2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.1.2. Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào Đời sống văn hoá
Đời sống văn hoá
Có nhiều cách tiếp cận văn hoá, theo đó có nhiều cách tiếp cận về đời sống văn hoá. Khái quát lại thì có ba cách tiếp cận chủ yếu: một là đời sống văn hoá với tính cách phương diện của đời sống xã hội; hai là đời sống văn hoá với tính cách cộng đồng văn hoá – lịch sử; ba là đời sống văn hoá với tính cách một thực thể xã hội.
Với tính cách một phương diện của đời sống xã hội, đời sống văn hoá
bao gồm tất cả các hoạt động của xã hội, của cộng đồng, của từng cá nhân mà nhằm hướng tới mục đích hoàn thiện con người, tức là hướng tới mục tiêu văn hoá. Theo ý nghĩa phổ thông này, nói tới đời sống văn hóa thường là nói tới hoạt động giáo dục, đào tạo; hoạt động truyền thông, nâng cao dân trí; hoạt động văn học nghệ thuật; hoạt động thể thao; hoạt động du lịch; hoạt động xây dựng thuần phong mỹ tục; hoạt động y tế giữ gìn, nâng cao sức khỏe; hoạt động xây dựng gia đình văn hoá, nuôi con khỏe, dạy con ngoan... Cách tiếp cận này tuy dễ được chấp nhận hơn cả, nhưng mới chỉ mô tả hình thức biểu hiện bên ngoài mà chưa đi sâu vào bản chất đời sống văn hoá; hơn nữa cũng dễ bỏ qua ý nghĩa văn hoá của hàng loạt phương diện khác như văn hoá kinh tế, văn hoá chính trị, văn hoá xã hội, văn hoá quân sự…
Với tính cách cộng đồng văn hoá – lịch sử, đời sống văn hóa được hiểu
văn hóa nhất định của cộng đồng trong lịch sử. Cách tiếp cận này có ưu điểm ở sự thâu tóm hầu hết mọi mặt đời sống cộng đồng, không chỉ bao quát toàn bộ đời sống tinh thần của con người mà còn “bóc tách” được những giá trị văn hóa nảy sinh trong sản xuất vật chất và tổ chức đời sống vật chất, cũng như những giá trị văn hoá đánh dấu bản thân trình độ tổ chức xã hội – cộng đồng. Hơn nữa, cách tiếp cận này còn vạch rõ những nét bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, đánh dấu một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội trong quá trình sáng tạo “tự nhiên thứ hai”. Riêng đối với lĩnh vực tinh thần, cách tiếp cận này không đưa toàn bộ hoạt động tinh thần vào nội hàm đời sống văn hoá, mà chỉ chắt lọc các giá trị văn hóa phản ánh sự sáng tạo và nhân văn trong đó, gồm tổng hòa những thành tựu triết học, khoa học, nghệ thuật, pháp luật, đạo đức, tôn giáo... hợp thành lĩnh vực tinh thần của xã hội [9; 25]. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn nặng về mô tả đặc trưng mà chưa vạch rõ cấu trúc vận hành của bản thân đời sống văn hoá.
Tiếp cận với tính cách thực thể xã hội cho phép bổ khuyết những cách tiếp cận trên. Theo đó, đời sống con người về bản chất là đời sống có văn hóa
và đời sống nhằm thực hiện hệ giá trị văn hoá. Toàn bộ các phương thức hoạt
động sống của con người, kể cả những hoạt động sống vốn thuộc bản năng, cũng luôn được chế ước bởi các thang bậc chuẩn mực văn hóa nhất định, và đến lượt nó lại làm nảy sinh giá trị văn hóa. Nói cách khác, đời sống văn hoá là tổng thể các phương thức hoạt động sống thể hiện chân – thiện – mỹ, gồm hệ chế định mà con người và cộng đồng không những sáng tạo nên giá trị văn hoá mà còn tự lớn lên về mặt giá trị văn hoá. Chính là thế mà chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nhìn nhận: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [6;431].
