Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giácông tác chủ nhiệmlớp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 82 - 85)

50 85,7 14,3 4 Lập kế hoạch công tác chủ

3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giácông tác chủ nhiệmlớp

* Mục tiêu:

Việc Ban giám hiệu tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp để nắm bắt kịp thời mọi diễn biến, tình hình công tác dạy và học của các lớp trong nhà trường từ đó có biện pháp tư vấn, thúc đấy kịp thời, đưa ra phương án giải quyết tối ưu những vấn đề nảy sinh, giúp GVCN nhận ra các ưu khuyết điểm của bản thân cùng hoàn thiện và hướng đến các hoạt động GD có hiệu quả hơn.

* Nội dung:

- Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các phó hiệu trưởng hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCNL.

83

- Kiểm tra gián tiếp qua xếp loại thi đua, qua báo cáo của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, cá nhân.

- Kiểm tra trực tiếp qua hồ sơ, sổ sách như: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm, sổ sinh hoạt chuyên môn,…

- Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hoạt động các phong trào của lớp,…

- Đề ra thống nhất tiêu chuẩn đánh giá công tác GVCNL. Cho giáo viên đăng ký GVCNL giỏi để làm căn cứ đánh giá cuối năm. Ví dụ: ngoài các tiêu chuẩn về giảng dạy, ngày giờ công, để đạt được danh hiệu GVCNL giỏi thì lớp chủ nhiệm phải đạt danh hiệu lớp tiên tiến, GVCNL xuất sắc thì lớp phải đạt danh hiệu lớp xuất sắc.

- Căn cứ vào từng đợt kiểm tra định kỳ (tháng 11, tháng 3, cuối năm) và qua các phong trào thi đua cùng với chất lượng về mặt học tập, chất lượng giảng dạy, giáo dục và điểm tổng kết thi đua của lớp để xếp loại thi đua cho GVCN.

- Công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra đánh giá công tác CNL. Người cán bộ quản lý nhà trường cần xác định: Kiểm tra để ngăn ngừa, tư vấn và thúc đẩy. Khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác CNL thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến; đặc biệt tôn trọng và giữ uy tín cho giáo viên. Khi gặp những tình huống cụ thể có thể giúp đỡ giáo viên một cách trực tiếp hoặc thông qua tập thể tạo cơ hội cho họ phát huy những mặt mạnh của mỗi giáo viên, hạn chế mặt yếu kém. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, cần lưu ý để phát hiện, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong công tác CNL như: sự phân biệt, đối xử không công bằng của GVCNL với học sinh, nâng đỡ, thiên vị những học sinh được gia đình nhờ giúp đỡ….

* Cách thức tiến hành

Tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm định kỳ công tác CNL theo chuyên đề

- Sau mỗi tháng, cuối đợt thi đua tại cuộc họp giao ban trưởng ban thi đua sẽ thay mặt ban thi đua đánh giá kết quả thi đua từng khối, lớp từ đó GVCNL thấy được mức độ tiến bộ hoặc lùi của lớp mình chủ nhiệm.

84

- Giao ban theo chuyên đề: giáo viên chủ nhiệm được phân công trình bày kết quả chuyên đề mình đã thực hiện. Từ đó các giáo viên chủ nhiệm khác đúc kết, rút kinh nghiệm tìm biện pháp phù hợp cho lớp mình chủ nhiệm.

Tổng kết công tác chủ nhiệm lớp sau mỗi học kỳ và cuối năm học

Động viên thi đua, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần trong công tác CNL. Với bất kỳ một hoạt động công tác nào thì việc động viên khen thưởng kịp thời của cấp trên là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực thúc đẩy họ cố gắng vươn lên.

- Đối với GVCNL, Hiệu trưởng phải quan tâm tới họ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên, chia sẻ kịp thời với những niềm vui, nỗi buồn, những lo toan, trăn trở trong cuộc sống cũng như trong công tác CNL.

- Xây dựng những chỉ tiêu và định hướng cho các nội dung giáo dục tùy theo từng thời kỳ, từng năm học.

- Căn cứ vào các ngày lễ lớn để xây dựng chủ đề phát động các đợt thi đua: + Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam (20-11), tổ chức cuộc thi đua với chủ đề ”Thi đua dạy tốt – học tốt”.

+ Kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22 – 12) với chủ đề “Chúng em hành quân theo chân những người anh hùng” bằng các hoạt động văn hóa, văn nghệ…

Lãnh đạo nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, tập thể giáo viên xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá cụ thể, thống nhất và ban hành ngay từ đầu mỗi đợt thi đua để làm căn cứ đánh giá cuối đợt.

- Tôn trọng nguyên tắc khen thưởng đúng người, đúng việc, đảm bảo dân chủ, công khai trong đánh giá, khen thưởng. Qua mỗi đợt thi đua đều có định mức khen thưởng cho từng tập thể, cá nhân HS và GVCNL, tạo ra động cơ lành mạnh, kích thích mọi thành viên đều cố gắng vươn lên và tự khẳng định mình trước tập thể.

- Xây dựng danh hiệu GVCNL giỏi, tập thể HSTT, chi đoàn vững mạnh… - Tổ chức đăng ký GVCNL giỏi theo chuẩn.

- Chỉ đạo và tổ chức thi GVCNL giỏi hàng năm. - Có chế độ ưu đãi hợp lý đối với GVCNL giỏi.

85

- Để đảm bảo được tính khách quan, công bằng, vô tư trong công tác kiểm tra, đánh giá công tác CNL, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá cụ thể dựa trên văn bản luật, dưới luật do Bộ GD&ĐT ban hành. Chất lượng văn hóa trong nhà trường được thể hiện khá cụ thể và rõ ràng, song chất lượng giáo dục thì lại khó định lượng và khó đánh giá. Do đó để việc kiểm tra, đánh giá công tácCNL một cách khoa học, tránh hình thức và có hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm sau đây trong công tác kiểm tra:

- Cần xây dựng chuẩn đánh giá GVCNL giỏi.

- Kiểm tra việc đánh giá học sinh của GVCNL sao cho thống nhất trong toàn trường, theo hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh. Cần tránh tình trạng GVCNL quá dễ dãi hoặc quá khắt khe trong việc đánh giá.

- Cần thống nhất nội dung của mỗi đợt kiểm tra, việc kiểm tra cần nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm cụ thể trong các biên bản và thông báo kết quả tại các buổi họp GVCNL và Hội đồng nhà trường.

- Áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng thực trạng của công tác CNL, kịp thời có hướng điều chỉnh hoặc xử lý khi phát hiện sai lệch.

Đánh giá GVCNL không chỉ dựa vào những thành tích cao của lớp chủ nhiệm mà phải xem xét công sức họ bỏ ra để vực một lớp yếu, trung bình lên khá, tốt; giảm HS học yếu và HS có hạnh kiểm yếu kém.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)