Tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay (Trang 54 - 67)

2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

1.2.2. Tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào

Làm rõ tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là cơ sở quan trọng nhất trong nền tàng lý luận chung của quá trình nghiên cứu. Bởi lẽ, “quy luật là một

trong những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính trình thể của quá trình thế giới”

[75; tr.159-160]. Quy luật là tổng thể những mỗi liên hệ bản chất, tất nhiên, ổn định, phổ biến giữa các sự vật hiện tượng, hay giữa các mặt, thuộc tính của sự vật hiện tượng, mang tính khách quan, không thể tùy tiện tước bỏ hoặc tự động thay đổi. Con người chỉ trên cơ sở phát hiện, nhận thức một cách đúng đắn và hành động theo quy luật thì mới vận dụng được quy luật để phục vụ cho lợi ích của mình. Theo đó, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đểu phát triển theo quy luật và bộc lộ những vấn đề có tính quy luật.

Đặc biệt, bản thân văn hóa luôn tự vạch đường đi theo nó thông qua hệ thống các quy luật nội tại, đó là quy luật tích hợp và lan tỏa văn hóa; quy

luật kế thừa và vượt gộp văn hóa; quy luật giao thoa và tiếp biến văn hóa.

Mỗi quy luật nội tại này đểu có vai trò, vị trí riêng, đồng thời luôn gắn kết với nhau tác động tổng hợp đến quá trình tổn tại phát triển của mỗi cộng đồng văn hóa. Trong đó, nói đến quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền

thống trong đời sống văn hóa thì quy luật kế thừa vượt gộp văn hóa có vị trí quan trọng hàng đầu. Các quy luật văn hóa chỉ khi được nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo thì mới làm cho văn hóa, với tính cách dấu ấn người của toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử, luôn góp phần khắc họa nên truyền thống, cốt cách, diện mạo của mỗi cộng đồng, dân tộc.

Nằm trong hệ thống quy luật xã hội, các quy luật phát triển văn hóa chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua vai trò năng động chủ quan của con người. Cũng như mọi phương diện khác của đời sống xã hội, sự phát triển văn hóa không thể diễn ra một cách ngẫu nhiên, hoặc tùy tiện do ý muốn chủ quan của

mỗi cá nhân. Theo đó, việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cần được nhìn nhận như một quá trình hợp quy luật, tuân thủ những vấn đề có tính quy luật mà chỉ khi các chủ thể quân sự phát hiện, nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn thì mới vận hành thông suốt được. Bước đầu nghiên cứu có thể khái quát: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào trước hết phụ thuộc vào bề dày, độ vững của hệ giá trị văn hóa truyền thống, song quan trọng hơn là phụ thuộc vào khả năng của các chủ thể trong nhận thức, vận dụng quy luật phát triển văn hóa, đặc biệt là khả năng tổng kết thực tiễn cũng như giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại của đời sống văn hóa đơn vị cơ sở.

Tính quy luật thứ nhất: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào đặt trên tiền đề, cơ sở tất yếu là làm cho bề dày giá trị văn hóa truyền thống thấm vào tâm thức bộ đội

Việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào trong đời sống văn hóa tạo điều kiện để mọi quân nhân sáng tạo văn hóa, xây dựng cảnh quan văn hóa với ý nghĩa góp phần bảo tồn, phát triển truyền thống trong đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Điều đó tất yếu đòi hỏi cùng với kế thừa và phát triển truyền thống phải giáo dục

giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào trong cán bộ, chiến sĩ. Kế

thừa, phát triển và giáo dục giá trị văn hóa truyền thống ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào thực chất là quá trình chủ quan hóa khách quan nhằm làm cho các giá trị văn hóa truyền thống thẩm sâu vào tâm thức cán bộ, chiến sĩ, tạo tiền đề vững chắc để phát huy trong xây dựng quân nhân có văn hóa và tập thể quân nhân có văn hóa theo chuẩn truyền thống, đồng thời góp phần phát triển nền văn hóa Lào tiên tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc.

Nhận thức bao giờ cũng là tiền đề không thể thiếu để định hướng hoạt động thực tiễn của con người. Trong đó, phát huy truyền thống là hoạt động thực

tiễn rất phức tạp, nên càng cần đến tiền đề nhận thức một cách thấu đáo. Bất kỳ một nền văn hóa, một vòng cộng đồng hay tiểu cộng đồng văn hóa nào cũng phải là sự kế thừa, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống từ trong quá khứ đến hiện tại và sẽ trực tiếp nối cho định hướng đến tương lai của nền văn hóa, của vòng cộng đồng và tiểu cộng đồng văn hóa đó. “Nếu không giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống thì không có cơ sở nội tại cho việc tiếp thu các giá trị mới từ ngoài vào” [36; tr. 269]. Song, để làm cho đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào tốt đẹp, lành mạnh thì nhất thiết giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đó không những phải đủ dày, đủ vững để tỏa thấu vào trong mọi thành tố của đời sống văn hóa, mà còn nhất thiết phải được các chủ thể văn hóa nhận thức thấu đáo.

