Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 85 - 91)

50 85,7 14,3 4 Lập kế hoạch công tác chủ

3.3.5.Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.

GD trong và ngoài nhà trường.

3.3.5.1. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn:

* Mục tiêu:

Giáo dục HS là nhiệm vụ chung của Hội đồng nhà trường, giáo viên bộ môn không đứng ngoài công tác này. Trong nhà trường cần tạo ra sự đồng bộ, thống nhất giữa GVCNL và giáo viên bộ môn dạy ở lớp đó trong việc giáo dục học sinh vì vậy sự phối kết hợp chặt chẽ giữa GVCNL với giáo viên bộ môn dạy ở lớp đó là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng tốt với yêu cầu giáo dục toàn diện HS.

86

- Thống nhất các yêu cầu giáo dục đối với giáo viên bộ môn nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Theo dõi thường xuyên, nắm tình hình học tập của HS qua GVBM và thông báo cho GVBM biết các nội dung, các trọng tâm công tác GD của lớp trong từng thời kỳ.

- Làm cho GVBM có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh các học sinh có khó khăn về học tập và rèn luyện, đồng thời tiếp thu ý kiến phản ánh của giáo viên bộ môn để cùng hỗ trợ và phối hợp tác động tới lớp và tới từng học sinh.

3.3.5.2.Phối hợp giữa GVCN với tổ chức Đoàn và các đoàn thể khác trong nhà trường.

* Mục tiêu:

Nắm bắt được đặc điểm tâm lý HS là rất thích tham gia vào các hoạt động tập thể nên cần định hướng cho GVCNL cùng phối hợp với Đoàn thanh niên và các đoàn thể khác để mang đến cho các em thật nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động tập thể nhằm phát huy các tiềm năng, khơi dậy niềm đam mê học hỏi, khả năng vận dụng trong các tình huống thực tế giúp các em có được sự hiểu biết toàn diện với cuộc sống xã hội, biết yêu quý cuộc sống và giá trị sống.

* Nội dung:

Các hoạt động tập thể gồm :

+ Hoạt động văn hóa, văn nghệ: tổ chức các hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ, các hoạt động múa hát tập thể, các hội thi….

+ Các hoạt động xã hội: quyên góp ủng hộ sách vở, quần áo cho HS vùng sâu,vùng xa,ủng hộ đồng bào bị bão lũ lụt, cácbạn HS còn gặp nhiều khó khăn.. + Tham gia xây dựng bảo vệ MT: trồng cây, giữ trường xanh, sạch đẹp…

+ Tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội đang xâm nhập học đường. + Các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao…

+ Các hoạt động lao động công ích: dọn vệ sinh quanh trường lớp, trồng, chăm sóc cây xanh…

+ Các hoạt động giúp đỡ nhau trong học tập: Đôi bạn cùng tiến, học nhóm… * Cách thức tiến hành:

87

Trong các hoạt động này, GVCNL giữ vai trò cố vấn, giúp đỡ, tổ chức, điều khiển, quản lý còn Đoàn thanh niên đóng vai trò là người bao quát chỉ đạo, phối hợp chung các hoạt động trong nhà trường. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nâng cao nhận thức về xã hội, về ý thức công dân, tình yêu quê hương đất nước. Từ đó hình thành cho học sinh thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức giúp đỡ cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.3.5.3.Phối hợp giữa GVCNL với CMHS, Ban đại diện CMHS của lớp.

* Mục tiêu:

Phối hợp với CMHS là một nhiệm vụ cốt lõi của GVCN. Gia đình là môi trường gắn bó mọi thành viên bằng mối quan hệ huyết thống và sự chia sẻ chung hàng ngày những vấn đề của cuộc sống. Vì thế, gia đình có ảnh hưởng nhiều mặt đến trẻ em. Sự thành đạt và niềm vui của trẻ là mục tiêu thu hút sự nỗ lực của CMHS. Vì thế, CMHS dễ ủng hộ và phối hợp với nhà trường để giáo dục con em. Mỗi gia đình là một đơn vị độc đáo và có hoàn cảnh và lối sống riêng. Vì vậy, phối hợp cùng gia đình đòi hỏi có sự hiểu biết và có nhiều biện pháp đa dạng. Mặt khác, gia đình trong xã hội hiện đại chịu nhiều ảnh hưởng của đời sống kinh tế thị trường cũng như nhu cầu về tự do cá nhân, sự bình đẳng và dân chủ, điều đó thách thức với sự ổn định của gia đình và sự bình yên của trẻ em. Mặt khác, còn không ít CMHS do chưa nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng của gia đình đối với sự phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ và lối sống của con em nên chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức cuộc sống và văn hóa gia đình.

