2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
2.2.2. Yêu cầu phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay
văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay
* Những yêu cầu về nhận thức
Một là, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn
vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay phải thấu triệt quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Nhân dân cách mạng Lào về văn hóa và đời sống văn hóa, đồng thời xuất phát từ hoạt động văn hóa quân sự, phù hợp với yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới.
Đây là yêu cầu cơ bản, bảo đảm cho quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào được đặt trên nền tảng cơ sở khoa học, cách mạng và nhân văn, theo tiêu chí văn hóa của một quân đội cách mạng – quân đội nhân danh văn hóa chống lại phản văn hóa, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn quân sự trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, thực hiện yêu cầu này bảo đảm cho quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa Quân đội nhân dân Lào trở thành một bộ phận quan trọng góp phần thực hiện Chiến lược của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ trong Quân đội; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực con người trong quân đội cách mạng.
Yêu cầu này đòi hỏi phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm của con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; con người, nguồn lực con người là nguồn lực nội sinh, là nội lực của sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phải làm cho văn hóa thấm sâu vào từng con người
“trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [116; tr. 89 ]
Đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào là một bộ phận hợp thành nhân tố con người trong nền quốc phòng toàn dân, và đời sống văn hóa có ảnh hưởng lớn đến chất lượng xây dựng Quân đội nói chung, xây dựng Quân đội về chính trị nói riêng. Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là một bộ phận không tách rời của sự nghiệp xây dựng quân đội về chính trị và phải dựa trên cơ sở hệ tiêu chí văn hóa, gắn với đặc trưng của con người mới, con người xã hội chủ nghĩa mà Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã xác định.
Đặc thù hoạt động quân sự là hoạt động được tiến hành trong không gian, thời gian đặc biệt và mang tính chất đặc biệt; thường diễn ra ở những nơi gian khổ nhất, khó khăn nhất, nơi đối đầu giữa ta và địch, nơi hiểm trở xung yếu nhất... Để bảo vệ Tổ quốc Lào xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, đòi hỏi mỗi quân nhân phải có ý chí quyết tâm cao, tinh thần dũng cảm và sẵn sàng hy sinh. Chính điều đó tạo điều kiện hun đúc nên biểu tượng văn hóa cao đẹp, đồng thời cũng đòi hỏi ở sự kết tinh với chất lượng cao của hệ chuẩn chân, thiện, mỹ ở mỗi con người và tổ chức quân sự.
Hai là, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn
vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào một mặt phải nhận thức sâu sắc về văn hóa
truyền thống của dân tộc trong sự gắn kết với truyền thống của Đảng, quân đội và sự phát triển giá trị mới, đấu tranh loại bỏ các phản giá trị.
Yêu cầu này chỉ ra vấn đề cốt lõi của kế thừa giá trị văn hóa truyền thống là khai thác, giữ gìn, phát huy và phát triển truyền thống yêu nước và nhân văn của con người Lào trong lịch sử, đồng thời thấm nhuần văn hoá cách mạng của quân đội hiện nay với hệ giá trị cơ bản là: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng đắn ấy mới làm cho hệ thống giá trị văn hóa truyền thống định hình bền vững trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường. Đây cũng là xuất phát điểm căn bản để giá trị văn hóa truyền thống trở thành cội nguồn cho mỗi sĩ quan, chiến sĩ có giác ngộ cao về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và niềm tin sắt đá vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng; làm cho hệ giá trị văn hóa quân sự Lào hiện đại được phát huy vững chắc trên nền tảng truyền thống, kết nối mạch nguồn dân tộc và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Lào.