Nếu di sản giá trị văn hóa truyền thống mà mỏng manh, nghèo nàn, thiếu sức sống… thì không thể làm nền tảng cho bất cứ quá trình phát triển nào của đời sống văn hoá. Song cho dù hội đủ tiền đề ấy nhưng nếu không nhận thức thấu đáo về giá trị văn hóa truyền thống thì các chủ thể rất khó có thể hình dung được nội dung, cách thức phát huy thế nào, phát huy cái gì và bắt đầu từ đâu... Vì thế, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào không những tất yếu đòi hỏi phải không ngừng làm tăng

độ dày và tính bền vững của giá trị văn hóa truyền thống, mà còn nhất thiết đòi

hỏi phải làm cho bề dày giá trị văn hóa truyền thống ấy thấm vào tâm thức bộ đội với tư cách chủ thể văn hóa.

Từ nhận thức đúng đắn, các chủ thể văn hoá mới có thể tham gia một cách tích cực vào quá trình tích hợp, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được truyền lại từ đời này sang đời khác, diễn ra theo quy luật phát triển văn hóa cũng như sự tương tác của quy luật văn hoá với các quy luật xã hội khác. Những trầm tích văn hóa của di sản tuyền thống có tác dụng rất lớn nếu

được nhận thức đúng đắn, biết vận dụng bổ sung để phát triển làm dày thêm, luôn là nền tàng trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, tiếp tục tạo ra các giá trị văn hóa cho tương lai. V.I. Lênin khẳng định: “Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình làm chuyên gia về văn hóa vô sản, phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu. Tất cả những con đường đó, lớn và nhỏ, đã, đang và sẽ tiếp tục đưa tới văn hóa vô sản” [59; tr. 361]. Nhưng để thực hiện được những điều đó thì vấn đê tất yếu được đặt ra trước hết là các chủ thể văn hoá phải hiểu rõ

truyền thống và biết trân trọng truyền thống.

Là một bộ phận của đời sống văn hóa xã hội, đời sống văn hóa của đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào được hình thành và từng bước phát triển cùng với sự không ngừng trường thành về mọi mặt của đơn vị trong quá trình xây dựng, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, đặc biệt là gắn chặt với những thành tự trong giáo dục đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Trên cơ sở nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, đường lối quân sự trong xây dựng các cơ quan văn hóa, đơn vị văn hoá và chiến sĩ văn hóa, đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở đã từng bước tích lũy, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và làm dày truyền thống của mình: “Trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, Đoàn kết, Mẫu mực, Trung dũng, Sáng tạo” [14, tr. 223]. Đó là kết quả phấn đấu không mệt mỏi được viết nên bởi sự hy sinh phấn đấu của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ – các chủ thể văn hóa ở đơn vị cơ sở, sáng tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống riêng có, khẳng định bản lĩnh chính trị của bộ đội. Sự đa diện ấy

bao gồm trí tuệ, tình cảm, thị hiếu, ý chí, lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh, năng lực, phương pháp, phong thái... một cách phổ biến.

Tính quy luật về phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào đặt trên tiền đề, cơ sở tất yếu là làm cho bề dày giá trị văn hóa truyền thống thấm vào tâm thức bộ đội còn

thể hiện tất yếu và phổ biến ở mối tương tác thống nhất – đa dạng của đời sống văn hoá từng đơn vị cơ sở. Mỗi chủ thể văn hóa đểu mang đến đời sống văn hóa, những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc mà họ đã sinh sống, làm dày thêm đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, tạo nên những giá trị bền vững mà qua đó, chẳng những các chủ thể văn hóa được tiếp thu, lĩnh hội những giá trị văn hóa mà các đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Lào cũng có thể lan tỏa các giá trị văn hóa của mình khi hòa nhập vào đời sống văn hóa đó, tạo điều kiện cho sự tiếp biến văn hóa được diễn ra có kết quả một cách bền vững.

Tính quy luật thứ hai: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào tuân theo phương thức làm cho giá trị văn hóa truyền thống chuyển hoá thành hoạt động sống của bộ đội.

Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá nói chung cũng như phát triển đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào nói riêng, việc làm cho giá trị văn hóa truyền thống chuyển hoá thành hoạt động sống của bộ đội là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan ấy trước hết xuất phát từ tầm quan trọng của văn hoá đối với xây dựng Quân đội nhân dân Lào cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại trên nền tảng văn hóa truyền thống, đối với phát triển nhân cách quân nhân và xây dựng tập thể quân nhân trên cơ sở giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc của văn hóa, cũng như đối với việc làm cho Quân đội thực sự góp phần kết nối truyền thống – hiện đại nhằm phát triển nền văn hóa Lào tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc. Tính tất yếu khách quan ấy còn thể hiện trực tiếp ở chỗ sự chuyển

hoá giá trị văn hóa truyền thống thành hoạt động sống của bộ đội là một phương thức cơ bản nhất phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống

văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.

Nói đến tổng thể phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong đời sống văn hoá đơn vị cơ sở không thể không nói đến vấn đề đưa giá trị văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống văn hóa từng đơn vị. Bởi lẽ, đây là nội dung cốt lõi nhất. Hơn nữa, sự chuyển hoá giá trị văn hóa truyền thống thành hoạt động sống của bộ đội ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào là quá trình biện chứng, khách quan, hợp quy luật, đồng thời diễn ra trong sự tương tác biện chứng với các chủ thể văn hoá quân sự. Nhận thức sự phát triển đời sống văn hoá ở các đơn vị cơ sở phải bằng tư duy khoa học để phát hiện và luận chứng sâu sắc những vấn đề có tính quy luật, từ đó tìm ra con đường, cách thức linh hoạt để đảm bảo cho quá trình ấy luôn thấm đậm giá trị văn hóa truyền thống và diễn ra trên cơ sở khoa học, tự giác, có hiệu quả.

Một trong những quy luật cơ bản của sự phát triển văn hóa chỉ rõ: Sự phát

triển văn hóa trước hết là kết quả quá trình không ngừng tự bồi đắp và sáng tạo giá trị Chân – Thiện – Mỹ của con người. Nói đến văn hóa, yếu tố đầu tiên mang

bản chất người là yếu tố tự thân lớn lên và không ngừng tái sáng tạo về mặt giá trị. Điều này vạch ra mối quan hệ bản chất giữa con người với văn hóa, phản ánh khả năng nhận thức và vận dụng quy luật trong cải tạo thế giới. Nếu coi văn hóa là dòng chạy liên tục theo chiều lịch đại từ quá khứ đến hiện đại và tương lai cũng như chiều đồng đại thông qua các tiểu cộng đồng văn hóa, thì mỗi chủ thể văn hóa kể từ khi nhập thân và không ngừng lớn lên, thì trước hết là lớn lên về văn hóa. Quá trình đó chứa đựng những yếu tố sáng tạo ra giá trị văn hóa mới, song tùy vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cũng như khả năng tiếp nhận và lớn lên của mình thế nào để mỗi chủ thể tự xác định sự sáng tạo giá trị văn hóa. Do vậy, để phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị

cơ sở Quân đội nhân dân Lào dứt quát không thể là sự hời hợt, nhận thức kém sâu sắc, toàn diện, chủ quan duy ý chí, mà phụ thuộc rất lớn vào năng lực nhận thức quy luật một cách khoa học và khả năng ứng dụng, làm tỏa sáng các giá trị trong điều kiện thực tế một cách khoa học.

Cùng với quá trình tự bổi đắp và sáng tạo giá trị, văn hóa phát triển thông qua mối quan hệ tương tác với các phương diện khác của đời sống xã hội. Đây là quy luật phản ánh vai trò của con người trong phát triển văn hóa thông qua sự tác động của những điều kiện tổng thể của các phương diện đời từ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, đạo đức, lối sống, pháp luật, tôn giáo.... mà con người vừa là chủ thể, vừa thuộc hệ phái sinh, vừa là nhân tố nội tại, vừa là phương diện chịu tác động ảnh hưởng... Quy luật này thể hiện mỗi liên hệ phổ biến, phát triển và sự tác động lẫn nhau, tất yếu giữa các phương diện xã hội mà chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã chỉ ra. Xét theo nghĩa hẹp, văn hóa là một thành tố, là một phương diện cấu thành tổng thể đời sống xã hội, nhưng xét trong mối liên hệ phổ biến thì văn hóa có liên hệ biện chứng với mọi phương diện khác của đời sống xã hội, có tác động to lớn, làm động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các phương diện khác trong tính chỉnh thể của nó.

Sự phát triển văn hóa vừa theo những quy luật chung, vừa theo những quy

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w