Hiệu quả về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 50 - 54)

II- Thuận lọi và khó khăn đối vói việc hình thành và phát triến cây cao su trên địa bàn tỉnh.

3. Phát triến cây cao su là hướng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3.1- Hiệu quả về bảo vệ môi trường

Cây cao su khi trồng tập trung có khả năng giữ nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống sói mòn đất, chống lũ lụt, làm tốt đất và làm sạch không khí, cải thiện môi trường, mở ra hướng mới phát triển du lịch sinh thái. Đẩy mạnh phát triến cây cao su là nhằm tăng diện tích và tăng độ che phủ của rùng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn. Đối với Sơn La việc phát triển rừng có vai trò quan trọng điều hòa nước lưu vực hai con sông lớn( sông Đà và Sông Mã) nâng cao hiệu quả của các nhà máy thuỷ điện, cũng là điều hoà nước cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang đầu tư xây dựng 45 nhà máy thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ với tổng công suất là 3.398 MW, tổng mức đầu tư khoảng 60.000 tỷ đồng. Đang qui hoạch tiếp 78 dự án nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ khác với công suất 33 MW, tổng mức vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020, Sơn La sẽ có khoảng 127 nhà máy hoặc trạm thuý điện nhỏ đi vào hoạt động, công

suất 3.509,6 MW, sản lượng điện hàng năm đạt 14 tỷ KW/giờ, doanh thu {theo

giá điện bán lên mạng 750 đồng/KW) là 10.530 tỷ đồng.

Khi nhà máy thuý điện Sơn La khi đi vào hoạt động sẽ làm tăng công suất và sản lượng điện cho Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình do điều tiết nước không phải xả lũ; khi có các nhà máy thuỷ điện nhỏ của Sơn La, nhà máy thuỷ điện Bản Chát và Nậm Nhùn - Lai Châu sẽ phát huy hiệu quả và sẽ tăng công suất theo đúng thiết kế.

Các khoản thu khi nhà máy đi vào hoạt động gồm có thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên nước, tiền thuê đất, phí bảo vệ môi trường: Tống cộng các nhà máy thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh một tháng nộp thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước là 20,348 tỷ đồng; hàng tháng nộp thuế tài nguyên nước vào ngân sách tỉnh là 9,012 tỷ đồng.

3.2- Mủ cao su

- Châu Á là khu vực sản xuất ra lượng cao su tự nhiên chiếm 93% sản lượng

thế giới {khôngphải nước nào cũng trồng được cây cao su). Đồng thời, nhu cầu cao su tự nhiên trên thế giới tiếp tục tăng cao: sản lượng năm 2006 đạt 8,2 triệu tấn, đến năm 2020 cần 11,6 triệu tấn.

Hội nhập tố chức thương mại thế giới WTO, lợi thế xuất khẩu cao su của Việt Nam rất lớn: xuất khấu cao su của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 4 trên thế giới. Năng suất vườn cây không thua kém so với các nước: 60% diện tích cao su Việt Nam là diện tích tiểu điền với năng suất 1,3 tấn/ha đã vượt hơn hẳn vườn cây tiểu điền của nông dân các nước sản suất cao su hàng đầu như Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia; vườn cao su đại điền năng xuất bình quân đạt 1,73 tấn/ha, chỉ kém Ấn Độ 01 tấn. Cao su nguyên liệu {đã qua sơ chế) năm 2006 có giá bán bình quân 1.900 USD, trong đó giá trị nông nghiệp cạo mủ chiếm 65%; xuất khâu nguyên liệu vẫn là lợi thế: năm 2006, cả nước xuất khẩu 660.000 tấn mủ cao su, thu về kim ngạch 1,3 tỷ USD. Ngành cao su đã ra nhập câu lạc bộ ngành hàng có kim

ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và xếp thứ 3 trong nhóm hàng nông lâm sản, chỉ sau sản phẩm gỗ và gạo xuất khẩu.

Các tổ chức Quốc tế khuyến cáo Việt Nam với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên trồng thêm diện tích cao su để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới. Thị trường xuất khẩu cao su năm 2005 trên thế giới có tốc độ tăng tiêu thụ lớn như Trung Quốc 12%, Braxin 10,4%, Đức 7,3%, Thái Lan 6,5%, Nhật Bản 5,5%, Hàn Quốc 5,1%, Pháp 1,7%, Mỹ 1,4%.

