Biện pháp 7: Giao quyền tự chủ cho GVCNL.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 92 - 94)

50 85,7 14,3 4 Lập kế hoạch công tác chủ

3.3.7.Biện pháp 7: Giao quyền tự chủ cho GVCNL.

* Mục tiêu: Phát huy yếu tố cá nhân như: năng lực, sức sáng tạo của GVCNL. Bên cạnh đó do hiện nay học sinh có biến động rất lớn về mặt tâm sinh lý cũng như hình thể. Các em bị tác động từ xã hội, môi trường sống, gia đình và thể hiện trong lớp học rất đa dạng nên mỗi giáo viên chủ nhiệm cần chủ động lựa chọn nội dung giáo dục, thời gian thực hiện, phương pháp thực hiện sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm để công tác chủ nhiệm có thể đạt hiệu quả cao.

* Nội dung và cách thức tiến hành.

Một số nội dung được giao cho GVCNL tự chủ + Xây dựng nội quy lớp học.

Ở mỗi lớp học với các học sinh khác nhau, môi trường sống khác nhau và các điều kiện tâm lý khác nhau mỗi giáo viên phải tìm ra cách thức quản lý phù hợp với đối tượng lớp chủ nhiệm của mình.

93

Các nội quy và quy tắc ứng xử là khác nhau ở mỗi lớp học nhưng muốn quản lý hiệu quả lớp học thì tất cả các GVCN đều cần đến chúng. Bên cạnh các nội quy, quy định của nhà trường GVCN và học sinh trong lớp cần chủ động tham gia xây dựng nội quy riêng sao cho phù hợp với lớp mình. Các nội quy và quy tắc ứng xử được xây dựng tại lớp tránh được tính áp đặt, giúp học sinh thấy được tính cần thiết của nội quy và dễ chấp nhận thực hiện nó.

+ Can thiệp khen thưởng, kỉ luật.

Với các hành vi phù hợp, có tính tích cực hoặc các hành vi tiêu cực dừng đúng lúc GVCNL cần chủ động khen thưởng, động viên học sinh kịp thời. Phần thưởng hiện hữu cho học sinh là sự ghi nhận kịp thời của GVCN và tập thể lớp.

Với các hành vi không phù hợp ở mức độ vi phạm nhẹ GVCN có thể đưa ra một số hình phạt trực tiếp. Để tránh đưa đến hệ quả tiêu cực của biện pháp này trong nội quy và quy tắc ứng xử của lớp cần nêu rõ hành vi cụ thể nào sẽ dẫn đến hình phạt này. Hoặc trong một số trường hợp các lỗi vi phạm lặp lại nhiều lần GVCN chủ động kết hợp với gia đình học sinh để cùng giáo dục.

Sự can thiệp khen thưởng, kỉ luật kịp thời của GVCN tạo ra sự công bằng trong lớp học, đó là một trong những yếu tố giúp người GVCN quản lý lớp học có hiệu quả.

+ Điều chỉnh nội dung sinh hoạt phù hợp với tình hình lớp học

Để phát huy tác dụng của tiết sinh hoạt lớp các GVCN cần được chủ động thiết kế nội dung tiết sinh hoạt, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS trong lớp dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. Nhu cầu được là thành viên của một nhóm đối với lứa tuổi HS trung học là rất quan trọng. Khi các em có lòng tin vững chắc rằng chúng là thành viên của lớp và có vị trí nhất định trong đó, chúng sẽ nỗ lực cố gắng và hợp tác vì một mục đích chung.

+ Chọn thời gian, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.

94

Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc tổ chức hoạt động theo từng nhóm nhỏ, theo qui mô lớp là cần thiết.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động không có tính pháp quy cao như hoạt động học tập. Thực tế sự đánh giá về học sinh cũng ít chú trọng tới mặt này. Song một trong lý do hoạt động này chưa hiệu quả đó là sự hấp dẫn của nó đối với học sinh còn hạn chế. Học sinh THPT là lứa tuổi muốn thể hiện mình nên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm lý, phù hợp với đặc điểm học sinh của từng trường, biết khơi dậy tiềm năng của học sinh chắc chắn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Làm thế nào để thu hút học sinh tham gia hoạt động ? Điều đó không chỉ bằng các biện pháp bắt buộc mà phải bằng cách tạo cho học sinh yêu thích, hứng thú hoạt động.

Trong quá trình tổ chức thông qua hoạt động tập thể chúng ta có thể giao việc, cá biệt hoá, động viên, khích lệ học sinh còn mắc nhiều khuyết điểm từ đó các em tự tin, tự giác hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó tùy theo tình hình thực tế các sự kiện đang diễn ra của lớp học mà GVCN có thể lựa chọn nội dung hoạt động cho phù hợp. Ví dụ khi lớp đang có hiện tượng học sinhcòn ham chơi, nghịch ngợm, bắt đầu có biểu hiện ngồi chơi hàng quán, giáo viên có thể cho các em đóng tiểu phẩm phòng chống ma tuý, nhập vai các nhân vật, từ đó tự giáo dục bản thân.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 92 - 94)