Với tính cách thực thể xã hội, khái niệm “đời sống văn hoá” cơ bản có cấu trúc tương tự khái niệm “đời sống vật chất”. Đó là tổng hoà các hoạt động sản xuất và đời sống bao hàm bốn khâu cơ bản: sản xuất – trao đổi – phân
phối – tiêu dùng. Tuy nhiên, do những khâu ấy đóng vai trò rất khác khi được
vận dụng xem xét đời sống tinh thần và đời sống tổ chức xã hội – các thành tố nhất thiết khác cấu thành đời sống văn hoá – nên cần được cấu trúc lại trong
khái niệm đời sống văn hoá. Tương dung với khâu “sản xuất vật chất” là khâu
“khám phá, sáng tạo văn hóa”; tương dung với hai khâu “trao đổi lao động” và “phân phối sản phẩm” là khâu “giao lưu, tiếp biến văn hóa”; tương dung với khâu “tiêu dùng sản phẩm” là khâu “đánh giá, hưởng thụ văn hóa”; còn khâu thứ tư của đời sống văn hoá là “nhập thân, toả sáng văn hóa” thì không nhất thiết phải có ở đời sống vật chất. Đương nhiên, việc tiêu dùng vật chất cũng mang ý nghĩa phát triển con người, nhưng rõ ràng chỉ thuần về phát triển thể chất, còn cách tiêu dùng vật chất ngày càng mang tính người lại thuộc về
phạm trù đời sống văn hoá. Hơn nữa, văn hoá là cái mà càng đem ra tiêu dùng thì càng lớn thêm, toả sáng mạnh hơn.
Với ý nghĩa là tổng hòa các thành tố trên đây, đời sống văn hóa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển cộng đồng và xây dựng con người, trở thành nhân tố cốt lõi hàng đầu thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thúc đẩy cộng đồng tự hoàn thiện các quá trình hoạt động sống chung. Việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào dựa trên cách tiếp cận này.
Đời sống văn hoá trong quân đội cũng bao gồm tổng hoà các phương thức hoạt động sống về phương diện văn hoá, song diễn ra trong môi trường sống đặc biệt là môi trường tổ chức và hoạt động quân sự. Một mặt, đời sống văn hoá trong quân đội vừa mang đầy đủ những nét chung của đời sống văn hoá trong cộng đồng xã hội. Mọi phương thức hoạt động sống về phương diện văn hoá như khám phá và sáng tạo văn hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, đánh giá và hưởng thụ văn hóa, nhập thân và toả sáng văn hóa. Mặt khác, đời sống văn hoá trong quân đội vừa mang tính đặc thù quân sự, vừa thể hiện tính đa diện của vòng cộng đồng văn hoá quân nhân – công dân.
Tính đa diện của vòng cộng đồng văn hoá quân nhân – công dân thể hiện ở chỗ, đã là cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào thì trong đời sống văn hóa phải giữ vững định hướng giá trị cách mạng, đặc biệt là bản lĩnh chính trị, có sự hiểu biết và niềm tin sâu sắc vào chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc, có trình độ hoạt động quân sự. Đồng thời,
với tư cách công dân, cán bộ, chiến sĩ phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến
pháp và pháp luật; vững tin vào sự phát triển đất nước; đoàn kết, chân thành, thẳng thắn, trung thực; giàu lòng nhân ái, khoan dung, hết mực thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, công tác; tinh tế trong ứng xử, khiêm tốn, giản dị, siêng năng, dẻo dai, cố gắng, tiết kiệm, không lãng phí...
Tính đặc thù của đời sống văn hoá trong môi trường quân sự thể hiện ở
tất cả các yếu tố cấu thành: khám phá, sáng tạo văn hóa; giao lưu, tiếp biến
văn hóa; đánh giá, hưởng thụ văn hóa; nhập thân, toả sáng văn hóa.
