bộ và đội ngũ lao động.
Ớ tỉnh Sơn La, giáo dục đào tạo tuy có một số tiến bộ so với nhiều năm trước đây, nhưng nói chung còn đang ở tình trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Ớ các huyện, xã vùng cao hiện tượng thiếu giáo viên là phổ biến, trường lớp tạm bợ, cơ sở vật chất nghèo nàn, học sinh bỏ học cũng không ít, cấp học càng cao thì tỷ lệ bỏ học càng nhiều.
Nguyên nhân của thực trạng giáo dục thấp kém là do: đặc điểm địa hình phức tạp, hiểm trở, đời sống kinh tế của nhân dân các dân tộc thấp kém, dân cư cư trú thưa thớt, điều kiện học tập khó khăn, thậm chí có không ít gia đình thiếu cả dầu thắp sáng cho con em học tập. Cơ sở vật chất kỳ thuật, phương tiện dạy học của các trường, lóp quá nghèo nàn, không đủ điều kiện để dạy và học bình thường. Đời sống giáo viên khó khăn, tiền lương không đủ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu. Hơn nũa, giáo viên vừa thừa về số lượng vừa yếu về trình độ, giáo viên ở miền xuôi lên miền núi lại không yên tâm công tác lâu dài, nhiệt tình trong chuyên môn giảm sút. Nen kinh tế còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, sản xuất thủ công, lạc hậu, phân tán...nên kỹ thuật sản xuất, lao động chưa đòi hỏi cấp bách phải phải có trình độ học vấn cao. Ngoài ra, do chính sách sử dụng cán bộ, sử dụng lao động đã qua đào tạo ở tỉnh còn hạn chế, chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng một số lao động có đào tạo, sử dụng không đúng người, đúng việc trong khi đó lực lượng
cấu kinh tế bền vững thì vấn đề giáo dục, đào tạo là một trong những vấn đề phải được tỉnh đặt lên hàng đầu cả trong trước mắt cũng như lâu dài. Đe thực hiện điều đó, cần thực hiện những giải pháp sau:
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo các cấp học, thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo; chủ yếu là thực hiện hình thức các trường công lập, nhưng cũng
khuyến khích phát triển hình thức trường dân lập, vì thu nhập của nhân dân còn thấp nên hình thức trường dân lập chủ yếu là các “trường làng, giáo làng”; duy trì, củng cố các trường bổ túc văn hóa; khuyến khích các cấp, các ngành, các cơ quan... tập trung mọi nguồn lực để phát triển văn hóa, giáo dục như “chương trình phối hợp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học”.
- Cần quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ trong vùng phù hợp với đặc điểm, tập quán, tâm sinh lý của nhân dân trong vùng. Muốn vậy, phải có kế hoạch đào tạo nguồn, phải lựa chọn được tài năng trẻ là người dân tộc. Muốn lựa chọn đúng, tốt thì phải tạo điều kiện cho mọi trẻ em được đi học. Ớ tỉnh Sơn La, do kinh tế yếu kém, thu nhập thấp, khó có điều kiện học tập, vì vậy vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, giải pháp có tính chiến lược là duy trì, mở rộng và phát triển mạnh hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú tù' xã đến tỉnh, vấn đề đặt ra là sự tuyển chọn học sinh vào hệ thống này phải đúng “ địa chỉ”, phù hợp nhu cầu tùng địa phương, đúng “ đối tượng”.
- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng học sinh dân tộc nội trú. Học sinh học lên các cấp, các lớp đều phải thi, đạt trình độ mới cho lên lớp, lên cấp. Tránh tâm lý ỷ lại, tự ty, mặc cảm là người dân tộc ít người không học giỏi được.
- Phương châm là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại chỗ là chính, nhưng tỉnh cũng cần phải có những chính sách thu hút cán bộ có chuyên môn giỏi từ miền xuôi lên công tác lâu dài. Chính sách tiền lương phải thỏa đáng với điều
kiện công tác khó khăn ở miền núi, tạo điều kiện để cán bộ yên tâm công tác, nhiệt tình và trách nhiệm.
- Cần có cơ chế, chính sách và giải pháp để nâng cao năng lực tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho nông dân và công nhân nông nghiệp qua các chuơng trình học tập, huấn luyện thiết thực, qua các chuơng trình thông tin, phố biến kiến thức khoa học công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của tỉnh. Nhà nước đầu tư vốn cho việc thự hiện các giải pháp phát triển giáo dục của tỉnh. Đó là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.