2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
2.1.2. Tình hình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong các phương diện đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay
diện đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay
Hiện nay, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào đã và đang trong quá trình chuyển hóa sâu sắc về trạng thái chất lượng. Nhiều giá trị văn hóa mới được hình thành, kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống tạo nên hệ thống giá trị văn hóa phản ánh cốt cách, tâm hồn cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quân đội trong giai đoạn mới của cách mạng, có những khiếm khuyết và cả sự thiếu hụt về giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cần phải được kịp thời khắc phục để đời sống văn hoá đó tiếp tục hoàn thiện, phát triển hơn. Qua nghiên cứu, khảo sát, điều tra thực tế kết hợp với tham khảo kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học liên quan trong thời gian gần đây, luận án khái quát trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay trên một số phương diện cơ bản sau đây:
Phát huy trong đời sống văn hóa chính trị - tư tưởng:
Tuyệt đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ vững phẩm chất chính trị, trung thành đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân các bộ tộc Lào; khắc phục khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đặc biệt, giá trị cốt lõi phản ánh trình độ văn hóa chính trị - tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào là trung với Đảng luôn được giữ
vững và phát huy trong đời sống văn hoá bộ đội. Chiều sâu văn hóa, cái đánh đấu sự phát triển giá trị trung với Đảng không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm, mà cao hơn là sự tận trung trên cơ sở lòng khát khao lý tưởng cách mạng, tình yêu và niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trước sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, một số cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào có biểu hiện giảm sút niềm tin vào đường lối đổi mới của Đảng và khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên đất nước Lào. Tuy nhiên, đại đa số cán bộ, chiến sĩ vẫn thể hiện sự vững vàng. Theo số liệu điểu tra của tác giả luận án, với câu hỏi: “Theo đồng chí, tiêu chí đánh giá trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở gồm vấn đề nào?”, trong tổng số 200 phiếu trả lời, có 118 đồng chí = 59% khẳng định là trình độ chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính trị; có 51 phiếu = 25,5% khẳng định là ý thức sống và làm việc theo pháp luật, kỷ luật quân đội; có 33 phiếu = 16,5% khẳng định là có ý thức và hành vi đạo đức, lối sống..; có 23 phiếu = 11,5% khẳng định là trình độ học vấn; có 17 phiếu = 8,5% khẳng định là trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có 33 phiếu = 16,5% khẳng định là trình độ tổ chức, lãnh đạo chỉ huy; có 30 phiếu = 15% khẳng định là ý thức và hành vi thẩm mỹ; có 21 phiếu =1,05% khẳng định là thể chất khỏe mạnh, cường tráng [139 ]. Điều đó cho thấy, sự nhìn nhận về vai trò của việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống vă hoá chính trị - tư tưởng ở đơn vị cơ sở là xác đáng.
Trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa chính trị - tư tưởng cũng được biểu hiện ở sự phát triển tốt về nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và tư duy chính trị. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay có khả năng tư duy chính trị khá tinh tế và nhạy cảm. Việc xử lý thông tin, tri thức mà cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận được trong cuộc sống để biến đổi, tự sắp xếp chúng thành hệ thống quan điểm, thái độ của cá nhân về cơ bản phù hợp với quan điểm đổi mới của Đảng. Điều đó vừa phản ánh trình độ nhận thức chính trị, vừa phản ánh trình độ tư duy chính trị của cán bộ, chiến sĩ đã có bước phát triển, trưởng thành. Kết quả điều tra cho
thấy, phần đông cán bộ, chiến sĩ có thái độ đúng đắn và tích cực đối với đường lối đổi mới của Đảng, đối với truyền thống lịch sử và thành quả cách mạng; cách xem xét, đánh giá các hiện tượng chính trị - xã hội được đặt trên cơ sở niềm tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do chưa thấm nhuần sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, chưa nắm vững phương pháp tư duy biện chứng nên trình độ tư duy lý luận của cán bộ, chiến sĩ còn bất cập do với yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.
Không chỉ ở đội ngũ chiến sĩ mà cả ở đội ngũ sĩ quan thì việc tiếp cận, phân tích, luận giải những thông tin mới nhìn chung còn gặp khó khăn. Trước những vấn đề chính trị - xã hội đầy biến động hiện nay, không ít sĩ quan, chiến sĩ đã tỏ ra lúng túng. Theo đánh giá, tổng kết của một số đơn vị cơ sở cho thấy “năng lực tổ chức triển khai công tác đảng, công tác chính trị của sĩ quan, chiến sĩ chưa theo kịp tình hình nhiệm vụ của đơn vị và quân đội, nhiệm vụ chức trách được giao” [ 120; tr. 4 – 7 ]. Do những hạn chế về tư duy chính trị, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nên những tri thức lý luận, chính trị - xã hội mà đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ đã tiếp thu chưa được cùng cố vững chắc. Hạn chế đó ảnh hưởng đến trình độ phát triển ý thức chính trị và độ bền vững về quan điểm, tư tưởng – chính trị. Trong đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ cũng đã xuất hiện những biểu hiện giảm sút niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng, có thái độ thờ ơ chính trị. Điều đó nói lên trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa chính trị - tư tưởng ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào chưa thực sự vững chắc.
Từ thực tiễn nói trên cho thấy việc coi trọng phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa chính trị - tư tưởng ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào trở nên cấp bách và quan trọng. Đây là nội dung cơ bản đảm bảo cho lập trường tư tưởng, quan điểm, thái độ chính trị của mỗi sĩ quan, chiến sĩ được định hướng vững chắc trên cơ sở tư duy cách mạng, khoa
học. Đồng thời, đây cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định tính bền vững và trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Phát huy trong đời sống văn hóa đạo đức, lối sống:
Đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào là những người được giáo dục theo chuẩn mực đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa, từ đó lựa chọn, tiếp nhận các giá trị đạo đức, lối sống đa dạng khác trong đời sống văn hoá. Những giá trị văn hóa đạo đức, lối sống đã tạo nên sức mạnh tinh thần bên trong tâm hồn, cảm xúc của mỗi người. Vì vậy, trước những diễn biến phức tạp của tình hình nhiệm vụ hiện nay, đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào vẫn luôn trung với nước, hiếu với dân, trung thực, thương yêu đồng chí, đồng đội, đồng bào; sống trong sạch, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đại đa số sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích chung và riêng. Nghị quyết Đại hội III Đảng ủy Bộ quốc phòng năm 2011 đã chỉ rõ: “Đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào giữ gìn được phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức cao, kỷ luật lành mạnh và lối sống trong sạch, vững mạnh toàn diện” [117 ]. Bộ phận lớn cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào có tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân của họ là nhân tố đảm bảo cho sự vững vàng và trường thành của các sĩ quan, chiến sĩ có văn hóa.
Trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hoá đạo đức, lối sống của đội ngũ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào phải được đánh giá trên cơ sở những tiêu chí: khả năng nhận thức được kết quả và hậu quả có thể xảy ra của hành động; việc thừa nhận sự cần thiết phải hành động một cách đúng đắn; sự nỗ lực và tinh thần ý chí để ra quyết định và thực hiện quyết định đúng đắn. Theo đó, giá trị văn hóa
truyền thống về mặt đạo đức, lối sống không chỉ được bộc lộ rõ ràng trong những tình huống đặc biệt mà còn ở sự phấn đấu không mệt mỏi vươn lên nắm vững công việc, chức trách, nâng cao trình độ mọi mặt, thái độ của mỗi người sĩ quan, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Lào đối với chính mình và đối với mọi người.
Dựa vào những tiêu chí trên, bằng phiếu điều tra xã hội học có thể đánh giá trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hoá đạo đức, lối sống ở một số đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào: 40/200 phiếu = 40% trả lời là phát huy tốt; 120/200 phiếu = 60% trả lời là bình thường; 6/200 phiếu = 3% trả lời là yếu và 7/200 phiếu = 3,5% ghi là khó trả lời. Đặc biệt, qua toạ đàm, phỏng vấn sâu cho thấy, trong đời sống văn hóa đạo đức, lối sống thì tình đồng chí, đồng đội vẫn được khẳng định là giá trị văn hóa quân sự truyền thống vừa cơ bản, vừa thể hiện rõ tính đặc thù. Trong Quân đội nhân dân Lào không có mối liên hệ nào thiêng liêng hơn tình đồng chí đồng đội; đây là thuộc tính bản chất của quân đội cách mạng và là tiêu chí cơ bản để đánh giá trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hoá đạo đức, lối sống ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào [139 ].
