1- Tỉnh Lai Châu
a- Kết quả theo dõi vườn cao su trồng năm 1993 của tỉnh Lai Châu
Năm 1993, Trung Quốc đã giúp tỉnh Lai Châu trồng một vườn cao su tại huyện Phong Thổ và huyện Than Uyên. Ket quả lập sơ đồ và đánh giá hiện trạng vườn cây như sau:
- Vườn cao su tại xã Mường Than, huyện Than Uyên: Đây là vườn được trồng từ tháng 5 năm 1993 thuộc dự án phát triến cây công nghiệp của tỉnh Lào Cai. Diện tích được trồng ban đầu là 3,2 ha, mật độ 571 cây/ha. Do thiếu sự hỗ trợ kinh phí đầu tư chăm sóc cho nên chủ hộ đã bỏ hoang vườn cao su và tiến hành trồng xen keo, mỡ vào diện tích đã trồng cao su. Hiện tại vườn cao su còn 142 cây, số cây này có mức độ sinh trưởng rất khác nhau chỉ có 15% số cây có mức độ sinh trưởng tốt, 27% sinh trưởng trung bình, 48% số cây còn lại sinh trưởng kém. Số cây này nằm phân tán khắp diện tích khu đồi đã trồng. Qua lập sơ đồ theo dõi 37 cây trong đó 17 cây đạt tiêu chuẩn cạo và đã tiến hành mở miệng cạo theo dõi sản lượng.
- Vườn cao su tại xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ: Vườn này cũng được trồng từ năm 1993 theo chương trình hợp tác giữa huyện Phong Thổ và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với mật độ 571 cây/ha. Cũng giống như vườn cao su tại Than Uyên vườn cao su này bị bỏ hoang không chăm sóc. Chủ hộ gia đình đã tiến hành trồng xen trầu vào lô cao su. Hiện tại vườn còn 19 cây nằm tập trung trên đỉnh đồi. Toàn bộ 19 cây đã được lập sơ đồ theo dõi, trong đó có 16 cây đạt tiêu chuẩn cạo và đã tiến hành mở miệng cạo theo dõi sản lượng. Hầu hết lớp vỏ nguyên sinh
- về sinh trưởng: mức độ sinh trưởng của hai vườn cao su là hoàn toàn khác nhau. Cùng một thời gian trồng nhưng cao su tại Phong Thổ có chu vi thân lớn hơn rất nhiều cao su tại Than Uyên. Chu vi thân cây lớn nhất tại Phong Thổ là 111 cm còn tại Than Uyên là 78 cm. Trong điều kiện cả hộ vườn cây đều bị bỏ hoang không được chăm sóc, lại bị canh tranh của cây trồng xen nhưng chúng vẫn sinh trưởng phát triển và một số cây phát triển rất tốt, điều đó chứng tỏ sự thích ứng về sinh trưởng của cây cao su trên điều kiện của Lai Châu.
- về sản lượng mủ: khối lượng mủ có chiều hướng tăng sau mỗi lần cạo. Mức độ tăng khối lượng mủ không đồng đều giữa hai vườn cao su. Cao su tại Mường Than tăng đều và ốn định còn tại Hoang Thèn khối lượng mủ biến thiên không theo quy luật. Nhìn chung khối lượng mủ trên hai vườn là ít. về cơ bản cao su có thể mở cạo sau 7 năm trồng. Sau hơn 10 năm không được chăm sóc và mở cạo đúng thời điểm do đó các cây cao su trên địa bàn đã trở thành cây dại, mất đi phản ứng cho mủ vốn có của nó. Mặt khác vườn cao su tại Hoang Thèn, huyện Phong Thổ hầu hết lớp vỏ nguyên sinh của cây do nhiều tác động ngoại cảnh đều bị tổn thương nghiêm trọng không còn khả năng cho mủ.
- Tình hình sâu bệnh: về sâu hại không có loài sâu hại nào. về bệnh: bệnh rễ chưa thấy xuất hiện; bệnh thân cành có bệnh nấm hồng; bệnh lá có bệnh phấn trắng. Đây là hai loại bệnh thường gặp trên cây cao su hiện tại thời tiết đang ở mùa khô nên tỷ lệ nhiễm bệnh của cao su ở mức nhẹ.
- Theo dõi sự rụng lá và ra lá qua đông: rụng lá: cuối tháng 12; ra lá bắt đàu ra lộc non vào giữa tháng 2, đến tháng 5 cây đã có bộ lá ổn định. Như vậy cao su trên địa bàn có khả năng cho khai thác mủ từ tháng 5 đến tháng 12.
- Một số đặc tính phụ: độ cao phân cành của cao su tại Mường Than và Hoang Thèn đều thấp. Có những cây ở độ cao 60cm đã phân cành, tỷ lệ cây phân cành thấp tại Hoang Thèn là 62,5%, còn tại Mường Than là 44%. Với chu kỳ kinh doanh 25-30 năm thi chiều cao phân cành là yếu tố cần được quan tâm sau sinh
trưởng và sản lượng mủ.