Khám phá, sáng tạo văn hoá là hoạt động cơ bản của đời sống văn hoá,
tạo ra cơ sở, tiền đề để thực hiện các phương thức hoạt động sống khác. Trong môi trường quân đội, việc khám phá, sáng tạo văn hoá tập trung trước hết ở sự sáng tạo nên các trị văn hoá quân sự tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc. Đó là tư tưởng và học thuyết quân sự, phương châm tổ chức và hoạt động quân
sự, nếp sống kỷ luật và những quan hệ cơ bản trong quân đội, nghệ thuật tác chiến của các lực lượng vũ trang…
Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong quân đội là giao lưu, tiếp biến văn hóa
có tổ chức, có kế hoạch, nhằm tập trung hướng tới phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ chính trị trung tâm của từng đơn vị quân đội.
Đánh giá, hưởng thụ văn hóa trong quân đội cũng được tiến hành một
cách có kế hoạch, trên cơ sở hệ tiêu chí chung và chế độ, tiêu chuẩn bảo đảm nhu cầu văn hoá theo quy định thống nhất, nhất quán.
Nhập thân, toả sáng văn hóa trong quân đội tập trung hướng đến xây
dựng, rèn giũa, phát huy vai trò và tôn vinh nhân cách quân nhân cách mạng, học tập điểm sáng văn hoá quân sự của các đơn vị quân đội tiêu biểu.
Từ tất cả các phương diện tiếp cận trên đây, có thể thấy đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là tổng hoà các phương thức hoạt
động sống về phương diện văn hoá của sĩ quan, chiến sĩ, bao gồm khám phá và sáng tạo văn hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, đánh giá và hưởng thụ văn hóa, nhập thân và toả sáng văn hóa, song diễn ra trong môi trường sống đặc biệt – môi trường quân sự ở đơn vị cơ sở.
Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào chứa đựng dấu ấn văn hoá với những sắc thái riêng của các vùng, miền và các tộc người.
Các bản làng Lào thanh bình và êm ả cũng là xứ sở của những điệu dân ca tình tứ, mang sắc thái riêng từng vùng, từng miền, từng bộ tộc, nhưng vẫn mang nét âm điệu chung đậm đà của đất nước Lào. Những nhà nghiên cứu từng khái quát: giọng “lượn” của người Mông trên rẻo cao ấm áp, thủy chung; giọng “tơm” của cô gái Lào Thơng ở cao nguyên Hạ Lào nghe chân thành, tha thiết. Người dân Lào nào cũng biết hát, lăm, khắp, múa... Đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào, nhất là ở đơn vị cơ sở, trong chiến tranh trước đây cũng như trong thời bình hiện nay, lời ca ấy, điệu múa ấy cũng
thường xuyên vang vọng và mang đậm chất liệu dân gian thân thiết. Có thể nói mỗi cán bộ, chiến sĩ dường như đồng thời là một ca sĩ.
Đóng quân ở vùng miền nào thì cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào cũng đều nhanh chóng hoà nhập với môi trường văn hoá mang đậm chất riêng của vùng miền ấy. Chẳng hạn, bộ đội các đơn vị ở miền Nam đều biết lăm như: Lăm tới, Lăm tắt, Lăm long, Lăm Phú Thay, Lăm Tăng Vải... Bộ đội đóng quân ở miền Trung và miền Bắc đều biết hát Khắp như: Khắp Ngưm ở tỉnh Viêng Chăn; Khắp Thúm ở tỉnh Luông Phạ Bang; Khắp Thái đỏ và Thái đen ở tỉnh Xiêng Khuang và tỉnh Hửa Phăn. Nói chung, người dân các bộ tộc Lào đều biết Hát, Lăm, Khắp và biết múa Lăm Vông. Những hình thức sinh hoạt văn hoá sinh động ấy trở nên phổ biến trong các đơn vị cơ sở.
