KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 100 - 101)

50 85,7 14,3 4 Lập kế hoạch công tác chủ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

1.Kết luận

1.1. Công tác chủ nhiệm lớp ở các trường PT đặc biệt là khối THPT là một nhiệm vụ quan trọng và vô cùng cần thiết, cả nước đang thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông. Chất lượng GD phổ thông được nâng lên phần lớn nhờ vào đội ngũ GVCNL - người đóng vai trò QL trực tiếp hoạt động dạy và học ở mỗi đơn vị lớp. Trong quá trình đổi mới GD hiện nay, cùng với việc chuẩn hóa trong GD, những yêu cầu mới về người GV nói chung và GVCNL nói riêng cũng thay đổi. Do đó, Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL các trường cần có những biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp phù hợp để nâng cao năng lực làm công tác CNL cho đội ngũ GVCN tạo điều kiện để họ được học hỏi, bồi dưỡng, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng với yêu cầu mới của toàn ngành.

1.2. Qua nghiên cứu cở sở lý luận có liên quan đến đề tài chúng tôi thấy:

Biện pháp quản lý công tác CNL là cách thức lập kế hoạch, điều khiển, tổ chức, chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với công tác CNL của đội ngũ GVCN. Người Hiệu trưởng nhà trường cần phải nắm rõ lý luận quản lý, biết xây dựng kế hoạch quản lý, lựa chọn và xử lý linh hoạt các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình cụ thể của trường mình, đưa hoạt động GD của nhà trường đúng hướng đạt được mục tiêu đề ra góp phần phát triển nhân cách HS và nâng cao chất lượng GD toàn diện HS. Đồng thời GVCN cần phải có một số năng lực, tính cách để làm tốt công tác chủ nhiệm: như bình tĩnh biết tự kiềm chế, trung thực, giữ chữ tín, tự trọng, nhạy cảm sư phạm, có thể tiếp cận với nhiều đối tượng GD khác nhau, biết đối xử cá biệt hóa, có thể cảm hóa, thuyết phục, biết lập kế hoạch tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động, tự hoàn thiện và sáng tạo trong công việc.

1.3. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn QL công tác CNL tại các trường THPT huyện An Dương , với mong muốn đề xuất các biện pháp QL của Hiệu trưởng nhằm thúc đẩy công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới. Chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp là:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác CNL. Biện pháp 2: Lựa chọn, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp hợp lý.

101

Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng làm chủ nhiệm lớp cho giáo viên Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp.

Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa GVCNL với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.

Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế hỗ trợ chế độ chính sách đối với GVCNL. Biện pháp 7: Giao quyền tự chủ cho GVCNL.

1.4. Các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm nhằm kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi. Sau khi xử lý các số liệu thu về, kết quả bước đầu cho thấy cả 06 biện pháp đề xuất được các ý kiến đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi là tương đối cao. Như vậy, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, mục đích nghiên cứu đã đạt được, giả thuyết khoa học đã được kiểm chứng trên cơ sở sử dụng các biện pháp nghiên cứu đa dạng. Trong thực tế GD tại các trường THPT huyện An Dương, thành phố Hải Phòng khi các biện pháp được đề xuất trên được đưa vào vận dụng triệt để, một cách đồng bộ và coi nó như một quy trình QL của Hiệu trưởng thì chắc chắn chất lượng công tác chủ nhiệm lớp nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện HS nói chung sẽ được nâng lên rõ rệt, mang lại sự hứng khởi, tự tin cho đội ngũ GVCN, uy tín chất lượng GD chung của nhà trường sẽ ngày càng vang dội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)