2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.3.2. Xử lý tối ưu sự tương tác giữa giá trị văn hóa truyền thống với giá trị văn hóa hiện đại trong đời sống văn hoá
giá trị văn hóa hiện đại trong đời sống văn hoá
Có thể thấy sự quy định lẫn nhau, tương tác với nhau và chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại trong đời sống văn hoá ở từng đơn vị quân đội là xu thế khách quan. Cho nên, dù điều đó gây tác động tích cực hay tiêu cực thì cũng không thể dùng các “đòn bẩy” hành chính quân sự để phát huy hay ngăn chặn. Vấn đề là ở chỗ chủ động định hướng mối quan hệ ấy ra sao để vừa có lợi cho đời sống văn hóa của đơn vị và nâng cao văn hóa quân nhân, vừa góp phần ngăn chặn ảnh hưởng xấu độc của các phản giá trị “lọt lưới” trong quá trình phát triển đời sống văn hóa. Nếu không chủ động thực hiện điều đó thì không những không tạo được điều kiện tổng thể phát huy tốt cả các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở một cách chủ động, tự giác mà còn không thể kiểm soát, điều tiết được, “thả nổi” cho các yếu tố một cách tự phát.
Một là, “truyền thống hóa” những giá trị văn hóa hiện đại để làm giàu truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở.
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Son Phổm Vi Han và các chủ trương, đường lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng và tính tất yếu của việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống, di sản tốt đẹp của các thế hệ đi trước trong quốc gia dân tộc nói chung và trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào nói riêng. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang là mục tiêu hướng tới của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, là một nhiệm vụ lịch sử trọng đại của nhân dân các bộ tộc Lào, và nền văn hoá Lào cũng phát triển theo hướng đó. Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì nhất thiết phải xử lý tối ưu quan hệ truyền thống - hiện đại, trước hết là “truyền thống hóa” giá trị văn hóa hiện đại để làm giàu truyền thống.
Đối với sự phát triển đời sống văn hoá đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cũng vậy. Những vấn đề nêu trên đã thể hiện quan hệ truyền thống – hiện đại ở sự khẳng định rằng, con người dù hiện đại đến đâu cũng đểu từ truyền thống đi lên, bản thân họ có nhiều sợi dây hữu hình và vô hình ràng buộc với truyền thống. Như vậy, trong xã hội và trong quân đội hiện nay, cả truyền thống và hiện đại đểu thể hiện sức sống văn hoá, trong đó những giá trị văn hoá hiện đại tạo động lực mạnh mẽ cho những bước nhảy vọt trong sự phát triển đời sống văn hoá, còn hệ giá trị truyền thống là nền tảng, cơ sở quy định hành lang phát triển, chế định tốc độ, bước đi và sự phát triển nhảy vọt của đời sống văn hóa đơn vị cơ sở sao cho nó không thể bứt khỏi cái nền đang đứng để trở thành thứ xa lạ, mất gốc.
Theo lẽ thường tình, những giá trị truyền thống tác động mạnh mẽ đến đời sống hiện đại đương nhiên có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Nó có thể kìm hãm, níu kéo, cũng có thể phát huy, thúc đẩy sự phát triển của hiện đại. Điều cần chú ý là sự tác động tiêu cực từ những thói quen xấu, những thủ tục lạc hậu thường là tự phát và chi phối hành vi con người một cách vô thức; còn sự tác động tích cực của truyền thống chỉ thực sự có ý nghĩa lớn khi nó được thẩm định và phát huy một cách chủ động và tự giác, đúng đắn và phù hợp điều kiện hiện đại trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào [102; tr. 35]. Như vậy, cần phát huy mạnh mẽ những truyền thống tích cực để “truyền thống” hóa những giá trị văn hóa hiện đại, thực sự làm giàu cho đời sống văn hóa đơn vị cơ sở.
Hai là, nâng truyền thống lên tầm hiện đại để làm tăng sức sống thực tiễn của văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở.
Nói đến nâng truyền thống lên tẩm hiện đại là phải nói đến mặt tích cực của giá trị văn hóa truyền thống. Nói đến truyền thống thì có truyền thống tốt đẹp, chứa đựng các yếu tố,giá trị tích cực, song cũng có những cái mang dạng thái truyền thống song chứa đựng nhiều yếu tố lạc hậu, thậm chí phản giá trị (phong tục, tập quán lỗi thời chẳng hạn). Còn nói đến giá trị truyền thống thì có nghĩa là nói đến các yếu tố tốt đẹp, có tính tích cực xã hội và được cộng đồng xã hội chấp nhận.Tất nhiên, vấn đề còn phải là vận dụng phù hợp thì những yếu tố tích cực ấy mới nâng truyền thống lên tầm hiện đại.
