Kết nối giá trị văn hóa truyền thống với giá trị văn hóa hiện đại trong đời sống văn hoá đơn vị cơ sở

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay (Trang 134 - 139)

2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

3.3.1. Kết nối giá trị văn hóa truyền thống với giá trị văn hóa hiện đại trong đời sống văn hoá đơn vị cơ sở

trong đời sống văn hoá đơn vị cơ sở

Tính tất yếu kết nối các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào trước hết xuất phát từ chính bản chất của văn hoá, được thể hiện đặc thù ở từng cộng đồng văn hoá cụ thể. Trong thực tiễn lịch sử, văn hóa vừa thể hiện ra như một tập hợp dọc của hệ giá trị văn hoá (kế thừa nhau trong tiến trình lịch sử - lịch đại), vừa như một tập hợp ngang của hệ giá trị văn hoá (với chiều tầng bậc khác nhau – đồng đại). Bất cứ “lát cắt” đồng đại nào của văn hóa cũng nằm trong quá trình phát triển theo chiều lịch đại. Đồng thời, bất cứ nét bản sắc văn hóa nào phát triển theo chiều lịch đại cũng phải “tự uốn mình” theo cái đồng đại. Mối liên hệ đồng đại – lịch đại hòa quyện hữu cơ với nhau một cách tự nhiên, làm cho sự phát triển hệ thống những giá trị người của cộng đồng văn hóa không những được “tắm mình” trong tổng hòa các giá trị đương đại mà còn thừa hưởng được bề dày di sản văn hoá trong chiều sâu của lịch sử. Phản ánh mối quan hệ đồng đại – lịch đại, đời sống văn hóa cũng phát triển một cách hài hòa giữa các yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại.

Một là, nhận diện, phân định xác đáng về giá trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa hiện đại trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở.

Văn hoá truyền thống là những thành tựu ưu tú trong kho tàng văn hoá

cổ truyền được trao truyền theo con đường chính thống và được các thế hệ sau kế thừa, phát triển lên một trình độ mới, xem đó là bảo vật, nền tảng, khuôn mẫu của hiện tại. Hơn thế, có thể quy vào phạm trù văn hoá truyền thống những giá trị hiện đại nhưng được bắt rễ từ truyền thống, phù hợp với hệ chuẩn của truyền thống văn hoá. Tuy nhiên, về mặt định trị, văn hoá hiện đại là những thành tựu ưu tú tiêu biểu cho quá trình khám phá, sáng tạo, tái

cấu trúc, tái định hình mô thức phát triển tiên tiến của con người, xét ở hệ tiêu chí chân – thiện – mỹ. Có thể nói đây là hai xu thế đối lập trong chỉnh thể văn hoá: xu thế quay về nguồn và xu thế vươn mình về phía trước.

Nhận thức thoả đáng các yếu tố truyền thống và hiện đại làm cho đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào vượt qua các mâu thuẫn cơ bản như: giữa tiếp tục đẩy mạnh đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở với tập trung hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị; giữa đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của bộ đội với yêu cầu xây dựng con người và tổ chức quân sự một cách có định hướng; giữa tính nghiêm ngặt của các quan hệ hành chính quân sự với với tính uyển chuyển của các quan hệ văn hóa; giữa phát huy tính đa dạng, phong phú về mặt văn hóa của từng địa phương đóng quân, từng loại hình đơn vị, từng nhóm quân nhân... với yêu cầu nhất trí cao về chính trị - tinh thần, chính quy trong quản lý bộ đội; giữa việc giữ gìn định hướng chính trị của phát triển đời sống văn hóa với việc hòa nhập cơ chế kinh tế thị trường dễ bị ảnh hưởng của mặt trái phản văn hóa; giữa tính không thuần nhất của đơn vị cơ sở do có nhiều đối tượng bộ đội với yêu cầu phát triển thống nhất, đồng bộ trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở...