Sự phát triển của học sinh là mục tiêu chung của giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường; là điểm kết nối giữa GVCN và CMHS. Sự phối hợp giữa GVCN với CMHS phải dựa trên sự đồng thuận và hợp tác có trách nhiệm của cả đôi bên. Điều đó vừa đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

Mục tiêu cao nhất của giáo dục nói chung và công tác GVCN với CMHS nói riêng

là vì niềm vui và sự phát triển tốt nhất cho học sinh. Vì thế, sự phối hợp giữa GVCN và CMHS phải hướng đến bảo đảm cho từng học sinh những điều kiện học tập phù hợp

88

nhất có thể có, về cả vật chất và tinh thần, trong đời sống và sinh hoạt của HS ở nhà trường, gia đình và các môi trường khác.

* Nội dung:

Nhiệm vụ cơ bản của công tác GVCN với CMHS bao gồm:

+ Nâng cao nhận thức của CMHS về mục tiêu giáo dục và kế hoạch học tập của HS trong năm học, từng học kì.

+ Thống nhất kế hoạch phối hợp tác động đến HS giữa GVCN – BĐDCMHS.

+ Tổ chức phối hợp quản lý, hỗ trợ học tập và rèn luyện của HS ở trường cũng như ở gia đình.

+ Thông tin kết quả học tập và tu dưỡng của HS và xử lý thông tin phản hồi từ CMHS.

* Cách thức tiến hành:

Để đạt được mục đích nêu trên một trong những công việc cụ thể của GVCN trong công tác phối kết hợp với CMHS là thành lập các tổ chức của CMHS trong lớp được phân công phụ trách và thay mặt Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp, cách thức liên lạc giữa nhà trường và CMHS mà cầu nối là giáo viên chủ nhiệm.

Trong cuộc họp CMHS đầu năm của lớp, GVCN cần thông báo cho CMHS về chương trình học, kế hoạch hoạt động của nhà trường và của lớp trong năm học, trong từng học kì, thông báo về quy chế đánh giá HS.

Thành lập Chi hội CMHS của lớp. Bầu ban đại diện CMHS của lớp gồm một trưởng ban và 2 phó ban: lựa chọn những người nhiệt tình, có thời gian, có uy tín trong cộng đồng dân cư để họ có điều kiện quan tâm, giúp đỡ nhà trường về vật chất, tinh thần.

Phân công trách nhiệm trong Ban đại diện CMHS về các lĩnh vực hoạt động của chi hội; Lập các nhóm CMHS tự nguyện tham gia những loại hoạt động giáo dục học sinh (ví dụ, nói chyện về lịch sử quân sự Việt Nam, tư vấn chọn nghề nghiệp, hướng dẫn nữ công gia chánh, tổ chức đi tham quan, ...)

Xây dựng một số qui định chung về hoạt động của Chi hội CMHS cũng như cách thức, phương tiện được sử dụng để phối hợp chặt chẽ giữa Ban đại diện CMHS với nhà trường, giữa GVCN với CMHS, giữa CMHS với nhau và giữa chi hội với HS

89

của lớp; Thống nhất về kế hoạch hoạt động của chi hội trong học kì, toàn năm học và sự tham gia phối hợp của mỗi thành viên trong chi hội CMHS (ví dụ: kế hoạch cho HS đi tham quan, tìm hiểu nhà máy; tổ chức ngày sơ kết học kì 1; thăm gia đình HS; thăm nhà giáo viên;...).

Qui định về nội dung, phương tiện và quy cách liên hệ, phối hợp giữa CMHS với Ban đại diện CMHS và với GVCN cũng như với BGH nhà trường.

Qui định về việc đóng góp quĩ lớp, hỗ trợ xây dựng trường, lớp, quy chế khen thưởng HS, giúp HS nghèo, thăm HS ốm đau,...

Cách thức liên lạc giữa CMHS với GVCN

Để có thể liên lạc giữa GVCN với gia đình HS và CMHS cần thống nhất hệ thống thông tin liên lạc. Thông tin liên lạc là điều kiện bảo đảm sự phối hợp giữa GVCN và CMHS trong hoạt động giáo dục HS được chặt chẽ và thống nhất.

GVCN lớp cần:

- Xây dựng mạng lưới nhân sự tham gia vào truyền thông tin liên lạc giữa GVCN và CMHS như GVCN, ban đại diện CMHS, CMHS, học sinh, các cán bộ tổ, lớp, Đoàn, Đội; nhóm bạn của học sinh đều tham gia vào quá trình lưu chuyển thông tin. Tạo dựng đa dạng các phương tiện, con đường để truyền thông tin như: sổ liên lạc, điện thoại liên hệ, địa chỉ Web của trường - lớp, hộp thư điện tử , hòm thư góp ý, các cuộc họp, thăm hỏi lẫn nhau.