Trong thực tiễn, yêu cầu trên đòi hỏi quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào phải gắn việc giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc Lào và Quân đội nhân dân Lào với việc tạo điều kiện, khuyên khích sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới; tiếp thu chọn lọc những yếu tố hiện đại, tiếp tục vun đắp truyền thống bằng yếu tố hiện đại và nâng hệ giá trị văn hóa truyền thống lên tầm hiện đại. Mặt khác, sự bổ sung, phát triển giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào không tách rời việc đấu tranh chống các phản giá trị. Do vậy, phải nhìn nhận xác đáng và chủ động lường trước những khả năng chệch hướng, các thủ đoạn thẩm lậu của những “luồng gió độc”, những “giá trị ảo”, kết hợp “xây để chống” và “chống để xây”, “trong chống có xây”, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện thiếu lành mạnh từ những dấu hiệu nhỏ nhất trong đời sống và hoạt động quân sự. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sự tích hợp, vượt gộp giá trị của quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào có hiệu quả, đúng định hướng.
Ba là, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn
vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào phải đặc biệt nhận thức rõ và chú trọng xây dựng, hoàn thiện nội dung giáo dục giá trị văn hóa quân sự.
Cần nhận thức rõ mục tiêu phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là nhằm đào luyện nên các thế hệ cán bộ có văn hóa ngày càng cao, thích ứng với đặc trưng hoạt động và nghề nghiệp quân sự, kế tục xứng đáng các thế hệ cha anh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Từ đó, nội dung phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào phải mang tính toàn diện, đặc biệt chú trọng hệ thống giá trị văn hóa quân sự cách mạng, khoa học, đa dạng và thiết thực.
*Những yêu cầu trong tổ chức thực tiễn
Một là, chỉ đạo hoạt động thực tiễn phát huy giá trị văn hóa truyền thống
trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào luôn được đặt
trên cơ sở tuân thủ những phương thức cơ bản của sự phát huy. Đó là:
Phương thức cơ bản hàng đầu của sự phát huy chính là nhận thức và vận
dụng thoả đáng các quy luật khách quan. Quá trình phát huy giá trị văn hóa
truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào thực chất là quá trình thường xuyên phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn bên trong nhằm chuyển hóa những mặt đối lập cơ bản tạo động lực cho sự phát huy. Đây là quá trình diễn ra hoàn toàn khách quan. Vì vậy, mọi sự áp đặt chủ quan, tùy tiện bất chấp quy luật đều có thể dẫn đến hoặc ngăn cản sự phát huy, hoặc chấm dứt vai trò khách quan của nó. Hơn nữa, quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là một quá trình xã hội nên chịu sự tác động tổng hợp của những quy luật xã hội, cùng với quy luật đặc thù của sự phát triển văn hóa và quy luật của sự phát triển lĩnh vực quân sự... Những quy luật đó bao giờ cũng chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt động có ý thức và được tổ chức chặt chẽ của con người. Cho nên, sự chuyển hóa của các mặt đối lập và giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu của quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào luôn tùy thuộc vào vai trò năng động chủ quan của con người và tổ chức quân sự.
Chuyển hóa các mặt đối lập cơ bản trong điều kiện cụ thể là phương thức cơ bản thúc đẩy quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, nên để nhận thức vận dụng một cách có hiệu quả, cùng với việc khắc phục những hạn chế, bất cập, cần tiếp tục phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ xu hướng biến động giá trị văn hóa truyền thống, từ sự phát triển các tổ chức quân sự cụ thể và các yếu tố cấu thành hệ giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở. Việc giải quyết thoả đáng mâu thuẫn từ những biểu hiện cụ thể của chúng, thúc đẩy sự chuyển hóa mâu thuẫn theo chiều hướng có lợi cho quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa; và khi mâu thuẫn đã chuyển hóa chín muồi thì giải quyết một cách tích cực theo quan điểm phát triển, đó là phương thức cơ bản tổ chức thực tiễn quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.
Một khía cạnh khía cạnh quan trọng khác là không ngừng khơi dậy từng
yếu tố cấu thành hệ thống động lực phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. Ngoài những
mâu thuẫn như là nguồn gốc và động lực bên trong, cần phải tìm tất cả các yếu tố khác hợp thành động lực chung của sự phát triển. Tìm động lực của sự phát triển là tìm cái thúc đẩy sự phát triển khi bản thân nó đã có, đã nảy sinh. Do đó, để nhận thức được động lực của sự phát triển giá trị văn hóa quân sự cần phát hiện ra những yếu tố kích thích, thúc đẩy quá trình thích hợp, chuyển hóa những giá trị văn hóa chung (của cộng đồng, xã hội, dân tộc, Đảng, quân đội...) vào đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, đổi mới và nâng lên một trình độ cao hơn của các giá trị đó trong những điều kiện, bối cảnh nhất định.
