Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay (Trang 119 - 122)

2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

3.1.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở

thống cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở

Trong giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở, cần đặc biệt chú trọng giáo dục những giá trị văn hóa nền tảng, đồng

thời cụ thể hóa nó thành hệ thống chuẩn mực và những tiêu chuẩn cụ thể. Sự

tồn tại của giá trị văn hóa quân sự bao hàm nhiều cấp độ: có các giá trị nền tảng, có các giá trị chuẩn mực và có các tiêu chuẩn cụ thể. Nội dung giáo dục giá trị văn hóa quân sự cho các sĩ quan, chiến sĩ phải được cu thể hóa gắn với đặc điểm từng tổ chức quân sự và phù hợp với từng đối tượng bộ đội. Các giá trị văn hóa quân sự nền tảng được thiết lập như là sự quy tụ những yếu tố rường cột trong bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống cách mạng hào hùng của Đảng, Quân đội và nhân dân Lào. Đây là hệ giá trị văn hóa mang tính định hướng chung và có tính ổn định cao như: yêu nước, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; lòng dũng cảm, tinh thần hy sinh; tinh thần dân chủ, kỷ luật; tính đồng đội, sự khoan dung, nhân ái, trung thực; tư duy quân sự khoa học, sáng tạo... Các giá trị chuẩn mực là sự thể hiện giá trị nền tảng vào điều kiện đặc thù và mối quan hệ xác định, gắn liền với đời sống và phản ánh sâu sắc lối sống văn hóa của quân nhân, tập thể quân nhân trong môi trường văn hóa

quân sự. Các tiêu chuẩn cụ thể phải gắn với những đối tượng cụ thể và phù hợp với yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của mỗi sĩ quan, chiến sĩ trong tập thể quân nhân; đó là sự chi tiết hóa giá trị văn hóa nền tảng và giá trị chuẩn mực; phản ánh sâu sắc trong nếp sống văn hóa trong văn hóa hành vi văn hóa ứng xử - giao tiếp của sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào.

Xây dựng nội dung giáo dục truyền thống đáp ứng được sự thống nhất các phương diện trên sẽ cấu thành nền tảng văn hóa vững chắc để phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong đời sống văn hoá đơn vị cơ sở. Đó là hệ thống vừa đảm bảo sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, giữa tính vững chắc của trận địa tư tưởng với tính phong phú của đời sống tâm hồn con người; đồng thời đảm bảo sự kết tinh với chất lượng cao của hệ chuẩn chân, thiện mỹ, phù hợp với đặc thù tính trí tuệ, hiện đại và nhân văn quân sự cách mạng của quân đội cách mạng; phản ánh trực tiếp sâu sắc đặc điểm tổ chức và hoạt động quân sự của Quân đội nhân dân Lào.

Xây dựng nội dung giáo dục giá trị văn hóa quân sự phải trên cơ sở nguyên tắc khách quan, đảm bảo sự thống nhất tất cả các phương diện cơ bản của giá trị trong tính chỉnh thể. Đồng thời, từ đặc thù giá trị văn hoá quân sự và tính khuynh hướng của phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, cần tập trung xây dựng nội dung giáo dục giá trị văn hóa quân sự, và các chủ thể giáo dục nhất là lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần quán triệt và thực hiện một số nội dung, biện pháp cụ thể sau:

Một là, chú trọng nội dung giá trị văn hóa truyền thống trong các chương trình giáo dục chính trị theo định kỳ cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải được chú trọng giáo dục chính trị để có thể nhận

thức rõ trách nhiệm thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của bản thân, từ đó trang bị cho mình những phẩm chất cần có của quân nhân cách mạng, dù trước bất kỷ sóng gió nào cũng giữ vững sự kiên định và tỉnh táo về mặt chính trị, không bị lạc phương hướng chính trị. Sự giác ngộ về lý tưởng, lòng trung

thành vô hạn với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Son Phổm Vị Han, sự quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản là thước đo quan trọng nhất để giáo dục văn hoá chính trị cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.

Hai là, việc nâng cao chất lượng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào phải gắn với quá trình nâng cao “chất văn hóa” trong tất cả các hoạt động. Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống nhằm từng bước thực hiện “văn hóa hóa” trong sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; trong huấn luyện, bổi dưỡng kiến thức quân sự; trong công tác thi đua khen thường; trong sinh hoạt hàng ngày; trong rèn luyện kỷ luật, pháp luật... Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, rèn luyện, tuyên truyền, hoạt động và giao lưu văn hóa, trước hết không thể “đóng kín đơn vị” được. Bởi lẽ, giao thoa và tiếp biến văn hóa là một trong những quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống; đóng kín, không giao lưu là làm lụi tàn sự phát triển văn hóa. Hơn nữa, nếu đơn vị bị “đóng kín” bằng con đường chính thức thì nó sẽ tự mở thông bằng con đường không chính thức, và như thế thì các yếu tố độc hại, phản văn hóa sẽ xâm nhập nhiều hơn là yếu tố lành mạnh, có thể trở nên không thể kiểm soát, ngăn chặn nổi.

Ba là, đẩy mạnh công tác giáo dục giá trị văn hóa truyền thống ở từng đơn vị cơ sở thông qua các hình thức phong phú, sinh động, thiết thực. Cần

có biện pháp thích hợp để động viên, khuyến khích, và nhất là phải thực sự coi giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở như một nội dung trọng tâm, giữ vai trò nòng cốt của việc giáo dục này. Cần lồng ghép nội dung giáo dục vào tất cả các hoạt động khác ở đơn vị cơ sở; tận dụng và sử dụng tốt mọi phương tiện, hình thức hoạt động để giáo dục. Qua đó, cần nâng cao hiệu quả tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, chiến sĩ đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào theo chuẩn mực giá trị văn hóa truyền thống.

Bốn là, tiếp tục mở rộng phong trào thi đua, tuyên truyền “Sống, chiến

đấu, lao động và học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách các thế hệ đi trước” trong cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở. Đặc biệt, cần đưa phong trào thi đua, tuyên truyền đi vào chiều sâu, có hiệu quả; làm cho giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào thấm sâu vào từng con người, từng tổ chức và hình tức sinh hoạt chính trị của đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào. Cần khuyến khích, tổ chức tốt phong trào tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống, tuyên truyền về những di sản văn hóa đặc sắc. Thông qua phong trào tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống để phát triển lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt. Trên cơ sở đó, cần mở rộng hoạt động truyên truyền giáo dục giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào thông qua giao lưu văn hóa giữa tuổi trẻ các đơn vị cơ sở và với địa phương nơi đóng quân.

Năm là, củng cố, nâng cao chất lượng các hình thức sinh hoạt chuyên đề về văn hóa truyền thống ở đơn vị cơ sở. Cùng với việc cải tạo lại các nhà

truyền thống, câu lạc bộ, thư viện, cảnh quan, nội thất, tư liệu, trang thiết bị phòng truyền thống, phòng đọc... ở đơn vị cơ sở, nhất là cấp trung đoàn, cần bổ sung, hoàn thiện quy chế, nền nếp sinh hoạt chuyên đề về văn hóa. Để các thiết chế văn hoá thực sự là trung tâm giáo dục, rèn luyện giá trị truyền thống văn hóa của cán bộ, chiến sĩ, thì đội ngũ cán bộ văn hoá phải là lực lượng nòng cốt, đồng thời là chủ thể tích cực tiến hành các sinh hoạt chuyên đề để thông qua đó nâng cao hiểu biết của mọi cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở về văn hóa truyền thống, về di sản văn hoá các bộ tộc Lào.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w