II- Thuận lọi và khó khăn đối vói việc hình thành và phát triến cây cao su trên địa bàn tỉnh.
3. Phát triến cây cao su là hướng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3.5- Hiệu quả về mặt chỉnh trị, xã hộ
- Phát triển cây cao su góp phần quan trọng xây dựng được một cơ cấu kinh tế tiến bộ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
- Phát triển cây cao su tạo ra khối lượng lớn việc làm cho người lao động ụ ha
cao su cần 0,6 lao động nông nghiệp và 0,4 lao động công nghiệp) và góp phần
thực hiện sự phân công lại lao động vận động theo đúng quy luật của nó( lương
công nhản bình quân của Tập đoàn công nghiệp cao su năm 2005 đạt 2,6 triệu đồng/ha/người; năm 2006 đạt gần 5 triệu đông/ha/người). Khi phát triến cây cao
su trên địa bàn tỉnh sẽ làm cho lực lượng lao động trí tuệ ngày càng tăng lên, vì phải áp dụng những kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc mới, áp dụng những kỹ thuật công nghệ mới. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thuần túy giảm dần, lao động trồng trọt độc canh cây lương thực sẽ giảm xuống, chuyển dần sang lĩnh vực sản xuất cây công nghiệp. Đồng thời, phát triến cây cao su còn có thế thu hút khối lượng lớn lực lượng lao động có kỹ thuật ở các nơi khác. Cao su chủ yếu được trồng ở vùng sâu do đó thu hẹp được khoảng cách nông thôn với thành thị; góp phần xây dựng được giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh.
- Khi đời sông vật chât của nhân dân đặc biệt là đông bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao sẽ góp phần giảm các tệ nạn xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng.
Tóm lại: tỉnh Sơn La có các điều kiện tự nhiên thích hợp đế trồng và phát triển
cây cao su (Năm 2007, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành một số mô hình trồng thử nghiệm cao su tại Than Uyên ( Lai Châu) 8ha và tại Mai Sơn ( Sơn La) 3 ha bằng các giống có triển vọng từ tập đoàn Viện đã nghiên cứu, bước đầu cho thấy tỷ lệ cây sống đạt trên 95%). Đồng thời, khi cây cao su được đưa vào trồng và khai thác trên địa bàn tỉnh sẽ đem lại những ý nghĩa quan trọng và những lợi ích hết sức to lớn, toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện phân công lại lao động theo đúng quy luật vận động của nó; thúc đẩy chuyến dịch cơ cấu kinh tế bền vững; tăng thu cho ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh; tạo điều kiện đế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; góp phần bảo vệ môi trường; nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật; góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, có thể kết luận trồng cây cao su là hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xóa đói giảm nghèo bền vững của tỉnh Sơn La.
ITT- Địa phương làm được gì để phát triển cây cao su trên địa bàn
1 - Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành các văn bản định hướng tổ chức, thực hiện trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh.
a. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành
- Nghị quyết số 179/2007/NQ-HĐND, ngày 10/12/2007 của HĐND tính Sơn La khoá XII Kỳ họp thứ 9 về phê chuẩn định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10.12.2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020.
b- ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:
- Quyết định số 2343/2007/QĐ-ƯBND ngày 05.10.2007 về thành lập ban chỉ đạo phát triến cây cao su tỉnh Sơn La.
- Quyết định số 93/2008/QĐ-UBND ngày 10.01.2008 về kiện toàn ban chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh Sơn La.
- Quyết định số 3079/2007/QĐ-ƯBND, ngày 21.12.2007 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 30/2007/QĐ-ƯBND ngày 21.12.2007 của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành chính sách phát triến cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Tỉnh đã tiến hành khảo sát, quy hoạch Tổng diện tích đất trồng cây cao su giai đoạn 2008-2011.
- Tổng diện tích là 21.023 ha, trong đó: + Huyện Quỳnh Nhai: 5.750 ha.
