Vốn là yếu tố hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển sản xuất ở tỉnh Sơn La. Không có vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển giao thông, cơ sở hạ tàng, phát triển nguồn nhân lực.
Đe đẩy nhanh và phát triển bền vững quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại tỉnh, đòi hỏi một lượng vốn hết sức to lớn và cấp bách. Đe đáp ứng nhu cầu vốn đó cần phải:
- Tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả cao nhất vốn đầu tư của Nhà nước cho tỉnh. - Huy động vốn đàu tư trong nước: về cơ bản và lâu dài thực hiện nhân dân làm là chính với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước; huy động, khơi dậy mọi nguồn lực nội sinh để tỉnh tự đầu tư phát triển; huy động vốn phải gắn liền với việc phân phối, sử dụng vốn; lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu thức đế lựa chọn, đánh giá các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội.
- Tín dụng nhà nước đối với tỉnh trước hết phải có lãi suất un đãi đặc biệt, chủ yếu là vốn trung và dài hạn, vì quy trình sản xuất cây, con trong nông - lâm
doanh, cần có chính sách tín dụng thỏa đáng, cho phép các mô hình kinh tế trang trại được vay nhiều vốn hơn. Khuyến khích đồng bào và các doanh nghiệp bỏ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Tìm mọi cách nắm bắt thời cơ để tranh thủ, thu hút nguồn vốn nước ngoài. Nhà nước nên có chính sách đầu tư riêng, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư vào tỉnh để khai thác các tiềm năng kinh tế miền núi. Mặt khác, Nhà nước dành khoản viện trợ không hoàn lại để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là tiếp nhận vốn FDI, bởi vì đi cùng với vốn là công nghệ, kỹ thuật, việc làm, đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên gia và mở rộng thị trường...Ngoài ra, còn cần chú ý thu hút vốn ODA.