Các loại cao su

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 32 - 35)

Cao su là một loại vật liệu polime vừa có độ bền cơ học cao vừa có khả năng biến dạng đàn hồi lớn. Cao su có thể là cao su tự nhiên( sản xuất từ mủ cây cao su) hoặc cao su tổng hợp.

1- Cao su tự nhiên( hay cao su thiên nhiên)

1.1- Khái niệm: Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa cây cao su, trải qua

phản ứng trùng hợp tạo thành isopren với đôi chút tạp chất.

1.2- Một số sản phẩm cao su tự nhiên

- Cao su MG: Tên tiếng Anh: Methyl Methacrylate Graft Rubber. Cao su rất cứng, chịu được lực va đập lớn, có độ giãn dài tốt.

Lĩnh vực ứng dụng: sản xuất các loại keo, linh kiện ô tô, keo dán cao su với PVC, công nghiệp giày, sơn chống gỉ, nhựa gia cường, sơn uv.

- Cao su DPNR: tên tiếng Anh: Deproteinised Natural Rubber.

Lĩnh vực ứng dụng: các khớp nối chịu nước, đệm làm kín, khớp nối trong xây dựng và vòng đệm, các công trình biển, chất cách điện, khớp nối chống rung, bộ giảm xóc, các ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và y tế, các sản phẩm cao su đổ khuôn hoặc đùn ép.

- Cao su SP: tên tiếng Anh: Superior Processing Rubber.

Lĩnh vực ứng dụng: các sản phẩm cao su được cán tráng hoặc ếp đùn, các loại ống, ống mềm, vòng đệm, cao su xốp, sản phẩm y tế, nguyên liệu tạo khuôn, tấm phủ cao su...

2- Cao su tổng họp

Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn. Cao su tổng hợp được dùng thay thế cao su tụ’ nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính ưu việt của nó phát huy tác dụng.

B- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO su Ở VIỆT NAMI- Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. I- Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.

1- Quá trình hình thành

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam được thành lập theo quyết định

248/2006/QĐ-TTg ngày 30.10.2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và quyết định số

249/2006/QĐ-TTg nhày 30.10.2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam.

2- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cua Tập đoàn

Trong gần 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước( 1995- 2005), Tổng công ty cao su Việt Nam đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng đã triển khai đầu tư sang các lĩnh vực khác kể cả đầu tư ra nước ngoài nhầm đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngành cao su đi đôi với việc chuyển đối cơ cấu kinh tế, chủng loại sản phẩm để sẵn sàng hội nhập vào nền kinh tế Thế giới.

Ket quả cụ thể được thể hiện qua các mặt như sau:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ổn định và có lãi, ngay cả những năm 2001-2002 là thời điểm giá cao su trên thị trường xuống thấp nhất trong 30 năm qua thì hạch toán tồng hợp chung của công ty vẫn lãi trên 160 tỷ đồng, về mặt sản

- Mặt khác do các vườn cây cao su chủ yếu phát triến ở vùng sâu, vùng xa nên hiệu quả của nó còn thể hiện trên các mặt khác như vừa bảo vệ môi sinh môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa đảm bảo lợi ích xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng. Cụ thể như sau:

+ Do đặc điếm vườn cây phải gắn liền với cơ sở hạ tầng nên cây cao su đi đến đâu thì các công trình như điện, đường giao thông, trường học, trạm xá đi đến đó; qua đó đã góp phần hình thành và mở rộng các khu thị tứ ở những vùng kém phát triển, nhất là ở khu vực Tây Nguyên( thị trấn ChưPrông, Chưsê, Ngọc Hồi...). Trong kế hoạch 05 năm( 2001-2005) đã đầu tư hơn 340 tỷ đồng đế xây dựng 1.41 lkm đường giao thông. Riêng các công trình điện nước đã đầu tư trong 05 năm là 65 tỷ đồng. Với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nêu trên đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng giáp biên giới.

+ Mức sống của người lao động tại các vùng sâu, vùng xa được nâng lên rõ rệt, các chính sách của Nhà Nước được đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Các công ty cao su cũng đã đầu tư hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trạm xá, bệnh viện để phục vụ cho người lao động cũng như dân cư trong vùng dự án.

+ Sử dụng tốt người lao động dân tộc thiểu số, có những đơn vị tỷ lệ người lao động thiếu số chiếm trên 45%, đã có một bộ phận người dân tộc thiểu số được sử dụng làm công tác khoa học kỹ thuật...

+ Công tác sản xuất kinh doanh gắn với an ninh quốc phòng cũng được quan tâm đúng mức, đến nay Tổng công ty đã xây dựng được 01 lực lượng tự vệ tương đối mạnh với quân số khoảng 15-16.000 người, chiếm tỷ lệ 20% trên tổng số cán bộ công nhân viên. Lực lượng này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đã phối hợp chặt chẽ với địa phương xây dựng phương án phòng thủ, chống bạo loạn. Qua đó lực lượng tự vệ cao su đã kịp thời điều động hơn 1.000 người góp phần chống bạo loạn theo sự

điều động của cơ quan quân sự địa phương trong 02 lần bạo loạn ở Tây Nguyên vừa qua.

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w