2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.2.2. Xây dựng tập thể quân nhân có văn hóa ở đơn vị cơ sở thấm đậm giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào
đậm giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào
Đưa giá trị văn hóa truyền thống thấm sâu vào mọi mặt đời sống và hoạt động của đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là tất yếu, song phải được định hướng sao cho những giá trị truyền thống phù hợp đời sống văn hóa đơn vị cơ sở luôn được nâng lên trình độ mới và đạt hiệu quả cao trong góp phần xây dựng tập thể quân nhân có văn hóa. Mặt khác, xây dựng tập thể quân nhân có văn hoá phải gắn với nâng cao nhận thức, hiểu biết đúng đắn, sáng tạo không ngừng góp phần làm tăng thêm độ dài, bền vững và tỏa sáng các giá trị văn hoá truyền thống trên cơ sở nhận thức đúng đắn và cách làm khoa học. Tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, bổ ích trong tập thể quân nhân phải gắn chặt với
kế thừa, bổ sung, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để thực sự có được nền văn hóa quân sự tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Một là, khuyến khích tính tích cực, tự giác, sáng tạo của các chủ thể trong xây dựng môi trường sống và hoạt động quân sự ở đơn vị cơ sở thấm đậm giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào.
Trước hết phải quan tâm định hướng đúng đắn nhu cầu văn hóa của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào, coi đó là cơ sở để phát huy tính tích cực, sáng tạo của họ trong tự giáo dục giá trị văn hóa truyền thống. Để bảo đảm quá trình làm cho giá trị văn hóa truyền thống các bộ tộc Lào thấm sâu vào đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, không chỉ cần có định hướng đúng mà quan trọng hơn là cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trong tự giáo dục, tiếp nhận giá trị văn hóa truyền thống. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở các đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cần chú trọng khuyến khích mỗi quân nhân tích cực, chủ động kiếm tìm giá trị, tiếp nhận, hưởng thụ giá trị và sáng tạo giá trị văn hóa một cách phù hợp với hệ thống chuẩn giá trị văn hoá truyền thống của các bộ tộc Lào, cũng như phù hợp với đặc thù văn hoá quân sự của Quân đội nhân dân Lào.
Hai là, thường xuyên quan tâm định hướng nhu cầu văn hóa của cán bộ, chiến sĩ theo chuẩn giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào.
Việc định hướng nhu cầu văn hóa của cán bộ, chiến sĩ phải trên cơ sở quán triệt nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển… đối với hệ thống các nhu cầu; chú trọng nguyên tắc cao nhất và là mục đích cơ bản của sự định hướng là chuyển hóa các nhu cầu của xã hội, của đơn vị thành nhu cầu của cá nhân một cách tự giác đối với mọi cán bộ, chiến sĩ. Trong định hướng nhu cầu văn hóa của cán bộ, chiến sĩ, cần chú trọng cả nhu cầu tiếp nhận, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu sáng tạo văn hoá theo chuẩn truyền thống, trên cơ sở đó có các biện pháp định hướng tính tích cực, chủ động của họ trong hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu là khách quan, nhưng thỏa mãn bằng cách nào, theo hướng nào lại phụ thuộc vào công tác
giáo dục, định hướng. Vì vậy, lãnh đạo và chỉ huy các cấp cần giáo dục mỗi cán bộ, chiến sĩ ý thức được sâu sắc, chính xác nhu cầu của mình.
Cần kết hợp việc nghiên cứu, nắm bắt, nhận thức sự vận động và xu thế phát triển của hệ thống các nhu cầu văn hóa với việc hướng dẫn, định hướng sự hình thành các nhu cầu văn hóa hợp lý, Trên cơ sở đó cần điều chỉnh kịp thời và có cả biện pháp hành chính đối với những biểu hiện, hành vi làm tổn hại đến nhu cầu văn hoá lành mạnh của xã hội, quân đội. Đồng thời, cần kết hợp hài hoà giữa các nhu cầu và lợi ích văn hoá với nhu cầu và lợi ích vật chất. Sự kết hợp hài hòa các nhu cầu và lợi ích của đời sống văn hóa phải trên cơ sở xác lập được hệ thống các nhu cầu hợp lý.
