Tình hình nhận thức, vận dụng của các chủ thể nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay (Trang 88 - 99)

2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

2.1.3.Tình hình nhận thức, vận dụng của các chủ thể nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở

đội nhân dân Lào cần phải nâng lên một chất lượng mới.

2.1.3. Tình hình nhận thức, vận dụng của các chủ thể nhằm pháthuy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở

Quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào tuân theo quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, những quy luật đặc thù của sự phát triển văn hóa và những vấn đề có tính quy luật đã được khái quát. Vai trò của con người và tổ chức quân sự đối với phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa

đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào được thể hiện ở khả năng của họ trong nhận thức quy luật khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; trong nhận thức, vận dụng những vấn đề có tính quy luật vào công tác tổ chức thực hiện từng vấn đề cụ thể. Đánh giá việc nhận thức, vận dụng những vấn đề có tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cần gắn với vai trò của các chủ thể quân sự; coi đó như những nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến thực tiễn trình độ phát huy, từ đó rút ra mâu thuẫn cần giải quyết.

Một là: Sự nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống và vai trò của nó

đối với đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011) đã xác định 4 khâu đột phá, trong đó khâu đột phá đầu tiên là đột phá về mặt nhận

thức và tư duy. Văn hóa là được coi là một mặt, một bộ phận không thể tách

rời của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống các quan điểm chỉ đạo mà Nghị quyết đưa ra là cơ sở quan trọng định hướng mỗi người, mỗi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về văn hóa một cách chính xác theo phương hướng của Đảng. Trong Chiến lược xây dựng đất nước giai đoàn 2011 – 2015, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã chỉ rõ: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động, toàn dân đoàn kết xây dựng môi trường văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Lào, kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại” [ 116 ]. Như vậy, phát huy giá trị văn hóa truyền thống phải được đánh dấu trước hết bằng sự nhận thức đúng đắn của từng con người và toàn xã hội đối với hệ giá trị văn hóa mới. Đồng thời, quá trình này phải được thực hiện thông qua kế thừa hệ giá trị văn hóa truyền thống và tiếp biến giá trị văn hóa nhân loại.

Quán triệt quan điểm của Đảng về vai trò của văn hóa và vấn đề xây dựng nền văn hóa Lào tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng ủy Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị luôn quan tâm định hướng nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, hướng mọi hoạt động văn hóa vào nuôi dưỡng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của bộ tộc Lào trong bộ đội. Hiện nay, trong nhận thức của phần lớn sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào, văn hóa có vai trò to lớn, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Lào cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại. Các đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào đã có chương trình hành động nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng trong thực tiễn hoạt động quân sự, xây dựng con người và tổ chức quân sự theo tiêu chí văn hóa truyền thống của dân tộc Lào.

Tuy nhiên, đi sâu vào các khía cạnh bản chất của văn hóa, trên thực tế một bộ phận khá đông cán bộ, chiến sĩ trong quân đội chỉ quan niệm văn hóa như những hiện tượng thuộc về phẩm chất tinh thần (lối sống, nếp sống, ứng xử...), thuộc về các hoạt động “thuần” văn hóa (các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục – thể thao, giáo dục – đào tạo...) mà lãng quên hoặc không coi những hoạt động quân sự cùng mọi sinh hoạt trong đời sống quân nhân và tập thể quân nhân cũng chứa đựng những giá trị thuộc phạm trù văn hóa. Ở nhiều đơn vị, những gì liên quan đến văn hóa thường chỉ được quy vào chức năng của cán bộ chính trị, trực tiếp là cơ quan tuyên huấn. Đối với văn hoá truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống thường bị đồng nhất với những sản phẩm văn hóa vật thể, những cái hiện hữu của đời sống và hoạt động văn hóa, hoặc chỉ quy về một số giá trị tinh thần. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống với phần đông cán bộ, chiến sĩ còn khá mới mẻ. Nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống còn bộc lộ sự thiếu hụt, phiến diện.