Tiếp cận trên phương diện những vấn đề có tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cho thấy, hệ thống động lực của quá trình này gồm hai tiểu hệ cơ bản:
một là tổng thể các yếu tố hợp thành hoàn cảnh khách quan, các “vòng cộng đồng văn hóa” tác động tới quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào; và hai là tổng thể các yếu tố về chủ thể đời sống văn hoá, đặc trưng cho tính tích cực, chủ động của mọi sĩ quan, chiến sĩ trong quá trình phát huy. Tiểu hệ thứ nhất lại bao gồm hai vi hệ cơ bản: các yếu tố hợp thành môi trường kinh tế - xã hội tác động tới văn hóa và các yếu tố thuộc về tổ chức, biểu hiện sự tác động có mục đích của con người và tổ chức quân sự. Tiểu hệ thứ hai cũng bao hàm hai vi
hệ: những yếu tố thuộc tư chất tự nhiên của cá nhân sĩ quan, chiến sĩ với tư
cách là cơ sở tâm – sinh lý và những yếu tố thuộc trình độ, phẩm chất xã hội của cá nhân sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào.
Tất cả các yếu tố trên đây có quan hệ biện chứng, tác động qua lại, cấu thành hệ thống động lực và cùng tác động tới phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. Tất nhiên, vai trò động lực của từng yếu tố lại không ngang bằng nhau, tùy thuộc vào khả năng và năng lực thực tế của con người, tổ chức quân sự trong khai thác, thiết lập những điều kiện đảm bảo các yếu tố đó phát huy tác dụng. Vì vậy, để nâng cao hiểu quả phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, một mặt cấp ủy và chỉ huy các cấp cần có phương thức lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tận dụng triệt để các động lực, phát huy sức mạnh của hệ thống động lực. Mặt khác, phải phân tích đúng vai trò của từng nhân tố trong điều kiện lịch sử cụ thể, để qua đó tìm cho ra cái “mắt xích” chủ yếu nhất trong sợi dây chuyền nhân quả cấu thành hệ thống động lực, tác động vào đó, kích thích sự phát triển đúng hướng.
Yêu cầu về tuân thủ những phương thức cơ bản của sự phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào thể hiện rõ nét ở sự đòi hỏi phái kịp thời tạo lập điều kiện thuận lợi thúc
huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là quá trình không ngừng chuyền hóa lượng – chất, thống nhất giữa tính giai đoạn với tính liên tục, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Đây là quá trình khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan.
Vai trò của con người và tổ chức quân sự trong nhận thức và vận dụng những vấn đề có tính quy luật để phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào được biểu hiện tập trung trên hai phương diện cơ bản. Trước hết, phải thường xuyên tạo lập những điều kiện thuận lợi để tích cực tích lũy về lượng, tạo tiền đề, cơ sở cho
sự chuyền hóa về chất trong quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Đồng thời, phải kịp thời phát hiện thời cơ chuyển hóa lượng – chất của quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, “Tìm cho ra cái mắt xích đặc biệt mà người ta phải đem toàn lực ra nắm lấy để giữ vững được toàn bộ cái xích và chuẩn bị để chuyển vững chắc sang mắt xích kế bên” [61; tr. 252 ]. Tạo lập những điều kiện cần thiết cho sự nhảy vọt; liên kết một cách lô gic tính liên tục với tính giai đoạn là cơ sở đảm bảo năng động hóa quá trình phát huy, làm cho quá trình phát huy mang tính tự giác. Qua đó, cho phép khắc phục được cả hai khuynh hướng sai trái: thái độ chủ quan, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn và thái độ do dự, hữu khuynh, làm lỡ thời cơ. Đồng thời phát huy cao độ mọi tiềm