2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.2.3. Vận dụng giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào trong xây dựng các lĩnh vực văn hóa ở đơn vị cơ sở
xây dựng các lĩnh vực văn hóa ở đơn vị cơ sở
Vận dụng giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào vào xây dựng các lĩnh vực văn hóa ở đơn vị cơ sở hiện nay được coi là một trong những phương thức quan trọng để hiện thực hóa đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nắm vững và vận dụng sáng tạo phương pháp luận mác-xít là vấn đề thiết yếu nhằm đẩy mạnh quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa quân sự một cách khách quan, khoa học. Song, cần thấy rằng, để xây dựng đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào thực sự là điểm sáng trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khi nhiệm vụ ấy thực
Một là, vận dụng giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào trong xây dựng văn hóa chính trị - tư tưởng.
Trước hết là vận dụng giá trị văn hóa truyền thống để nâng cao văn hóa lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, xây dựng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên cả về nhận thức, bản lĩnh, phẩm chất cũng như năng lực hoạt động chính trị tư tưởng. Đồng thời, thông qua xây dựng nhân tố chính trị - tư tưởng theo đúng định hướng của Đảng, cần thực hiện tốt chức năng đặc thù của văn hóa, nhất là các giá trị truyền thống, trong xây dựng đơn vị cơ sở ổn định về chính trị và giữ vững trận địa tư tưởng, chống “diễn biến hòa bình” của địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Thực chất vấn đề này là nâng cao “chất văn hóa truyền thống” trong hoạt động chính trị tư tưởng, kết hợp với nâng cao “chất chính trị tư tưởng” trong mọi hoạt động văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng văn hóa chính trị tư tưởng cần tập trung: “Nâng cao văn hóa lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào theo những giá trị chân, thiện, mỹ” [3]. Đặc biệt, việc xây dựng bản lĩnh chính trị và trí tuệ khoa học của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải thực sự được coi là quá trình nhập thân văn hóa chính trị.
Hai là, vận dụng giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào trong xây dựng văn hoá pháp luật, kỷ luật.
Trước hết là nâng cao văn hóa quản lý của Nhà nước để phát triển phẩm chất “sống và làm theo Hiến pháp, pháp luật” của mọi cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở. Thực hiện vấn đề này làm cho giá trị văn hóa truyền thống trở thành tiền đề, cơ sở trực tiếp để nâng cao hiểu biết của cán bộ, chiến sĩ về Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, vận dụng vào xây dựng các quy chế dưới luật vừa có kỷ cương, vừa có văn hóa. Để phát huy hiệu quả quá trình này, cần chú ý kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, thực hiện Hiến pháp, pháp luật với xây dựng, thực hiện điều lệnh, quy định ở đơn vị.
Ba là, vận dụng giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào trong xây dựng văn hóa trí tuệ - đạo đức – thẩm mỹ, lối sống, xây dựng đơn vị có văn hóa và chiến sĩ có văn hóa.
Thực hiện tốt vấn đề này chính là trực tiếp phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng đời sống văn hoá đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Trước hết, đó là xác lập hệ chuẩn mực đạo đức cách mạng, lối sống cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, đó là làm cho quá trình phấn đấu, tu dưỡng, tự giáo dục, rèn luyện của mỗi quân nhân hướng theo những chuẩn mực đạo đức, lối sống cao đẹp mang đậm chất truyền thống. Trong quá trình phát triển đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, cần chuyển hóa những điển hình tiên tiến về đạo đức, lối sống thành giá trị văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, hợp chuẩn truyền thống và góp phần tôn tạo truyền thống. Để nâng cao hiệu quả vấn đề này, cần chú ý đến vai trò hết sức quan trọng của đơn vị có văn hoá và chiến sĩ có văn hóa - đó chính là hệ tế bào sống động nhất của đơn vị cơ sở. Xây dựng đơn vị và chiến sĩ có văn hóa chính là: “Xây dựng những điểm sáng văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào” [ 8 ].
Bốn là, vận dụng giá trị văn hóa truyền thống của bộ tộc Lào trong xây dựng văn hóa ứng xử - giao tiếp, nâng cao nếp sống văn minh.
Thực chất, đây là động thái cần thiết nhằm làm cho văn hóa truyền thống phát huy vai trò tích cực trong xây dựng những con người biết ứng xử có văn hóa và giao tiếp có văn hóa trong cộng đồng. Vấn đề này đòi hỏi mỗi quân nhân phải sống có văn hóa, phải giữ đúng và tôn tạo vị thế xã hội của con người mới xã hội chủ nghĩa, từ ăn, mặc, nói năng, tác phong, cử chi hành động… đến xử lý các tình huống xã hội. Môi trường văn hóa và đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở chỉ có thể được xây dựng, phát triển tốt đẹp, lành mạnh bởi những chủ thể có văn hóa, biết ứng xử - giao tiếp văn minh.
Năm là, vận dụng giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào trong xây dựng văn hóa – khoa học, kỹ thuật, nâng cao mặt bằng quân trí.
Thực chất, đây là công việc nhằm làm cho đời sống văn hóa quân sự thực sự trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển khoa học – kỹ thuật; tạo điều kiện và khuyến khích tinh thần say mê sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quân nhân với tính cách phát huy những tố chất truyền thống của con người Lào. Đồng thời, thực hiện vấn đề này còn nhằm nâng