ Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp: Mỗi lứa tuổi học sinh có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với hoạt động. Vì vậy, sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi học sinh khác nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn học sinh, sự lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của học sinh và chúng phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của họ, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS….

+ Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh: Sự tham gia của HS vào các hoạt động, công việc của lớp, của trường vừa là nhu cầu, vừa là quyền của mỗi học sinh. Sự cùng tham gia của tất cả HS vào giờ sinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để HS cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố.

Nói cách khác, học sinh phải là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, phải được tham gia vào giờ sinh hoạt lớp từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như người thực thi nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động của họ, tập thể của họ

+ Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh: Mỗi lớp, mỗi tập thể đều có những công việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây dựng các qui định riêng của lớp, xác định chỉ tiêu thi đua, xử lí các tình huống nảy sinh trong tập thể lớp., vì thế cần để cho HS tự thảo luận, trao đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm … của mỗi học sinh trong lớp. Một tập

73

thể lớp đoàn kết với từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh. Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào quá trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng chúng có vị trí nhất định trong lớp và chúng sẽ cố gắng nỗ lực và hợp tác với mọi thành viên để hoàn thành công việc được giao.

+ Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại: Giao lưu giữa HS có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giáo dục. Chính thông qua giao lưu với bạn, mà năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi HS được xây dựng và do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sở của tự giáo dục được phát triển. Trong quá trình giao lưu, các em trao đổi với nhau những quan điểm, tư tưởng, hứng thú, tâm trạng, xúc cảm...và từ đó có tác động lẫn nhau. Trên cơ sở của những hiểu biết về nhau, HS mới dễ dàng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên bầu không khí lớp học đoàn kết, cởi mở và thân thiện..

Trong quá trình bàn bạc các công việc chung của lớp trong tiết sinh hoạt tập thể dưới hình thức giao lưu-đối thoại sẽ phát triển được bầu không khí thuận lợi cần thiết cho giáo dục, giúp mọi HS tin tưởng và không sợ hãi về mặt tâm lí. Các em sẵn sàng đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, sẵn sàng nghe và tiếp nhận những ý kiến của người khác một cách tôn trọng...Giao lưu-đối thoại sẽ phát triển ở mọi HS lòng tin vào sức lực cá nhân, phát triển thái độ phê bình đối với bản thân, sự tôn trọng đối với các bạn, tính sẵn sàng giải quyết có sáng tạo các vấn đề đặt ra và niềm tin vào khả năng giải quyết chúng.

Hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh họat lớp

(1) Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch: - Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:

+ Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy trường lớp của các thành viên trong tổ

+ Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức...

+ Lớp phó phụ trách văn thể, lao động: nhận xét từng mảng hoạt động do mình phụ trách

74

+ GV tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường đề ra; phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà suy nghĩ xem sẽ có những hình phạt như thế nào đối với những em thường xuyên vi phạm.

- Lập kế hoạch tuần tiếp theo.

(2) Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 67 - 82)