2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.1.1. Kế thừa, phát triển giá trị văn hoá truyền thống ở đơn vị cơ sở
Quân đội nhân dân Lào là quân đội cách mạng, nhân danh văn hóa chống lại phản văn hóa, nhân danh văn minh chống lại bạo tàn; dùng sức mạnh của chân, thiện, mỹ chống lại cái giả dối, cái ác độc, cái xấu xa; bảo vệ lương trí và nhân phẩm, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân các bộ tộc Lào. Bản chất cách mạng là giá trị văn hóa cao nhất của Quân đội nhân dân Lào không chỉ biểu hiện trong mục tiêu, lý tưởng chiến đấu mà còn được biểu hiện trong nhận thức, hoạt động thực tiễn và đời sống hàng ngày, trong tất cả các hoạt động quân sự và giải quyết các quan hệ cụ thể. Bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Lào đối lập với những hiện tượng thiếu văn hoá. Chính vì văn hóa Lào chứa đựng những giá trị truyền thống phù hợp với bản chất cách mạng của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, nên có tầm quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của Quân đội nhân dân Lào. Để phát huy giá trị truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào nhằm góp phần phát triển nền văn hóa Lào tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vấn đề cấp thiết trước hết là phải biết kế thừa và phát triển mạnh mẽ những giá trị văn hoá truyền thống ấy.
Trong kế thừa, phát triển giá trị văn hoá truyền thống ở đơn vị cơ sở, trước hết cần đảm bảo sự kết nối giá trị văn hóa quân sự truyền thống và hiện đại. Hệ thống giá trị văn hóa quân sự, nhất là ở các đơn vị cơ sở Quân đội
sự trong lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, các giá trị văn hóa quân sự đang được sáng tạo và những nhân tố văn hóa hàm chứa xu hướng phát triển tiên tiến, vượt trước của giá trị văn hóa quân sự hiện đại. Chỉ khi thực hiện được điề đó mới làm cho đời sống văn hoá ở đơn vị cơ sở hiện diện như dòng chảy liên tục các giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống đến hiện đại, luôn thấm sâu vào tất cả các phẩm chất, năng lực và biểu hiện trong mọi suy nghĩ, hành động nuôi dưỡng phẩm chất nhân cách, bản lĩnh chiến đấu của mọi sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào.
Kế thừa, phát triển giá trị văn hoá truyền thống ở đơn vị cơ sở cũng cần
đảm bảo cấu trúc tổng thể của giá trị văn hóa quân sự và phản ánh sâu sắc tính chất hoạt động quân sự. Trước hết, cần chú trọng khai thác những giá trị
về tư tưởng văn hóa, tâm lý văn hóa, chuẩn mực văn hóa và biểu tượng văn hóa trong lĩnh vực quân sự trong tổng thể di sản văn hoá các bộ tộc Lào. Đó là các “đường dẫn” văn hóa trên các phương diện khác nhau tác động đến hệ thống phẩm chất của sĩ quan, chiến sĩ, từ thế giới quan, tư tưởng, tình cảm đến hệ thống các chuẩn mực, hành vi, toàn bộ hoạt động và ý nghĩa văn hóa trong hoạt động của mỗi người. Đồng thời, việc kế thừa, phát triển giá trị văn hoá quân sự truyền thống ở đơn vị cơ sở phải đảm bảo tính toàn diện và phản ánh sâu sắc các lĩnh vực khác nhau của hoạt động quân sự như: văn hóa chính trị - quân sự, văn hóa pháp luật, kỷ luật – quân sự, văn hóa đạo đức, ứng xử và giao tiếp – quân sự, văn hóa khoa học, kỹ thuật – quân sự, văn hóa chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, văn hóa huấn luyện – quân sự, văn hóa chỉ huy – quân sự, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ và thể chất – quân sự.
Để hiện thực hoá nhứng vấn đề trên, cần tập trung vào một số nội dung, biện pháp dưới đây:
Một là, khuyến khích cán bộ, chiến sĩ tham gia công cuộc kế thừa, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào. Cần nhận thức đúng
nhằm phát triển những giá trị tốt đẹp của truyền thống, biến các giá trị tiềm ẩn của nền văn hóa Lào thành hiện thực trong phát triển đời sống đương đại. Đồng thời, phải nỗ lực vun trồng, phát triển các nguồn lực nhân văn tạo nên nội lực phát triển của mỗi người và cả cộng đồng dân tộc Lào. Hệ giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào đã tồn tại trong đời sống xã hội nói chung và trong đời sống từng đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cần phải được kế thừa, phát triển và vận dụng một cách sáng tạo.
Hai là, tạo sự chuyển biến trong sự nhận thức và tổ chức thực tiễn của cán bộ, chiến sĩ trong góp phần giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào. Trước hết, cán bộ, chiến sĩ phải có hiểu biết nhất định về văn hóa,
công tác văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống và phát triển đời sống văn hóa đơn vị cơ sở. Từ tiền đề ấy, cán bộ, chiến sĩ phải giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hóa và lựa chọn đúng những giá trị văn hóa truyền thống từ môi trường xã hội lan tỏa, tác động vào đơn vị có ích cho sự hình thành, phát triển nhân cách quân nhân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải biết xác định đúng và phát triển những quan hệ văn hóa lành mạnh trong tập thể quân nhân và trong quan hệ với nhân dân; hiểu biết về quan hệ giữa các hoạt động văn hóa với các hoạt động quân sự và tiến hành hoạt động đúng hướng.
Ba là, khuyến khích và tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham gia quản lý, giữ gìn, tu bổ và phát huy di sản văn hóa của các bộ tộc Lào. Việc nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng và chỉ huy đơn vị về việc phát huy di sản văn hóa của các bộ tộc Lào phải được kết hợp với thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh quá trình phấn đấu, tu dưỡng theo giá trị văn hóa truyền thống của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào. Chỉ khi thực hiện được như vậy mới làm cho đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, bao hàm cả sự tiếp biến những giá trị văn hóa chung và trong di sản văn hóa của các bộ tộc Lào, thực sự trở thành một mảng quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng nhằm trực tiếp cổ vũ, động viên sức mạnh tổng hợp của mọi tập thể và từng quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ trung tâm của đơn vị.
Bốn là, khuyến khích và tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham gia nghiên cứu, khai thác di sản văn hóa và hệ thống giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào. Trước hết, phải quan tâm đến việc kết hợp nghiên cứu với
kiểm kê một cách toàn diện những di sản văn hóa tồn tại dưới dạng thái vật thể để quản lý có hiệu quả. Phải kết hợp tốt công tác bảo vệ với tôn tạo và khai thác sử dụng hợp lý các di sản văn hóa có giá trị, nhất là với các di tích lịch sử - văn hóa và công trình văn hóa đã được xếp hạng. Đồng thời, phải tham gia nghiên cứu và bảo vệ di sản văn hóa truyền thống của các bộ tộc, chống mưu lợi cá nhân, “phục cổ” bừa bãi, không gắn với việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào.