2. Khái quát kết quả những công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.3.3. Kết hợp giữa xây và chống trong giải quyết quan hệ truyền thống – hiện đại nhằm phát triển đời sống văn hoá
thống – hiện đại nhằm phát triển đời sống văn hoá
Một là, kế thừa giá trị văn hóa truyền thống gắn với lọc bỏ phản giá trị hoặc những yếu tố lỗi thời, lạc hậu trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở.
Kế thừa giá trị văn hóa truyền thống là tìm ra trong di sản văn hóa truyền thống những giá trị văn hóa truyền thống nào còn phủ hợp, những giá trị văn hóa truyền thống nào không phù hợp; trong một giá trị văn hóa truyền thống, mặt nào, yếu tố nào còn phù hợp, mặt nào, yếu tố nào không còn phù hợp. Giữ gìn làm cho các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Quân đội nhân dân Lào được lưu truyền trong hiện tại và tương lai, tạo nên bề dày và sức sống lâu bên của giá trị văn hóa truyền thống phải gắn liền với việc lọc bỏ những yếu tố lỗi thời và chống phản giá trị.
Kết hợp giữa xây và chống giải quyết mối quan hệ truyền thống – hiện đại trong kế thừa giá trị văn hóa truyền thống là làm cho các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của Đảng và của Quân đội kết nối với hiện đại, không bị xơ cứng, không bị suy thoái hoặc bảo thủ. Tuy nhiên, xây và chống
trong giải quyết mối quan hệ truyền thống – hiện đại không có nghĩa là nhằm tạo ra cái gì đó đối lập với truyền thống. Những giá trị văn hóa truyền thống vốn đã ăn sâu vào tâm thức của các thành viên trong xã hội nói chung, các đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào nói riêng, luôn có sức sống lâu bền với thời gian. Đó là “gien” di truyền xã hội có sức lôi cuốn, hòa quyện với sắc thái tâm hồn, bản lĩnh văn hóa của dân tộc, của Đảng và Quân đội, tạo nên sự định hình bền vững hệ các giá trị văn hóa cốt lõi trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở. Không có các yếu tố ổn định đó thì không có cả yếu tố truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, khẳng định sự ổn định không có nghĩa là khước từ việc đổi mới, bắt đầu từ việc lọc bỏ những yếu tố lỗi thời.
Giải quyết vấn đề đó đòi hỏi phải phân biệt được những yếu tố nào là những giá trị nhưng đã lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở sự đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, yếu tố nào nảy sinh từ tiêu cực của đơn vị và yếu tố nào do tác động từ bên ngoài vào, yếu tố nào do yếu kém của bộ đội và yếu tố nào do âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch trên lĩnh vực văn hóa... Từ đó, phải có những một giải quyết phù hợp để đấu tranh, làm cho mối quan hệ truyền thống – hiện đại trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào như một nguồn chảy trong sạch, lành mạnh, nuôi dưỡng những giá trị văn hóa truyền thống đích thực của mọi cán bộ, chiến sĩ.
Hai là, tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại gắn với ngăn chặn các phản giá trị, lệch chuẩn truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở.
Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa và những giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà, bẳn sắc dân tộc; những hình thái hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú; nếp ứng xử văn minh và các quan hệ văn hóa tốt đẹp từ đời sống xã hội… luôn đi đôi với việc bài trừ các yếu tố xấu độc, phản văn hóa và phòng chống âm mưu phá hoại của địch về văn hóa. Đây là vấn đề có cơ sở lý luận từ mối liên hệ biện chứng giữa quá trình phát triển và quá trình đảo thải hợp quy luật của tiến trình lịch sử xã hội, đồng thời xuất phát từ nhận thức, vận dụng quy luật
giao thoa và tiếp biến văn hóa trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở, cũng như xuất phát từ tính tất yếu phải giữ vững trận địa chính trị - tư tưởng trong quân đội cách mang, chính quy và hiện đại.
Để nhận thức và thực hiện những vấn đề đó một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi chủ thể quân sự phải xuất phát từ thực trạng đơn vị, đón trước những khả năng thuận lợi để khuyến khích, tạo điều kiện cho sự tiếp thu những giá trị văn hóa lành mạnh; lường trước những khả năng chệch hướng, khả năng và phương thức thẩm lậu của những “luồng gió độc” để làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận rõ tác hại của chúng. Mặt khác, phải kết hợp chặt chẽ với việc không ngừng nâng cao cảm xúc, thị thiếu và lý tưởng thẩm mỹ để mỗi người có sự lựa chọn các giá trị văn hóa một cách đúng đắn từ đời sống xã hội, vươn tới các nhu cầu văn hóa lành mạnh nhằm thay thế những nhu cầu có xu hướng không lành mạnh. Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay, khi hệ thống những giá trị văn hóa truyền thống đang có sự chuyển đổi sâu sắc, chứa đựng cả cơ hội lẫn thách thức.
Ba là, chống cả khuynh hướng thủ cựu và khuynh hướng phủ nhận quá khứ một cách tuỳ tiện, vô nguyên tắc trong đời sống văn hóa đơn vị sơ sở.
Cũng như những giá trị văn hóa, một khi đã đi vào tư tưởng, tâm hồn, tình cảm con người thì cái phản giá trị cũng trở thành nếp nghĩ, cách làm, ăn sâu bám rễ vào nhân cách, không thể dùng mệnh lệnh quân sự mà gột rửa được. Để nâng cao hiệu quả tiếp nhận giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, việc định hướng giá trị và lựa chọn giá trị có tầm quan trọng hàng đầu trong khẳng định, tiếp thu những chân giá trị, đấu tranh gạt bỏ phản giá trị, khắc phục những hiện tượng “lệch chuẩn” giá trị. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà định hướng giá trị và lựa chọn giá trị dưới tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của một bộ phận nhân dân và cán bộ, chiến sĩ Quân đội không toàn diện, vẫn còn hiện tượng suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống.
Giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở phải gắn với khắc phục những xu hướng lệch lạc trong cả nhận thức và hành động. Có không ít cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong các đơn vị cơ sở nhận thức chưa đẩy đủ về giá trị truyền thống văn hóa trong đời sống văn hóa; coi giá trị văn hóa là phương tiện tinh thần, đơn thuẩn đáp ứng nhu cầu giải trí của bộ đội, nên cho rằng việc kết hợp giữa xây và chống mối quan hệ truyền thống – hiện đại chỉ nên dựng lại ở “bề nổi” của đơn vị, từ đó dẫn đến tình trạng hời hợt, thiếu quan tâm chỉ đạo sâu sát, và nhất là không biết tận dụng và nâng cao hiệu quả của mối quan hệ truyền thống – hiện đại ấy sao cho có lợi đối với việc thực hiện nhiệm vụ đơn vị và phát triển đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Phải sử dụng các hình thức đa dạng để kết hợp xây và chống; kiên quyết đấu tranh với những yếu tố thiếu lành mạnh từ những biểu hiện nhỏ nhất, nhưng tránh gò ép, mệnh lệnh thuần túy mà cần theo phương châm từng bước. Trước hết, biến những khuyết điểm lớn thành những khuyết điểm nhỏ, từ khuyết điểm nhỏ cần ra sức khắc phục để không còn khuyết điểm. Chỉ có như vậy mới có thể bảo đảm cho quá trình kết hợp giữa xây và chống trong giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại nhằm phát triển đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay theo đúng định hướng và đạt hiệu quả cao, không bị rơi vào tả khuynh hoặc hữu khuynh. Đồng thời, cũng chỉ có như vậy mới phát huy được vai trò to lớn của văn hóa trong thuyết phục, giáo dục con người bằng chính sức mạnh chân, thiện, mỹ.
Kết luận chương 3
Luận án đề xuất các nhóm giải pháp trong một chỉnh thể thống nhất: nhóm giải pháp kế thừa, phát triển và giáo dục giá trị văn hóa truyền thống các bộ tộc Lào; nhóm giải pháp đưa giá trị văn hóa truyền thống vào mọi mặt đời sống bộ đội; nhóm giải pháp giải quyết quan hệ truyền thống – hiện đại. Những giải pháp chủ yếu trên đây là những vấn đề có quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Vì vậy, trong tổ chức thực tiễn phải có quan điểm tổng hợp và thực hiện các nội dung, biện pháp một cách đồng bộ.
Trên cơ sở nhận thức đúng tính quy luật phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, việc tổ chức thực tiễn đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp cần phải có những biện pháp cụ thể với những điều kiện lịch sử cụ thể, sát với tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị và phù hợp với từng loại hình sĩ quan, chiến sĩ; phát huy cao nhất vai trò của mọi tổ chức, mọi lực lượng nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
KẾT LUẬN
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay là vấn đề cấp thiết về phương diện lý luận và thực tiễn; nó cung cấp cơ sở lý luận khoa học, định hướng cho nhận thức, tổ chức thực tiễn quá trình phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào có hiệu quả cao.
Tiếp cận khái niệm văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống như là một hình thái đặc thù của phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay là sự nối tiếp mạch nguồn phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Lào, là sự thể hiện tập trung mối quan hệ thống nhất và đa dạng, giữa truyền thống và hiện đại, được đặt ra sự nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật phát triển văn hóa và gắn với quy luật phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; khẳng định về lý luận và thực tiễn những phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Chỉ có phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mới giải quyết khoa học những vấn đề về phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào.
Trên cơ sở khảo sát trình độ phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân lào và tình hình nhận thức, vận dụng những vấn đề có tính quy luật trong tổ chức thực tiễn quá trình này, cần nhận rõ những mặt tích cực và tiêu cực trong nhận thức, tổ chức thực tiễn phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở của lãnh đạo, chỉ huy các cấp; phát hiện các mâu thuẫn chủ yếu cần nhận thức và giải quyết để nâng cao hiệu quả phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân lào hiện nay. Đồng thời, từ những dự báo khoa học và xu thế biến động của phát huy đó, luận án phân tích các yêu cầu mới đối với việc nhận thức, tổ chức thực tiễn phát huy giá trị
văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng và xu thế biến động của giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở.
Việc hiện thực hoá yêu cầu khách quan đó phải bằng những giải pháp cơ bản như: thứ nhất, nhóm giải pháp kế thừa, phát triển và giáo dục giá trị văn hóa truyền thống các bộ tộc Lào; thứ hai, nhóm giải pháp đưa giá trị văn hóa truyền thống vào mọi mặt đời sống bộ đội; thứ ba, nhóm giải pháp giải quyết quan hệ truyền thống – hiện đại. Đây là hệ giải pháp mang tính tổng thể, bao gồm những biện pháp có quan hệ thống nhất biện chứng, phản ánh lô gic tất yếu của phương thức tổ chức tổ chức thực tiễn, phù hợp với các biểu hiện đa dạng của những vấn đề có tính quy luật trong hiện thực.
Những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong luận án mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu về mọi một trong những cơ sở khoa học đó. Tác giả luận án mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung, phát triển.