Khi nói đến giá trị có nghĩa là nói tới những gì có ích, có lợi cho con người, cộng đồng, cho cuộc sống, quốc gia và quân đội. Không thể nói giá trị xấu, mà chỉ có thể nói giá trị tốt đẹp. Đây là mà điều cho đến nay nhiều người vẫn hiểu nhầm, hiểu không đúng. Giá trị văn hóa truyền thống là giá trị tốt đẹp, chứa đựng các yếu tố tốt đẹp, tích cực, giúp cho việc hình thành đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. Song, nói đến giá trị tốt đẹp không thể cho rằng nó chỉ thuộc về truyền thống, mà cả giá trị hiện đại cũng vậy. Hơn nữa, truyền thống chỉ có giá trị khi hoà vào được cuộc sống đương đại, tỏ rõ tác dụng tích cực của nó, và vì thế thì trước hết nó phải được hiện đại hoá, chuyển mình theo hướng không ngừng hiện đại.
Nâng truyền thống lên tầm hiện đại là một phương cách đúng đắn để làm tăng sức sống thực tiễn của bản thân các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở. Từ truyền thống đến hiện đại là con đường phát triển chân chính của truyền thống văn hoá các bộ tộc Lào. Đó cũng là con đường làm cho những yếu tố tốt đẹp, tích cực của truyền thống thực sự thấm sâu vào người dân cả nước nói chung, vào cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào nói riêng. Chỉ trên cơ sở nâng truyền thống lên tầm hiện đại, làm tăng sức sống thực tiễn của văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở thì cán bộ, chiến sĩ mới có nhận thức và ứng xử văn hoá
đúng đắn, từ đó phát triển năng lực văn hóa, phương pháp tư duy khoa học, phong cách làm việc phù hợp và có hiệu quả cao trong thực tiễn.
Ba là, tạo sự tương tác thuận chiều giữa truyền thống với hiện đại trong đời sống văn hóa để nối quá khứ với hiện tại và hướng đến tương lai.
Khi làm nên lịch sử, những giá trị văn hóa mà con người khám phá, sáng tạo ra không phải là kết quả một sớm một chiều. Thực tiễn đấu tranh sinh tổn chống chọi với thiên nhiên, chống chọi với các thế lực áp bức, nô dịch đã giúp con người ý thức được những cách thức, phương pháp đấu tranh trở thành những giá trị nền tảng được giữ gìn, bổi đắp và phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Đó chính là văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là quá trình giải quyết quan hệ truyền thống – hiện đại nhằm tiếp nhận, tiếp thu, xử lý khoa học đối với cả văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại. Cái hiện đại nào cũng xuất phát từ nền tảng đã có để thể hiện giá trị, không thể tách rời truyền thống, xa lánh truyền thống, không liên hệ với truyền thống. Giá trị văn hóa truyền thống là ngọn đuốc soi đường, hình thành các đường dẫn văn hoá để phát triển và phát huy tác dụng giá trị văn hoá hiện đại, đồng thời tự mang được hơi thở hiện đại để ngang tầm thời đại.
Bởi vậy, muốn phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, trở thành chiếc nôi nuôi dưỡng, phát triển và hoàn thiện nhân cách văn hóa cho các chủ thể quân sự, nhất thiết phải lấy giá trị văn hóa truyền thống làm nền tảng để lựa chọn những giá trị văn hóa hiện đại cho phù hợp và đưa vào đời sống văn hóa đơn vị cơ sở. Giải quyết quan hệ truyền thống – hiện đại trong phát triển đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay chỉ có ý nghĩa khi đưa đời sống văn hoá ấy lên tầm cao mới, hướng tới sự phát triển bền vững, hoàn thiện các hoạt động văn hóa trong điều kiện mới.
Để giải quyết quan hệ truyền thống – hiện đại trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở đạt hiệu quả cao và thực sự đi vào chiều sâu, trước hết đòi hỏi
quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống phải hướng vào hoàn thiện các thành tố của đời sống văn hóa. Đó chính là việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào, của Quân đội nhân dân Lào trong việc phát triển những giá trị văn hóa thực sự tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng nhưng chuẩn mực, nghiêm cách nhưng phong phú và sinh động. Mặt khác, giải quyết quan hệ truyền thống – hiện đại còn là hướng tới tương lai để đón nhận, lựa chọn, tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại. Hơn nữa, điều cốt yếu là tạo sự tương tác thuận chiều giữa các giá trị văn hoá truyền thống với các giá trị văn hoá hiện đại, làm cho chúng phối hợp, bổ sung, bổ khuyết cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển và nhất là tương tác đồng bộ đến sự phát triển đời sống văn hóa. Chỉ như vậy thì đời sống văn hoá đơn vị cơ sở mới thực sự nối quá khứ với hiện tại và hướng đến tương lai