Múa khèn của dân tộc Mông đòi hỏi tài năng, vừa thổi khèn vừa múa, có
khi lộn mình mấy vòng mà tiếng khèn không dứt một giây. Các ngày hội, ngày nghỉ, nhiều đơn vị thường tự tổ chức cho bộ đội thi múa khèn. Múa đâm trâu của dân tộc Lào Thơng cũng không hề thua kém múa khèn, nom thật
hùng dũng, giữa tiếng reo hò, tiếng chiêng đồng vang động, nghệ sĩ múa oai phong như một chiến sĩ xông xáo giữa trận mạc. Điệu múa đó thể hiện rõ nghệ thuật của một dân tộc bất khuất và dũng cảm, bình dị và chân thật. Sắc thái riêng trong truyền thống văn hóa của các bộ tộc Lào tự nó đã mang đậm tinh thần thượng võ, rất phù hợp với hoạt động quân sự và mang tính đại chúng nên được cán bộ, chiến sĩ yêu chuộng, nhất là ở đơn vị cơ sở.
Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào mang đặc trưng phản ánh tính chất của đơn vị cơ sở.
Trong thực tế, đặc trưng đời sống văn hóa đơn vị cơ sở chủ yếu và trước hết thể hiện là nơi mà cộng đồng quân nhân của cả cán bộ và chiến sĩ gắn bó chặt chẽ với nhau 24 giờ trên 24 giờ. Không chỉ đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quân sự trung tâm của đơn vị mà đối với mọi hoạt động sống như ăn, ở, ngủ, nghỉ, đi lại, giao tiếp... của bộ đội đều chịu sự quản lý, điều chỉnh,
điều tiết của các quy định về hành chính quân sự. Chính vì vậy, mọi đặc trưng điển hình nhất của đời sống văn hóa trong Quân đội nhân dân Lào đểu được thể hiện trước hết ở các đơn vị cơ sở đi đúng định hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại.
Hơn nữa, mọi phương diện tổ chức và hoạt động trong đời sống văn hoá ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào luôn mang tính trực tiếp. Đây là nơi cán bộ, chiến sĩ trực tiếp khám phá, sáng tạo văn hóa, làm nảy sinh những giá trị văn hoá cụ thể trong nhân cách bộ đội và tập thể quân nhân, đồng thời hàng ngày hàng giờ tác động trở lại đơn vị. Đây cũng là nơi cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tổ chức các mặt hoạt động văn hoá, tiến hành giao lưu, tiếp biến văn hóa, xây dựng và tuân thủ các quan hệ văn hoá để làm phong phú, hài hoà môi trường sống của đơn vị. Đây còn là nơi cán bộ, chiến sĩ trực tiếp đánh giá, hưởng thụ văn hóa, đưa mọi chế độ, tiêu chuẩn về nhu cầu văn hoá đến tận tay bộ đội. Đặc biệt, việc nhập thân, toả sáng văn hóa ở đơn vị cơ sở là trực tiếp và diễn ra thường xuyên, mang lại tác dụng thiết thực.
Đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào mang đặc trưng phản ánh quan hệ thống nhất - đa dạng của văn hóa Lào.
Văn hóa Lào vốn có tính đa dạng và ngày càng phát triển theo chiều hướng đa dạng. Tính đa dạng của văn hóa Lào phản ánh sự đa dạng các vùng miền văn hóa khác nhau trong đại cộng đồng dân tộc Lào. Song, để tạo ra điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự thống nhất cao độ về văn hóa, nhất là văn hoá chính trị - tinh thần, luôn luôn được coi trọng. Tất cả các đặc trưng này đều được thể hiện, phản ánh sâu sắc trong đời sống văn hoá ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, làm cho đời sống văn hoá đó vừa mang hình hài thống nhất trong phạm vi toàn quân, vừa khuyến khích sự đa dạng ở các đơn vị phù hợp với từng chuyên môn quân sự, nhiệm vụ cụ thể và đặc điểm địa bàn đóng quân.
Trong thực tiễn phát triển văn hóa Lào, do giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng thống nhất - đa dạng nên đời sống văn hóa xã hội luôn phát triển thống nhất trong sự đa dạng và bảo đảm phát triển đa dạng trong sự thống nhất. Mỗi vùng văn hóa, mỗi bộ tộc Lào, mỗi đơn vị cơ sở quân đội luôn giữ vững và phát huy sắc thái riêng, khẳng định được vị thế xã hội trong đại cộng đồng dân tộc, trong khi vẫn tự hòa mình vào truyền thống văn hóa