- Chỉ số bít mạch mủ: cao su tại Mường Than và Hoang Thèn có cường độ dòng chảy cao nhưng thời gian cho mủ ngắn có những cây thời gian cho mủ chưa đến 2 giờ.
b. Kế hoạch phát triến trong thòi gian tói:
- Tỉnh Lai Châu xác định cây cao su không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo mà là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới.
- Năm 2006, tỉnh Lai Châu đã trồng được 132 ha cao su với giống được nhập tù’ Trung Quốc về trong tại huyện Phong Thố, hiện nay diện tích cao su này đang sinh trưởng tốt và đang được theo dõi chăm sóc.
- Năm 2007, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phối hợp với các địa phương đã trồng theo một số diện tích cao su mới tại Tam Đường, Sìn Hồ, Phong Thổ. Tuy nhiên vì một số điều kiện không thuận lợi nên tỷ lệ sống của cao su chưa cao. Hiện nay tỉnh Lai Châu đang làm việc với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam để thành lập Công ty cao su tại Lai Châu. Trong giai đoạn 2008-2010, tỉnh có kế hoạch trồng thêm 5000 ha cao su (năm 2008), phấn đấu đến năm 2020 đạt 20.000 ha tập trung tại các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên và Tam Đường.
2- Tình hình phát triển cây cao su tại các tỉnh Điện Biên, Hoà Bình, LàoCai, Yên Bái. Cai, Yên Bái.
Hiện nay các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc đang có chủ trương phát triển cây cao su nhằm mục đích thay đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế cao các vùng có tiềm năng đối với cây cao su.
-Tỉnh Lào Cai đã phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước (Trung Quốc) nghiện cứu, quy hoạch và trồng mới cao su tại Thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát.. .
vào cơ cấu cây trồng của tỉnh, năm 2008 dự kiến sè trồng mới tại các huyện Văn Yên, Mù Cang Chải...
- Tỉnh Điện Biên: hiện tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thành lập Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên, dự kiến năm 2008 trồng 1.000 ha tại huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên, đến 2010 trồng 5.000 ha, đến 2015 trồng 20.000 ha tại các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Mường Ảng.
- Tỉnh Hoà Bình: tỉnh đã cấp phép cho doanh nghiệp của Trung Quốc tự đầu tư trồng 10.000 ha cao su trên địa bàn, hiện đang tổ chức khảo nghiệm 10 ha cao su giống Vân Nghiên 77-2 và 77-4. Tỉnh Hoà Bình chủ trương chỉ mở rộng sản xuất trên cơ sở kết quả của nghiên cún khoa học.
3- Tình hình phát triến cao su tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Theo thông tin của Viện Nghiên cúu cây nhiệt đới tỉnh Vân Nam, diện tích cao su của tỉnh Vân Nam hiện nay khoảng trên 200.000 ha, với năng suất mủ bình quân khoảng 1,5 - 1,7 tấn/ha; tập trung chủ yếu ở vùng Xishaobana (Châu Hồng Hà) và một số vùng khác có khí hậu tương đối ấm về mùa đông; một số huyện ven biên giới Việt Nam như Hà Khẩu, Kim Bình có khoảng 40.000 ha cao su trồng từ những năm 1960, hiện nay vẫn đang sinh trưởng tốt. Ket quả khảo sát tháng 5.2007 của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triến nông thôn và Sở Nông nghiệp & Phát triến nông thôn tỉnh Lai Châu tại một số vùng trồng cao su của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc cho thấy: mặc dù cao su ở Vân Nam được trồng với diện tích lớn, với nhiều loại địa hình và độ đốc khác nhau nhưng đều được trồng ở những tiểu vùng có khí hậu tương đối ấm với nhiệt độ trung bình về mùa đông không dưới 15°c và rất ít khi có sương muối; phần lớn cao su ở Vân Nam do các doanh nghiệp đầu tư trồng, việc thâm canh rất được coi trọng, đặc biệt là việc thiết kế nương đồi: chọn giống tốt, trồng xen, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
thuộc miền núi phía Bắc. Việc phát triến cao su ở Trung Quốc và một số nơi ngoài vùng truyền thống là những kinh nghiệm rất quý giá cho chúng ta xây đựng định hướng và kế hoạch phát triển cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Phát triển cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc là khả thi, có cơ sở thực tiễn, tuy nhiên phải xây dựng kế hoạch và lộ trình có đầy đủ cơ sở khoa học. Việc xác định điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tiểu vùng, bộ giống phù hợp và kỹ thuật trồng, chăm sóc là những yếu tố rất quan trọng đảm bảo phát triển thành công cây cao su ở miền núi phía Bắc.
Phần thử tư
PHÁT TRIẺN CÂY CAO su LÀ HƯỚNG GIẢM NGHÈO BÈN VỮNG Ở SƠN LA
A- TÒNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHSƠN LA SƠN LA