Qua tài liệu tổng kết của một số đơn vị cho thấy, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hoá đạo đức, lối sống ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay đã và đang trong quá trình hoàn thiện; những giá trị đạo đức, lối sống cốt lõi vẫn được trân trọng nuôi dưỡng và được đại đa số sĩ quan, chiến sĩ lựa chọn ở thứ bậc cao. Song, trước những biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… hiện nay, trong sĩ quan, chiến sĩ đã xuất hiện những lệch chuẩn giá trị đạo đức, lối sống. Một số giá trị như: trách nhiệm, nghĩa vụ quân nhân, tình đồng chí, đồng đội – những giá trị cốt lõi phản ánh văn hóa đạo đức, lối sống trong đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cần phải được định hướng và tiếp tục phát huy.
Phát huy trong đời sống văn hóa pháp luật, kỷ luật:
Biểu hiện tập trung nhất trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa pháp luật, kỷ luật là sự phát triển ở tầm cao những giá trị thuộc ý thức và hành vi chấp hành Hiến pháp, pháp luật, điều lệch, điều lệ, kỷ luật quân đội. Ý nghĩa văn hóa của hệ thống pháp luật, kỷ luật, trình độ văn hóa pháp luật, kỷ luật được thể hiện không phải chỉ ở sự bắt buộc tuân thủ, tính cưỡng chế, hay sự trừng phạt, mà chủ yếu là ở tinh thần tự giác cao trong ý thức và hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý, ở sự thống nhất cao giữa trách nhiệm pháp lý với trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức của từng quân nhân.
Hiện nay, tình hình chấp hành pháp luật nhà nước và kỷ luật quân đội của sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào có nhiều biến chuyển tốt. Điều đó phản ánh kết quả phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa pháp luật, đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá trình độ chấp hành pháp luật, kỷ luật của bộ đội. Kết của khảo sát ở một số đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào cho thấy: có 36/200 phiếu = 18% ý kiến được hỏi đánh giá trình độ văn hóa pháp luật, kỷ luật ở đơn vị cơ sở đạt mức độ tốt; 117/200 phiếu = 58,5% đánh giá ở mức bình thường; 9/200 phiếu = 4,5% đánh giá ở mức yếu và 10/200 phiếu = 5% ghi là khó trả lời [ 139 ].
Những số liệu và kết quả khảo sát trên cho thấy phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa pháp luật, kỷ luật ở các mức độ khác nhau vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tình hình đó đòi hỏi bức thiết phải tiếp tục phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa pháp luật ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, đặc biệt phải giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành luật pháp nhà nước, kỷ luật quân đội của cán bộ, chiến sĩ, nhất là ở đơn vị cơ sở.
Phát huy trong đời sống văn hóa khoa học, trí tuệ:
Quân đội nhân dân Lào hiện nay có trình độ học vấn khá cao. Tỷ lệ sĩ quan tốt nghiệp phổ thông trung học ở các thế hệ chống Pháp và chống Mỹ
chỉ chiếm 1,5% (1975), đến năm 1990 có tỷ lệ 50,56%, năm 2000 có tỷ lệ 63,5%, từ năm 2010 đến nay đạt tới khoảng 86%. Hơn nữa, do dược đào tạo cơ bản nên đa số sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quân sự ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. Số sĩ quan được đào tạo tại Học viện Quốc phòng Cay Son Phổm Vi Han Quân đội nhân dân Lào tính từ năm 1995 đến năm 2015 là: cấp cử nhân 199 đồng chí; cấp thạc sĩ 90 đồng chí; được đào tạo ngắn hạn 1 năm cấp chiến dịch – chiến lược 134 đồng chí; bồi dưỡng cán bộ chính trị 5 tháng 276 đồng chí; đào tạo Tiếng Việt 3 năm có 40 đồng chí; Tiếng Trung Quốc 4 năm có 48 đồng chí; Tiếng Anh 5 năm có 258 đồng chí. Về bổ túc kiến thức Quốc phòng – An ninh cho cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước 45 ngày có 209 đồng chí. Về tập huấn nghiệp vụ: Công tác tổ chức Đảng 45 ngày có 115 đồng chí; Công tác kiểm tra có 45 đồng chí; Công tác tuyên huấn có 61 đồng chí và Công tác dân vận 45 đồng chí [120; tr. 3]. Các số liệu này cho thấy đã có sự gia tăng đáng kể theo hướng đào tạo cơ bản.
Qua thăm dò ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ, học viên, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp ở Học viện Quốc phòng Cay Son Phổm Vi Han, hiện nay số có trình độ tri thức khoa học tốt chiếm 10,5% (21/200 phiếu); mức bình thường chiếm 58% (116/200 phiếu); mức yếu chiếm 9% (18/200 phiếu); và vẫn còn 15/200 phiếu khó trả lời (chiếm 7,5%). Về kiến thức chuyên môn