- Nội dung thông tin được chuyển tải từ gia đình đến nhà trường và ngược lại bao trùm rất nhiều lĩnh vực khác nhau: kế hoạch hoạt động của trường, lớp, kết quả, những dấu hiệu tốt/xấu trong quá trình học tập và tu dưỡng của HS ở trường, những yêu cầu đối với HS và CMHS, khuyến nghị về hoạt động giáo dục chung; những yêu cầu, đề xuất góp ý cho công tác phối hợp, những khó khăn trong quá trình thực hiện và đề nghị giúpđỡ.Đồng thời yêu cầu gia đình thông báo kịp thời với GVCNL về tình hình học tập, sinh hoạt, diễn biến tư tưởng, hành vi của con em mình ở gia đình, cộng đồng dân cư,… để từ đó phối hợp giáo dục.

- Quy định về qui trình, thủ tục để gửi tin, nhận tin và xử lý các thông tin thu được giữa CMHS và GVCN để duy trì sự hợp tác lâu dài.

90

* Mục tiêu:

Phần lớn thời gian học sinh sống và tham gia các hoạt động ở địa phương, nơi cư trú. Chính quyền và các đoàn thể địa phương là một lực lượng rất quan trọng trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Để làm tốt công tác GD học sinh, người Hiệu trưởng cần phải xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương một cách chặt chẽ.

* Nội dung và cách thức tiến hành:

Một số biện pháp xây dựng cơ chế phối hợp là:

- Tạo mối quan hệ mật thiết với đảng ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng… bằng các hình thức như: kết nghĩa, đỡ đầu, bảo trợ.

- Mời các bậc lão thành cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang đến nói chuyện truyền thống nhân dịp các ngày lễ lớn như: 22/12, 3/2/ 30/4, 1/5… để giáo dục truyền thống cho học sinh.

- Nhà trường chủ động trong việc kết hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội, tổ chức mạng lưới thông tin để nắm bắt tình hình học sinh ở ngay trong cộng đồng, ngoài những giờ các em học tập tại trường. Để kịp thời phối hợp GD học sinh khi phát hiện thấy HS vi phạm, cần có những biện pháp xử lý cụ thể (ví dụ: Phối hợp với công an xã, phường, tổ dân phố…)

- Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội như: tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện trọng đại do địa phương tổ chức như:

+ Hội diễn chào mừng ngày thành lập Đảng 3 – 2.

+ Hội diễn chào mừng thành công đại hội đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đảng các cấp…

+ Cùng tham gia cổ động cho ngày “Tiễn tân binh lên đường nhập ngũ” + Tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” + Tham gia các hoạt động từ thiện: ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, đồng bào khó khăn vùng sâu, vùng xa; giúp đỡ các em ở trường khuyết tật, các lớp học tình thương…

91

+ Tham gia các hoạt động công ích (giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp…) Qua các hoạt động đó vừa giúp HS có thêm những hiểu biết về xã hội, cuộc sống, vừa góp phần đẩy mạnh hoạt động văn hóa, chính trị ở địa phương. Thiết lập mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường và chính quyền địa phương,xây dựng được uy tín trong nhân dân, thu hút sự chú ý của cộng đồng, để từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD. Huy động cộng đồng cùng chăm lo, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường như: trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường, xây dựng sân chơi, bãi tập cho HS… nhằm giúp cho các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả.

3.3.5.5.Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban giám hiệu * Mục tiêu:

Sự phối hợp giữa Ban giám hiệu với các GVCNL trong trường nhằm đảm bảo chắc chắn các khối lớp có kế hoạch hoạt động riêng nhưng phải gắn liền với kế hoạch chung, các kế hoạch phải đồng bộ, thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một kế hoạch tổng thể chung trong toàn trường hoàn toàn phù hợp với mục tiêu GD toàn diện HS.

* Nội dung và cách thức tiến hành:

- GVCNL báo cáo định kỳ bằng văn bản vào ngày 30,31 hàng tháng về tình hình lớp, kết quả giáo dục, nguyện vọng của học sinh với Ban giám hiệu, đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục và đề nghị với lãnh đạo trường cùng phối hợp, thống nhất tác động sư phạm đối với cả lớp cũng như với từng học sinh.

- Khi được GVCNL báo cáo về tình hình học sinh, lãnh đạo nhà trường phải nhanh chóng hội ý, cùng tìm biện pháp giải quyết.

- Báo cáo bằng điện thoại thông tin nhanh và xin ý kiến phối hợp giải quyết về các sự việc đột xuất xảy ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 85 - 91)