Kết quả khảo sát quan niệm của sĩ quan, chiến sĩ một số đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào từ 10/12/2014 – 05/01/2015 cho thấy: với câu hỏi

“Tiêu chí đánh giá trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở gồm vấn đề nào?”, có 118/200 phiếu = 59% trả lời là trình độ chính trị - tư tưởng, bản lĩnh chính trị; 51/200 phiếu = 25,5% trả lời là trình độ ý thức sống và làm theo pháp luật, kỷ luật quân đội; 33/200 phiếu = 16,5% trả lời là trình độ ý thức và hành vi đạo đức, lối sống..; 23/200 phiếu =11,5% trả lời là trình độ học vấn; 17/200 phiếu = 8,5% trả lời là trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 33/200 phiếu = 16,5% trả lời là trình độ tổ chức lãnh đạo – chỉ huy; 30/200 phiếu = 15% trả lời là trình độ ý thức và hành vi thẩm mỹ; 21/200 phiếu = 10,5% trả lời là trình độ thể chất khỏe mạnh, cường tráng [139]. Rõ ràng, quan niệm đúng về văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào và tiêu chí đánh giá trình độ phát huy đó là cơ sở căn bản để có sự định hướng, lựa chọn và tu dưỡng rèn luyện đời sống văn hóa. Sự nhận thức phiến diện về văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống nếu chậm được khắc phục sẽ dẫn đến hạn chế trong tổ chức thực tiễn phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay.

Hai là: Sự tận dụng những tác động tích cực, khắc phục những ảnh huưởng tiêu cực của môi trường xã hội và vấn đề khai thác, tiếp nhận giá trị văn hóa truyền thống, đấu tranh chống các phản giá trị hiện nay.

Quá trình giao lưu, hội nhập tạo ra điều kiện khách quan mở rộng không gian văn hóa và tích cực hóa quá trình tiếp xúc văn hóa giữa các cá nhân và cộng đồng. Đây là thời cơ để chúng ta tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa nhân loại, mở rộng khả năng tích hợp và vượt gộp giá trị của mỗi cá nhân và cộng đồng. Đối với sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào, quá trình này góp phần làm năng động hóa hệ giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, trên cơ sở định hướng giá trị đúng đắn và phù hợp với yêu cầu phát triển đời sống văn hóa đơn vị cơ. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin, của các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hẹp giới

hạn khoảng cách về không gian và thời gian, tạo điều kiện cho sĩ quan, chiến sĩ tiếp nhận và lựa chọn những giá trị văn hóa mới để tiếp tục hoàn thiện đời sống văn hóa đơn vị cơ sở. Tuy nhiên, cần cảnh tỉnh rằng thông qua công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm đạo đức, lối sống phương Tây xa lạ cũng tác động đến bộ đội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nhiều lĩnh vực thì thông tin liên lạc đã đem lại nhiều lợi ích cho con người. Song cũng từ đó, những cái xấu, cái phản văn hóa cũng có cơ hội lan truyền nhanh chóng hơn và gây tác hại lớn hơn. Thêm vào đó, kẻ thù ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thì sĩ quan, chiến sĩ trong đơn vị cơ sở chính là một đối tượng chủ yếu.

Trong phát triển nền kinh tế thị trường, xét về phương diện giá trị, chúng ta phải đối mặt với xu hướng biến thái đa loại hình của giá trị, trong đó có cái hay, cái dở, cái được, cái mất, cái xuất hiện, cái tiêu vong, sự miễn dịch, sự lây nhiễm... Tác động đa dạng, phức tạp của các loại hình và xu hướng biến thái của giá trị đặt ra thách thức mới cần phải nhận thức và giải quyết trong quá trình phát huy hệ giá trị văn hóa mới của xã hội và quân đội, đặt ra yêu cầu khách quan cần phải có sự định hướng giá trị đúng đắn trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.

Với phương châm lấy xây để chống, lãnh đạo – chỉ huy các cấp trong quân đội đã coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết để bộ đội thấy rõ tác hại của văn hóa phẩm xấu độc và các tệ nạn xã hội. Qua khảo sát các đơn vị như: Sư đoàn 2 Trung đoàn 201; Sư đoàn 3 Trung đoàn 301; Trung đoàn 279; Trung đoàn 11 và Học viện Quốc phòng Cay Son Phổm Vi Hản… cho thấy các đơn vị đều đã có Nghị quyết chuyên đề để quán triệt sâu sắc đến cán bộ, chiến sĩ về Chỉ thị số 116 của Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào (năm 2002), Nghị quyết Đại hội III của Đảng ủy Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Lào. Các đơn vị cũng đều có kế hoạch chặt chẽ, đồng bộ, tăng cường

các biện pháp kiểm tra, giám sát, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh ngăn chặn không để những ấn phẩm văn hóa xấu độc, đồi trụy, phản động xâm nhập và tác động vào đơn vị. Trong các ngày nghỉ, giờ nghỉ, nhiều đơn vị đã có những hình thức, biện pháp sáng tạo trong tổ chức các hoạt động văn hóa mang tính giáo dục, giàu tính thẩm mỹ; phối hợp chặt chẽ với tính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương nơi đóng quân ngăn chặn, truy quét văn hóa phẩm độc hại, làm tốt công tác quản lý cán bộ, chiến sí trong đơn vị.