Văn hoá truyền thống trước hết thể hiện ở kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước của các bộ tộc Lào trong tổ chức và hoạt động quân sự. Yêu

nước của Quân đội nhân dân Lào từ xưa và nay đều là xuất phát từ chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người... để tạo sức mạnh bên trong nhằm bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển đất nước. Và chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc trong đường lối chính trị của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã giúp toàn dân và toàn quân vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược trong các thời kỳ lịch sử. Chủ nghĩa yêu nước của Quân đội nhân dân Lào và ý thức đoàn kết dân tộc hòa quyện với nhau, kết tinh thành giá trị văn hóa.

Truyền thống yêu nước và ý thức đoàn kết dân tộc của người Lào không cao xa mà thật giản dị: quê hương, làng xóm không chỉ là nơi để ở, là nơi làm ăn, sinh sống mà thực sự là biểu trưng văn hoá cộng đồng. Ngay từ xa xưa, tình yêu quê hương, làng xóm của người Lào đã sớm hình thành và đã trở thành một trong những tiêu chí, một phẩm chất văn hoá mà mỗi người dân Lào luôn có. Nói cách khác, trong suy nghĩ và tình cảm của người Lào, yêu nước trước hết là yêu quê hương, làng xóm. Lịch sử Lào đã chứng minh bằng thực tiễn là lịch sử chống ngoại xâm liên tục, kiên định và oai hùng. Nước Lào là một nước nhỏ, kém xa các đối thủ về sức mạnh vật chất, kỹ thuật, kinh tế, nhưng lại thắng mọi kẻ thù trước sau bằng phương thức văn hoá phù hợp với nhân cách người Lào, tương tự với người Việt là “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, dùng chí nhân thay cường bạo” [124]. Truyền thống văn hóa của Lào đã được chứng minh các triều đại như Chấu Phá Ngum, Chấu Phô Thị Lạt, Chấu Sụ Lị Nhạ Vông Sa, Chấu Xay Nhạ Sết Tha Thị Lạt... đều kiên trì chính sách chống ngoại xâm, giành độc lập. Trong đối nội, các nhà vua thực hiện chính sách thân dân, quan tâm đào tạo và sử dụng hiền tài, giữ vững kỷ cương, luật lệ, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, thương nòi.

Cùng với truyền thống yêu nước là các di sản văn hoá, các giá trị nhân văn và thuần phong mỹ tục rất phong phú, đa dạng của các bộ tộc Lào, hợp thành nền tảng văn hoá bền vững để duy trì và phát triển đất nước qua mọi

thời đại. Đó cũng chính là nhân tố quyết định sự thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân các bộ tộc Lào. Tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, thống nhất, hệ giá trị nhân văn… của người Lào đã được thử thách liên tục từ buổi sơ khai dựng nước và giữ nước cho đến ngày nay, được kết tinh thành truyền thống văn hoá và trở thành di sản văn hoá.

Văn hoá Lào có bước phát triển vượt gộp khi bước sang thời đại mới. Trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần và ý chí yêu nước của người Lào được thể hiện rõ rệt qua các sự kiện lịch sử hào hùng của các bộ tộc Lào trong phong trào đấu tranh suốt nửa thế kỷ và kết thúc vào năm 1975 lịch sử. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thời gian qua, đó là thắng lợi trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nhờ phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, trong đó đặc biệt là tinh thần yêu nước của các lãnh tụ như: Chủ tịch Cay Son Phổm Vi Han, Chủ tịch Su Pha Nu Vông, Chủ tịch Khăm Tay Si Phăn Đon...

