2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.2.1. Tích cực hóa hoạt động tu dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hóa của cán bộ, chiến sĩ theo chuẩn truyền thống
của cán bộ, chiến sĩ theo chuẩn truyền thống
Một là, bảo đảm tính toàn diện của nội dung tu dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hóa của cán bộ, chiến sĩ theo chuẩn truyền thống.
Trước hết, phải kết hợp các giá trị văn hóa truyền thống như văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa đạo đức, văn hóa khoa học, văn hóa thẩm mỹ và văn hóa thể chất… trong sự thống nhất hữu cơ để hình thành bộ mặt tinh thần và nội dung văn hóa trong nhân cách cán bộ, chiến sĩ. Theo đó, nội dung tự tu dưỡng về văn hoá phải được mỗi cá nhân xác lập một cách toàn diện, bao gồm tu dưỡng văn hoá chính trị tư tưởng, tu dưỡng văn hoá pháp luật, kỷ luật, tu dưỡng văn hoá khoa học, chuyên môn, tu dưỡng văn hoá đạo đức, văn hoá thẩm mỹ và văn hoá thể chất... Trong đó, tu dưỡng về hoá chính trị tư tưởng theo chuẩn truyền thống là nội dung cốt lõi, xuyên suốt.
Đối với cán bộ, chiến sĩ, tu dưỡng về văn hoá chính trị tư tưởng có ý nghĩa quyết định, bởi nó bảo đảm cơ sở tinh thần, thế giới quan cho nhân cách, bảo đảm giữ vững lập trường chính trị - giai cấp, xứng đáng là lực lượng nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân Lào vững mạnh về chính trị. Hệ thống các phẩm chất khác tự thân nó sẽ không còn ý nghĩa văn hóa nếu tồn tại ngoài ý thức chính trị và thế giới quan khoa học, cách mạng. Trên ý nghĩa đó, tính toàn diện trong nội dung tự tu dưỡng của cán bộ, chiến sĩ còn bao hảm sự
ưu trội và tính quyết định của tự tu dưỡng các tố chất văn hoá chính trị tư tưởng như thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan; thái độ, quan điểm, lập trường, niềm tin và phương hướng chính trị.
Sự tự tu dưỡng về văn hoá tư tưởng theo chuẩn truyền thống phải được thực hiện trên cơ sở học tập lý luận. Chỉ có tỉnh táo, kiên định về lý luận mới có thể có sự tỉnh táo và kiên định về chính trị tư tưởng. Vì thế, trong tự tu dưỡng, cán bộ, chiến sĩ phải đặc biệt coi trọng học tập chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Son Phổm Vị Han, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, cùng sự nỗ lực học tập nâng cao tri thức lý luận bằng các phương thức khác nhau. Mỗi cán bộ, chiến sĩ cần phải có sự say mê nghiên cứu lý luận nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận. Trong nghiên cứu lý luận, cần chú trọng khai thác những luận chứng khoa học cho việc nâng cao hiểu biết về truyền thống và làm theo truyền thống.
Hai là, bảo đảm tính kế hoạch và tự giác hóa hoạt động tu dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hóa của cán bộ, chiến sĩ theo chuẩn truyền thống.
Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ, chức trách và thông qua sự tự nhận thức chính mình để thấy rõ những thiếu hụt cần bổ sung, hoàn thiện, nhất là hoàn thiện về nhân cách văn hoá theo chuẩn truyền thống. Từ đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ tự lập kế hoạch, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp tự giáo dục, tu dưỡng về văn hoá một cách cụ thể, phù hợp với bản thân và điều kiện đơn vị; kiên quyết vượt qua khó khăn của hoàn cảnh và vượt qua chính mình để thực hiện kế hoạch.
Cần coi tự giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hoá theo chuẩn truyền thống là công việc thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời; không chỉ ở nhà trường mà cả trong thực tiễn công tác theo chức trách, không chỉ trong sách vở mà trong mọi hoạt động cũng như đời sống sinh hoạt, không chỉ ở cấp trên mà cả ở cấp dưới và cùng cấp… Trong tự giáo dục, tu dưỡng, rèn
luyện phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám tin ở bản thân, tự đặt ra yêu cầu mói trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện.
Ba là, xây dựng con đường, biện pháp có hiệu quả trong tu dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hóa của cán bộ, chiến sĩ theo chuẩn truyền thống.
Đối với cán bộ, chiến sĩ, để tự tu dưỡng có hiệu quả cao, trước hết cần chú trọng con đường nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh, tư tưởng Cay Son Phổm Vị Han và đường lối, quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, qua đó xác lập thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn; hình thành phương pháp khoa học trong xem xét đánh giá các hiện tượng xã hội; phân biệt được chân, thiện, mỹ với giả, ác, xấu để tiến hành tự tu dưỡng về văn hoá một cách hiệu quả, theo đúng chuẩn truyền thống.
Cùng với đó là xây dựng quan điểm coi trọng thực tiễn, chú trọng tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn quân sự, trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách, thông qua giải quyết các quan hệ xã hội và các quan hệ trong tập thể quân nhân theo chuẩn truyền thống. Mỗi cán bộ, chiến sĩ không ngừng học tập, nói và làm theo phẩm chất tốt đẹp của các lãnh tụ, các gương điển hình tiên tiến; thường xuyên học hỏi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các thế hệ đi trước. Đồng thời, cần thực hiện phê bình và tự phê bình một cách đúng đắn, nghiêm túc, thường xuyên, kiên trì, khoa học và trung thực; tăng cường tự kiểm tra, tự đánh giá; luôn “đánh thức” lương tâm, rèn luyện tinh thần tự chủ, tự trọng, khả năng tự khích lệ bản thân; làm cho tự tu dưỡng theo chuẩn truyền thống thực sự là nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân.
Bốn là, có chế độ, chính sách khuyến khích, nhân điển hình về tu dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hóa của cán bộ, chiến sĩ theo chuẩn truyền thống.
Quá trình hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách thể hiện ở Chính sách của Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Lào số 4/QĐ, ngày 14/01/2012 về 4 chương trình, 26 dự án và 5 bước đột phá của Đảng ủy Bộ Quốc phòng. Trong điều kiện hiện nay, việc tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách cần tập
trung nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Cùng với việc tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương và phụ cấp, quan tâm chính sách nhà ở và tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ hợp lý hóa gia đình trong điều kiện cho phép, cần phải có những biện pháp động viên tinh thần, tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, chăm lo bảo đảm các nhu cầu văn hóa, định hướng giải quyết tốt các nhu cầu văn hóa chính đáng, thiết thực, hợp lý, nhất là văn hoá truyền thống.
Đặc biệt, cần thực hiện tốt chính sách đào tạo, bổi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Cùng với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bổi dưỡng cán bộ, chiến sĩ tại các trường sĩ quan và học viện quân đội, cần nâng cao hiệu quả công tác bổi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, chú trọng đổi mới công tác đánh giá, sử dụng cán bộ, chiến sĩ quân đội. Đây là một công việc công phu, khoa học và không ít khó khăn, phức tạp, song có tác động rất lớn. Việc đánh giá, sử dụng đúng có tác động rất lớn đến tính tích cực, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Lào hiện nay[7]. Và đó cũng là hệ thiết chế căn bản để tích cực hóa hoạt động tu dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hóa của bộ đội theo chuẩn truyền thống.