Đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệmlớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT huyện An Dƣơng, Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 55 - 60)

50 85,7 14,3 4 Lập kế hoạch công tác chủ

2.4. Đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệmlớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT huyện An Dƣơng, Hải Phòng.

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác CNL và việc quản lý công tác CNL ở các trường THPT huyện AN Dương chúng tôi thấy mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn.

* Những thuận lợi

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có uy tín trong nhà trường và với nhân dân.

- Khi nhận lớp, GVCNL đều được tìm hiểu HS về mặt: chất lượng học tập, rèn luyện ở lớp dưới, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng HS. Từ đó xây dựng kế hoạch công tác CNL và đưa vào sổ chủ nhiệm.

- Các GVCNL đều quan tâm, thực hiện đủ các chương trình giáo dục chung như: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt đầu tuần.

- GVCNL biết kết hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý, giáo dục HS trong lớp và HS toàn trường, phối hợp với CMHS để quản lý, giáo dục HS thông qua các buổi họp CMHS.

- Về mặt quản lý, Ban giám hiệu lựa chọn và phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp hợp lý, có lập kế hoạch cho quản lý công tác chủ nhiệm và quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó BGH đã có các hình thức kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm

* Những vấn đề tồn tại cần giải quyết

56

- Xây dựng kế hoạch hóa là một chức năng quan trọng không thể thiếu của QL nói chung. Trong thực tiễn QL, việc kế hoạch hóa các mặt công tác, các hoạt động của tổ chức có thể được coi là biện pháp QL chỉ đạo quan trọng.

- Kết quả khảo sát cho thấy nhà trường chưa xây dựng kế hoạch công tác CNL thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động HS không cụ thể. Công tác kế hoạch hóa còn tồn tại bất cập.

+ Bồi dưỡng đội ngũ GVCN:

- Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCNL chưa nhiều. Đội ngũ GVCN cần phải được bồi dưỡng về kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác CNL nên trong công tác thực tế ở trường nhiều thầy cô còn lúng túng.

- Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN.

+ Kiểm tra, đánh giá:

- Việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn cứ đánh giá chưa khoa học, chưa phù hợp, chưa động viên được các chủ nhiệm lớp tích cực, chưa chỉ ra được điểm yếu, điểm cần khắc phục của các chủ nhiệm lớp còn yếu kém.

+ Thi đua - khen thưởng động viên:

- Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên cho nên kết quả xếp loại thi đua còn chưa thật chuẩn xác, chưa động viên được các GVCN của các lớp có nhiều khó khăn .

- Về chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận. Do đó dẫn tới tình trạng nhiều giáo viên không muốn làm công tác CNL vì quyền lợi không hơn gì GVBM mà trách nhiệm lại nặng nề, đầu tư thời gian nhiều

57

hơn. Nhiều GVCNL muốn xin thôi để đầu tư vào giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi hơn là GVCNL giỏi.

+ Lý do khách quan khác:

- Do xu thế chung của xã hội (nhiều thầy, cô, học sinh, CMHS ) chỉ quan tâm đến dạy học văn hóa, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện.

- Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, HS tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tư tưởng lười lao động, lười học tập; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như: văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, chia bè phái gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử,…

Những lý do trên là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác giáo dục của GVCNL ở các trường THPT nói chung và các trường THPT huyện An Dương nói riêng. Để khắc phục được tình trạng này bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của từng GVCNL rất cần có sự phối hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình của chính học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh yêu trường, yêu lớp, kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè, tích cực rèn luyện và học tập? Đó là những câu hỏi đặt ra cần được các nhà quản lý trường học: Ban giám hiệu và các GVCNL giải đáp.

58

Tiểu kết chƣơng 2

Từ thực trạng công tác CNL ở các trường THPT huyện An Dương, Hải Phòng chúng tôi thấy:

* Kết quả thành công:

- Những kết quả đã làm được của hiệu trưởng và GVCNL các trường: Hầu hết các cấp quản lý đều thấy được tầm quan trọng của người GVCNL. Vì vậy đa số các hiệu trưởng đều xây dựng kế hoạch, biện pháp để chỉ đạo, quản lý hoạt động của GVCNL phù hợp với điều kiện thực tế của trường nhằm đem lại hiệu quả cao về chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng các trường đều có ý thức nâng cao chất lượng đội ngũ GVCNL, tổ chức các đợt thi đua khen thưởng, chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm theo chu kỳ. Góp phần đưa chất lượng giáo dục THPT huyện An Dương, Hải Phòng từng bước phát triển (trong xu thế chung của giáo dục Hải Phòng đang phát triển mạnh)

* Những hạn chế:

- Một bộ phận các hiệu trưởng chưa thực sự quan tâm, xây dựng được kế hoạch dài hạn công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCNL

- Về phía giáo viên một số còn chưa có ý thức phấn đấu vươn lên nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp.

* Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân chủ quan

- Một bộ phận nhỏ GVCNL thiếu kinh nghiệm làm công tác CNL.

- Về chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận.

- Việc động viên khen thưởng cho GVCNL còn ít hoặc chưa kịp thời.

- Các cấp quản lý giáo dục từ Sở đến nhà trường chưa tổ chức thường xuyên hội nghị rút kinh nghiệm về công tác GVCNL; ít sinh hoạt chuyên đề công tác GVCNL hay hội thi GVCNL giỏi.

+ Nguyên nhân khách quan

- Do xu thế chung của xã hội (nhiều thầy, cô, học sinh, cha mẹ học sinh ) chỉ quan tâm đến dạy học văn hóa, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện.

59

- Thiếu các văn bản pháp quy, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên về công tác chủ nhiệm từ trên xuống.

- Do trình độ của phụ huynh còn hạn chế.

Những lý do trên là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác giáo dục của GVCNL ở các trường THPT. Để khắc phục được tình trạng này bên cạnh sự nỗi lực, cố gắng của từng GVCNL cần có sự phối hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình của chính học sinh.

Từ thực trạng công tác CNL ở các trường THPT huyện An Dương, Hải Phòng chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tại các trường THPT huyện An Dương, Hải Phòng.

60

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)