Trong đời sống văn hoá ở các đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay, cùng với nền tảng cơ bản là văn hoá truyền thống còn xuất hiện những giá trị văn hoá hiện đại như: giao lưu quốc tế, trí tuệ hoá, tin học hoá, mạng truyền thông internet, phong cách, lối sống hiện đại, sự thích ứng với kỹ thuật quân sự hiện đại, sự phát triển nghệ thuật quân sự hiện đại… Trong đó, không phải bất cứ yếu tố nào cũng hợp chuẩn truyền thống. Khi phân định truyền thống vớ hiện đại không nên đồng nhất những gí của quá khứ đều là truyền thống, những gì mới mẻ đều là hiện đại. Truyền thống hay hiện đại thì trước hết đều phải là giá trị, là cái mà bộ đội cần. Tuy nhiên, việc phân định đó là cần thiết để có phương sách ứng xử phù hợp nhằm kết nối hiện đại với truyền thống, đồng thời nâng truyền thống lên tầm hiện đại.

Hai là, định rõ vai trò của giá trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa hiện đại trong đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở.

Nói đến văn hoá là nói đến vai trò của nó hướng con người và cộng đồng đến cái chân, cái thiện và cái mỹ. Song vai trò đó được thực hiện như thế nào, tác động sâu hay nông, tác dụng nhiều hay ít, ảnh hưởng mạnh mẽ hay hời hợt… thì đối với giá trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa hiện đại có những nét biểu hiện không giống hệt nhau. Vai trò của văn hoá truyền thống chủ yếu làm cho đời sống văn hoá hướng về cội nguồn, còn vai trò của văn hoá hiện đại chủ yếu làm cho đời sống văn hoá hướng đến tương lai. Mặt khác, nói đến vai trò của văn hoá truyền thống là nói đến sự tác động, ảnh hưởng từ bên trong, còn nói đến vai trò của văn hoá hiện đại thường là nói đến sự tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài. Do vậy, xử lý mối quan hệ truyền thống – hiện đại cũng là xử lý giữa phát huy nội lực của bản thân đời sống văn hoá đơn vị cơ sở với việc tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hoá từ bên ngoài. Tất nhiên, nội lục là cơ bản, là nền tảng, song những mối tương tác từ các giá trị văn hoá bên ngoài qua giao lưu văn hoá, mà các giá trị văn hoá hiện đại thường chiếm dung lượng lớn, cũng không thể bỏ qua.

Cũng theo đó, việc nối thông đời sống văn hoá ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào với đời sống văn hoá xã hội, trực tiếp là môi trường văn hoá địa phương nơi đóng quân, là tất yếu và hết sức cần thiết. Quân đội nhân dân Lào từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, nên quan hệ đoàn kết với dân vốn là bản chất, truyền thống tốt đẹp. Nhân dân các bộ tộc Lào đã từng đùm bọc, chở che, nuôi dưỡng Bộ đội Ítxala đánh thắng kẻ thù xâm lược nên cũng sẵn lòng mở rộng vòng tay đón Quân đội nhân dân Lào vào cái nôi văn hóa giàu bản sắc, giàu truyền thống của dân tộc Lào. Vậy thì không có lý do gì để lo ngại rằng hễ mở thông môi trường văn hóa quân sự ở đơn vị với môi trường văn hóa xã hội là bộ đội dễ vi phạm kỷ luật, bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực trong đời sống văn hóa xã hội ngoài đơn vị.

Vấn đề là ở chỗ phải chọn lọc, định hướng cho sự mở thông đó, Đồng thời, cần ngăn chặn những nhu cầu không chính đáng bằng việc đáp ứng những nhu cầu chính đáng, không để bộ đội phải tự đáp ứng nhu cầu văn hóa

của mình một cách không có định hướng. Mặt khác, việc mở rộng giao lưu văn hóa giữa các đơn vị bộ đội với nhân dân địa phương nơi đóng quân cần đi vào thực chất, thực sự đoàn kết gắn bó giúp đỡ nhau một cách toàn diện, mới có thể làm cho đơn vị tiếp nhận được những nét văn hóa đặc sắc ở từng vùng miền văn hóa, từng tộc người một cách đa dạng, sinh động. Cần khắc phục cách làm chiếu lệ, mang tính hình thức, qua loa, đại khái.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở hiện nay (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w