Tuy nhiên, ở một số đơn vị cơ sở, công tác giáo dục còn bị buông lỏng. Một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thiếu sâu sát, quan liêu, mệnh lệnh, giản đơn, chủ quan trong công tác quản lý tư tưởng. Nhiều đơn vị, việc tận dụng các hoạt động văn hóa và các thiết chế văn hóa vào công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là giáo dục giá trị văn hóa truyền thống, còn hạn chế; nội dung các hoạt động khiên cưỡng, nghèo nàn, hình thức tổ chức đơn điệu, theo lối mòn, năng về hình thức, thiếu sáng tạo. Bản thân một số cán bộ, chiến sĩ làm công tác giáo dục năng lực yếu, việc phân biệt đúng – sai, giá trị và sự trả giá chưa rõ ràng, tính thuyết phục trong giáo dục chưa cao. Những khiếm khuyết ấy cản trở đến định hướng giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.

Ba là, nhận thức về tính đồng bộ, toàn diện của việc tổ chức thực tiễn quá trình giáo dục văn hoá nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay.

Yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn mới đặt ra đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Mô hình người sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào phải đáp ứng mục tiêu xây dưng đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ mà Đảng ủy Bộ Quốc phòng (2002) đặt ra. Chỉ thị 07/02/2002 về xây dựng đơn vị vững mạnh - chi bộ biết lãnh đạo toàn diện đã xác định: “Cán bộ, chiến sĩ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, có phẩm chất và năng lực trí tuệ, hoạt động thực tiễn, tiếp cận và khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại và phát triển kinh nghiệm chiến đấu

truyền thống, có chất lượng toàn diện” [118; tr. 5 – 6]. Để thực hiện được mô hình đó, sĩ quan, chiến sĩ cần có lý tưởng, có định hướng giá trị dúng, có một tâm thức luôn rộng mở, cầu thị, sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng chịu trách nhiệm, biết sống vì lợi ích chung, vì mọi người... nghĩa là phải thực sự là những quân nhân có văn hoá. Đó cũng chính là quá trình phát huy toàn diện các giá trị văn hóa truyền thống trong dời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, làm cho quá trình xây dựng đơn vị theo được tiêu chí chân - thiện - mỹ.

Tính toàn diện của phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cũng được thể hiện ở mục tiêu yêu cầu đào tạo, ở việc xác lập và thực hiện nội dung chương trình đào tạo ở các trường sĩ quan, nơi đào tạo và bổi dưỡng sĩ quan khi ra trường trở thành những cán bộ quân đội phát triển toàn diện. Trong thời gian qua, các trường và học viện trong quân đội đã tiến hành đổi mới toàn diện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Lào. Công tác đào tạo đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện và giáo dục, giữa giáo dục truyền thống và hiện đại; mở rộng phạm vi và định hướng phương thức thích hợp, vượt gộp giá trị văn hóa truyền thống cho người học một cách toàn diện, khoa học, hiện đại, gắn với yêu cầu của xã hội, của quân đội trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, hiện nay công tác giáo dục – đào tạo cán bộ còn bộc lô những hạn chế: mặt bằng kiến thức chưa tương xứng với hệ thống giáo dục quốc dân..., “chất lượng và hiệu quả đào tạo, bổi dưỡng cán bộ còn thấp, kiến thức cơ bản chưa sâu, chưa vững chắc, hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào, về khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật quân sự còn hạn chế, khả năng tư duy, năng lực hành động độc lập sáng tạo và quản lý bộ đội còn yếu”. Đặc biệt, nội dung chương trình đào tạo còn bộc lộ sự mất cân đối giữa các khối kiến thức. Sự phát triển các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn trong các học viện hiện

nay có nhiều mặt hạn chế và tiến triển chậm so với yêu cầu chung. Điều này, thể hiện ở cả nội dung, chương trình, cả trình độ và thực lực khoa học, thực lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy.

Kết quả khảo sát về tình hình giảng dạy môn khoa học xã hội và nhân văn ở học viện quốc phòng Cay Son Phổm Vi Hản cho thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo còn chậm. Một số môn học như: mỹ học, văn hóa học, tôn giáo học, lôgic học...trước năm 2000 chưa giảng dạy, hiện nay giảng dạy nhưng chưa có giáo

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay (Trang 88 - 99)