Chế độ tư hữu và đa dạng hóa các hình thức sở hữu là điều kiện của sự hình thành, tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa. Chỉ có đa dạng hóa sở hữu thì mới tạo ra cơ sở khách quan để thực hiện tự do kinh doanh và phát huy quyền tự chủ của các doanh nghiệp. Như vây, hình thức sở hữu tác động đến tính năng động, linh hoạt của chủ thể kinh tế; đồng thời thay đối cả cơ cấu kinh tế, cơ cấu và hệ thống lợi ích; thay đổi tính chất của lao động và là điều kiện thực hiện phân phối thu nhập, mức sống.
Đe giải quyết vấn đề sở hữu ở tỉnh Sơn La cần chuyển sở hữu nhà nước và tập thể ở các lĩnh vực không mang tính quyết định sang hình thức sở hữu khác có hiệu quả hơn và không nhất thiết giữ ở hình thức sở hữu công cộng. Quan trọng nhất là giải quyết tốt vấn đề sở hữu đất đai vì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
Đe giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải:
- Cần quán triệt phương châm “quy hoạch mềm” trên diện tích đất sử dụng và sản xuất nông nghiệp lâu dài. Quy hoạch mềm thể hiện ở các phương án bố trí cây trồng cho phù hợp với từng loại đất, từng vùng và có thể linh hoạt thay đổi theo tín hiệu thị trường.
- Hoàn thiện, đổi mới chính sách đất đai cần hướng vào: bổ sung quy định về điều kiện chuyển đổi đối với đất nông nghiệp đã được quy hoạch sử dụng lâu dài, hạn chế chuyển đổi tự phát vì lợi ích cá nhân, cục bộ; nông dân có quyền chuyển
nhượng hoặc chuyển nhượng đất nông nghiệp không phụ thuộc vào nơi cư trú; nên bãi bỏ các quy định khống chế việc cho thuê lại đất nông nghiệp; nên bãi bỏ quy định người nhận chuyển nhượng buộc phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, mà chỉ cần người nhận chuyến nhượng có phương án sử dụng tốt, có tính khả thi và có chế tài đế xử lý khi không thực hiện phương án đó, mua đế đầu cơ, để hoang hóa...Điều này cho phép những người có vốn liếng có điều kiện đầu tư vào sản xuất các nông sản xuất khẩu với quy mô lớn hơn, do đó sẽ có điều kiện để nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất hơn.