Quá trình công nghiệp hoá ngành chế biến cao su đang phát triển với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; công nghiệp chế biến cao su Việt Nam có điều kiện tiếp thu và chọn lọc công nghệ để làm các sản phẩm công nghiệp cao su ngay ở vùng sản xuất nguyên liệu cao su.

- Giá thành sản phẩm mủ tiêu thụ bình quân năm 2006 gần 20 triệu đồng/tấn, năm 2007 giá bán bình quân gần 31 triệu đồng/tấn (năng suất bình quân 1,84

tấn/ha, lãi lớn). Dự báo giá cao su năm 2008 có thể đạt 36 triệu đồng/tấn, giá trị

thu nhập 66,2 triệu/ha (giả cao su xuất khâu trong thảng 01.2008 của Việt Nam là

41 triệu đồng/tấn, cao nhất từ trước đến nay).

- Cây cao su có lợi thế hơn nhiều loại cây khác là ở chỗ, nếu sản phẩm mủ xuống giá có thể ngừng khai thác, giữ lại chờ thời điểm tăng giá, 1-2 năm sau khai thác cũng được, cho nên người mua không thể lợi dụng giá cả thị trường giảm để ép giá người sản xuất được.

- Hiện nay, cổ phiếu cao su đang được các nhà đầu tư liệt kê vào danh mục “cổ phiếu tin cậy”, các cố phiếu được ưa chuộng và ưu tiên đầu tư do giá khớp lệnh không bị sụt giảm, lên xuống thất thường. Rủi ro của cố phiếu cao su ít khi đến từ nhân tố chủ quan mà thường do nguyên nhân khách quan như bão lũ, nắng hạn, gió lốc gây đổ gãy cao su.

- Thời gian khai thác dài, thời gian lấy mủ ngắn: cây cao su có độ tuổi 6 đến 7 năm thi đưa vào khai thác tập trung để lấy nhựa, thời gian khai thác nhựa là 20 năm, thu hoạch 11 tháng trong năm và thời gian lấy nhựa chỉ mất vài giờ đồng hồ. Sè ốn định việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động, cường độ lao động trong ngày vừa phải.

- Các khoản đóng góp với ngân sách tỉnh khi cao su được khai thác mủ gồm có thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (trong thòi gian

xây dựng cơ bản doanh nghiệp được miên các khoản thuế theo Luật đầu tư trong nước), tạo điều điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc

lợi trên địa bàn tỉnh.

Ket quả đóng góp của sự phát triển cây cao su vào ngân sách một số tỉnh năm 2007: tại Bình Dương có 2 Công ty cao su Dầu Tiếng và Công ty cao su Phước Hòa trên địa bàn nộp ngân sách 415 tỷ đồng. Công ty Cao su Kon Tum đóng góp ngân sách cho tỉnh 40 tỷ đồng, chiềm 11% số thu ngân sách trong tỉnh Kon Tum. Công ty Cao su Quảng Trị đã nộp ngân sách cho tỉnh Quảng Trị 27 tỷ đồng. Tại Gia Lai, 4 công ty cao su trên địa bàn đã đóng góp ngân sách 120 tỷ đồng, chiếm 10% tổng thu ngân sách của tỉnh.

3.3- Gỗ cao su

- Gỗ cao su có đặc tính nhẹ, mùi thơm, mầu sắc đẹp và rất bền; được dùng để làm bàn, ghế, tủ, giường, laphông, vách ngăn, ramly và một số phụ kiện trong công nghiệp khác (đây là loại gô đặc chủng).

Sau chu kỳ kinh doanh 25- 30 năm, thì tiến hành khai thác gỗ để bán và trồng mới; 01 ha cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng sau khi hết chu kỳ khai thác mủ

(có điều kiện đầu tư xây dựng cơ bản vườn cây cao su từ chu kỳ thứ 2 trở đi và gân như không vay vốn ngân hàng).

- Sản xuất đồ gỗ cao su xuất khẩu hiện là một hoạt động đầy tiềm năng của ngành cao su Việt Nam. Những thị trường xuất khẩu quan trọng là Mỹ, Châu Âu,

Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tống giá trị xuất khẩu gỗ cao su năm 2006 đạt 190 triệu USD và có triển vọng kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu USD/năm.

- Đóng góp với ngân sách: gỗ cao su sau khi sơ chế, chế biến thành các sản phẩm đồ gỗ nếu bán trong nước thì phải nộp vào ngân sách nhà nước với thuế suất 10%; đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu được ưu đãi khuyến khích thuế xuất khẩu bàng 0%.

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w