Hiện nay, trước sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, đời sống thực dụng gắn liền với việc thổi phồng các nhu cầu vật chất, biến tiêu dùng thành mục đích tự thân đã ảnh hưởng nhất định tới định hướng nhu cầu và quan niệm lợi ích của mỗi cá nhân. Trong khi đó, hoạt động của quân đội khác với hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh ở chỗ không lấy lợi ích vật chất cá nhân làm động lực trực tiếp. Mỗi quân nhân không thể lấy lợi ích cá nhân, mức độ trả công và thù lao để có thái độ làm hay không làm, làm nhiều hay làm ít, không thể mặc cả với tổ chức khi nhận nhiệm vụ. Động lực chủ đạo chi phối hoạt động của quân nhân cách mạng phải là động lực chính trị - tinh thần. Tuy vậy, ngay cả động lực chính trị - tinh thần, trong điều kiện lịch sử cụ thể, cũng chỉ thực sự phát huy vai trò trong quan hệ với các động lực khác hợp thành hệ thống động lực, và không tách rời khả năng, mức độ thỏa mãn nhu cầu, lợi ích vật chất. Do đó, việc tăng thêm mức độ thỏa mãn nhu cầu, lợi ích vật chất của cá nhân sĩ quan, chiến sĩ là cần thiết, song điều quan trọng là phải làm cho quá trình đó gắn liền với việc nâng cao trình độ tư tưởng, đạo đức và văn hóa. Đó là hai mặt của một quá trình thống nhất cần phải được nhận thức và giải quyết linh hoạt
để tập trung cho phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong đời sống văn hoá đơn vị cơ sở hiện nay.
Ba là, giải quyết đúng đắn các quan hệ văn hóa quân sự trong đơn vị, bồi đắp ý thức cộng đồng trong tập thể quân nhân, chú trọng các quan hệ văn hóa mang đậm bản sắc, giá trị truyền thống của các bộ tộc Lào.
Hệ thống những giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào, trong đó có giá trị văn hoá quân sự Lào, đểu được hình thành sớm, có sức sống cao và sức thuyết phục lớn. Trong sự hình thành các quan hệ văn hoá hiện nay, tiếp tục phát triển các quan hệ văn hóa quân sự ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào chính là giữ gìn, tôn tạo, phát huy bản sắc dân tộc và giá trị truyền thống của các bộ tộc Lào. Đồng thời, đó là sự mở rộng các quan hệ văn hoá phù hợp với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ mới ở đơn vị cơ sở để bổi đắp ý thức cộng đồng trong tập thể quân nhân. Giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc càng xâm nhập sâu sắc trong tập thể quân nhân thì càng hợp thành điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống những quan hệ văn hóa quân sự ở đơn vị cơ sở, càng hữu ích cho đời sống văn hóa quân sự.
Bốn là, tổ chức tốt các hình thức hoạt động văn hóa trong đơn vị và giao lưu văn hóa quân – dân, chú trọng các sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc, giá trị truyền thống đất nước, quân đội, đơn vị và địa phương nơi đóng quân.
Trước hết, đó là kế thừa, phát triển, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của từng đơn vị, từng địa phương thông qua quá trình giao lưu văn hóa quân – dân. Cùng với việc giao lưu, phải giáo dục sâu rộng truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống văn hóa của địa phương nơi đóng quân. Đồng thời, cần cụ thể hóa những giá trị văn hóa truyền thống đó cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị cơ sở, từng đối tượng tham gia giao lưu văn hoá quân – dân. Cần hướng việc
giao lưu văn hóa đến xây dựng ý thức trân trọng những hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc, truyền thống đất nước, quân đội, đơn vị và địa phương, biết khơi nguồn truyền thống, làm theo cái hay, cái đẹp của truyền thống, từ truyền thống văn hóa mà tiếp tục sáng tạo ra giá trị văn hóa mới.
Năm là, phát huy mạnh mẽ vai trò của thiết chế văn hóa quân sự làm tỏa sáng giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào trong thực hiện nhiệm vụ và nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của đơn vị.
Cần tiến hành một cách đồng bộ việc đổi mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của từng thiết chế văn hoá, gắn với việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí và việc kiện toàn, nâng cao tính hiệu lực của các quy chế hoạt động văn hóa ở đơn vị cơ sở. Song, vấn đề quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực lãnh đạo văn hóa của tổ chức cơ sở đảng, năng lực quản lý văn hóa của đội ngũ cán bộ chuyên trách và đặc biệt là phải phát huy vai trò của quần chúng chiến sĩ. Cần dựa chắc vào phong trào quần chúng, tin tưởng ở quần chúng để thực hiện nhiệm vụ và nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hoá ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào ngày càng tiên tiến, giàu truyền thống và đậm đà bản sắc dân tộc.