Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 95 - 100)

50 85,7 14,3 4 Lập kế hoạch công tác chủ

3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để kiểm chứng các biện pháp trên chúng tôi khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp đã xây dựng. Chúng tôi xin ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, các GVCN có kinh nghiệm, các học sinh ở các trường THCS trong quận Lê Chân về tính thực tiễn,tính khả thi của các nhóm biện pháp qua trưng cầu ý kiến.

Ý kiến đánh giá của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của 4 trường THPT huyện An Dương số lượng 14 người, kết quả tổng hợp trong bảng sau:

96

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp của cán bộ quản lý BP Nội dung Ý kiến đánh giá Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần Cần thiết Khô ng cần Rất khả thi Khả thi Khô ng khả thi

1 Xây dựng kế hoạch quản lý công

tác chủ nhiệm lớp. 75% 25% 0% 70% 30% 0% 2 Lựa chọn, bố trí GVCNL hợp lý.

82% 18% 0% 88% 12% 0% 3 Bồi dưỡng kỹ năng làm công tác

CNL cho giáo viên. 90% 10% 0% 85% 15% 0% 4 Tăng cường kiểm tra đánh giá

công tác chủ nhiệm lớp. 63% 37% 0% 65% 35% 0% 5 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa

giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

88% 12% 0% 90% 10% 0%

6 Xây dựng cơ chế hỗ trợ chế độ chính sách đối với giáo viên chủ nhiệm lớp.

83% 17% 0% 65% 32% 3%

7 Giao quyền tự chủ cho giáo viên

chủ nhiệm lớp. 86% 14% 0% 85,7% 14% 0%

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 122 giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm ở 4 trường THPT huyện An Dương kết quả được tổng hợp như sau:

97

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp của giáo viên chủ nhiệm.

BP Nội dung Ý kiến đánh giá Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần Cần thiết Không cần Rất khả thi Khả thi Khô ng khả thi

1 Xây dựng kế hoạch quản lý công

tác chủ nhiệm lớp. 79% 21% 0% 95 25 0 2 Lựa chọn, bố trí giáo viên chủ

nhiệm lớp hợp lý. 88% 12% 0% 96% 4% 0% 3 Bồi dưỡng kỹ năng làm công tác

chủ nhiệm lớp cho giáo viên. 62% 32% 0% 80% 10% 10% 4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá

công tác chủ nhiệm lớp. 81% 19% 0% 77% 23% 0% 5 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa

giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

88% 12% 0% 83% 17% 0%

6 Xây dựng cơ chế hỗ trợ chế độ chính sách đối với giáo viên chủ nhiệm lớp.

92% 8% 0% 62% 21% 17%

7 Giao quyền tự chủ cho giáo viên

chủ nhiệm lớp. 92% 8% 0% 92% 8% 0%

Từ số liệu bảng 3.1 và 3.2 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Tất cả các biện pháp trên đều được đa số ý kiến của các cán bộ quản lý các trường, các giáo viên đã và đang làm công tác CNL đánh giá cao là rất cần thiết và cần thiết, không có ý kiến nào cho là không cần thiết.

98

100% số cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm tham gia khảo sát đánh giá biện pháp số 1, 2, 4, 5,7 là rất khả thi và khả thi, chỉ có 10% ý kiến cho rằng biện pháp số 3 - Bồi dưỡng năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên là không khả thi, biện pháp số 6 - Xây dựng cơ chế hỗ trợ chế độ chính sách đối với giáo viên chủ nhiệm có 17% ý kiến cho rằng là không khả thi, rất khó được áp dụng trong thời

gian tới nếu không có sự hướng dẫn thực hiện từ các văn bản mang tính pháp quy của các cấp lãnh đạo cao hơn.

99

Tiểu kết chƣơng 3

Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông góp phần rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh – thực hiện mục tiêu giáo dục. Đội ngũ giáo viên có năng lực làm công tác chủ nhiệm tốt, đồng thời cán bộ quản lý của nhà trường có những biện pháp hữu hiệu quản lý đội ngũ giáo viên sẽ góp phần tích cực đưa chất lượng giáo dục của nhà trường phát triển. Các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong đề tài cơ bản đã được thực hiện. Chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên là:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác CNL. Biện pháp 2: Lựa chọn, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp hợp lý.

Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giácông tác chủ nhiệm lớp

Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.

Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế hỗ trợ chế độ chính sách đối với GVCNL Biện pháp 7: Giao quyền tự chủ cho GVCNL.

Các biện pháp trên, theo chúng tôi là những biện pháp cơ bản cần phải đột phá. Các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho Hiệu trưởng trong việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

100

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 95 - 100)