Thực trạng công tác chủ nhiệmlớp ở các trƣờng THPThuyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 44 - 45)

thành phố Hải Phòng

Chúng tôi nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện An Dương và các biện pháp quản lý hoạt động này của Ban giám hiệu các trường để từ đó làm căn cứ đề xuất các biện pháp tổ chức và quản lý công tác này có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Để nghiên cứu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện An Dương – Hải Phòng, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phương pháp trò chuyện, phỏng vấn.

2.2.1.Thực trạng về đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp

Học sinh được nhà trường biên chế thành các lớp học, mỗi lớp học được phân công cho một GVCNL quản lý. GVCNL là thành viên của Hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và CMHS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng GD toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Người GVCNL có các chức năng: Chức năng quản lý, chức năng giáo dục, chức năng đại diện. Đối tượng quản lý, giáo dục của người GVCNL là các em học sinh. Mỗi HS có một đặc điểm phát triển tâm sinh lý khác nhau, mỗi hoàn cảnh sống, môi trường khác nhau nên công việc của người GVCNL là một công việc mang tính sư phạm, tính tình huống và tính nghệ thuật cao. Chất lượng công tác CNL phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ GVCN. Đó là trình độ đào tạo, thâm niên làm công tác chủ nhiệm, giới tính, độ tuổi, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình trong công việc, cách ứng xử trước mỗi tình huống giáo dục.

45

Bảng 2.2. Tổng hợp về đội ngũ GVCNLcác trƣờng THPT huyện An Dƣơng

Khối Số GVCN Nữ Tuổi bình quân Trình độ trên chuẩn Bình quân thâm niên làm CNL (năm) Xếp loại hoàn thành tốt công tác CNL 10 37 33 34 7 5 6 11 42 37 33 9 9 15 12 43 38 37 12 9 18 TTr 122 108 35 28 8 39

Theo số liệu bảng 2.2 khảo sát về thực trạng đội ngũ GVCNL của các trường THPT huyện An Dương cho thấy: Số GVCNL là nữ chiếm đại đa số, điều đó có thể tin tưởng rằng công tác CNL có nhiều khả năng được làm tốt bởi giáo viên nữ hơn các đông nghiệp là nam, đặc biệt là các đồng chí giáo viên nữ có tính tỷ mỉ, chi tiết, sát sao, cẩn thận...

Trình độ đào tạo của GVCN trên chuẩn là 28/108 cho thấy rằng đội ngũ giáo viên làm công tác CNL của các nhà trường có đồng chí chất lượng chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản, có khả năng tiếp thu những kỹ năng và kinh nghiệm để làm tốt công tác CNL.

Độ tuổi trung bình của GVCN của các trường là 35 tuổi, thâm niên làm công tác CNL là 8 năm cho ta nhận xét rằng đại đa số GVCN còn rất trẻ, có nhiều đồng chí mới ra trường, quá trình tích lũy kinh nghiệm làm công tác CNL chưa nhiều, chưa đáp ứng được với đòi hỏi công việc mà họ đang đảm nhiệm – một công việc cần rất nhiều kinh nghiệm, cần nhiều tính sư phạm và tính nghệ thuật.

Có 39/122 chiếm 32%trong tổng số GVCNL được đánh giá là làm tốt công tác CNL điều này cho thấy đội ngũ GVCNL của các trường rất cần thiết được học tập bồi dưỡng về các kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm làm CNL để có thể đáp ứng với yêu cầu công việc.

2.2.2. Thực trạng về năng lực thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp của GVCN tại các trường THPT huyện An Dương

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)