+ Huyện Thuận Châu: 3.312 ha. + Thị xã Sơn La: 1.354 ha. + Huyện Mai Sơn: 1.447 ha + Huyện Mường La: 1.570 ha + Huyện Sông Mã: 3.529 ha + Huyện Yên Châu: 4.000 ha
- Quy hoạch thành 4 vùng gắn với 4 nhà máy: vùng 1 (Mường La- thị xã Sơn
La); vùng 2 (Quỳnh Nhai-Thuận Chân); vùng 3 (Sông Mã - Sop Cộp); vùng 4 (Mai Sơn - Yên Châu).
3- Tỉnh đã ban hành chính sách vê phát triên cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Mục tiêu: hỗ trợ chuyển đổi cây trồng sang trồng cây cao su; hỗ trợ di chuyển nhà ở trong vùng quy hoạch trồng cây cao su.
- Phạm vi: vùng quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn các huyện. - Đối tuợng quy hoạch đất trồng cây cao su:
+ Đối tượng đất góp: đất nông lâm nghiệp (đất trồng rừng không thành rừng;
đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm); đất trống, đồi trọc chưa sử dụng.
+ Đối tượng thu hồi đất cho Công ty cố phần cao su Sơn La thuê: đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng bản và đất nông lâm nghiệp giao cho các nông, lâm trường trong vùng quy hoạch
- Chính sách về đất quy hoạch trồng cao su:
+ Đối tượng hỗ trợ: cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ trong bản, tiếu khu tham gia góp đất; cá nhân, hộ gia đình và công nhân đã nhận diện tích đất khoán của các nông, lâm trường, thông qua giám đốc nông, lâm trường.
+ Mức hỗ trợ: cá nhân hộ gia đình, nhóm hộ, nông lâm trường tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất được hỗ trợ một lần sau khi đã hoàn thành thủ tục góp đất có xác nhận của Công ty cố phần cao su Sơn La, với mức hỗ trợ: Đất trồng cây lâu năm 5 triệu đồng/ha (đối với đất trồng cây lâu năm của cộng đồng, tố
chức tự bỏ vốn hoặc von vay được hô trợ như cá nhân, hộ gia đình). Đất trông
cây hàng năm 3 triệu đồng/ha. Đất trồng rừng bằng vốn tự có hoặc vốn vay của cá nhân, hộ gia đình và nhóm hộ 2 triệu đồng/ha. Đối với diện tích đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và các tố chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nhưng không được hưởng nguồn đầu tư khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm, thì được hồ trợ một lần, mức hỗ trợ là 50.000 đồng/ha/năm (bằng mức khoán của Dự án 661 hiện hành), được tính thời gian từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Riêng đối với đất
trồng cây lâu năm, đất rừng trồng, đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh rừng bằng vốn ngân sách Nhà nước nhưng hiệu quả thấp chuyển sang trồng cao su không được hỗ trợ và cho phép lập thủ tục thanh lý theo quy định.
+ Hỗ trợ di chuyển nhà ở trong vùng quy hoạch trồng cao su: đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình trong vùng quy hoạch trồng cao su tự nguyện di chuyến nhà ở để giành đất tham gia trồng và kinh doanh cao su. Mức hỗ trợ di chuyển là 2 triệu đồng/hộ.
- Hình thức hỗ trợ: bằng tiền mặt.
- Nguồn hỗ trợ: ngân sách tỉnh; tổng số tiền hỗ trợ giai đoạn 2008-2011 là 33,6 đến 40 tỷ đồng, riêng năm 2008 dự kiến 10 tỷ đồng.
3- về công nghiệp chế biến mủ cao su: tỉnh đã nghiên cứu và đưa ra quy hoạch đế xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su gắn với 05 vùng nguyên liệu: vùng 1 tại các huyện Mường La, thị xã Sơn La; vùng 2 tại các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu; vùng 3 tại các huyện Sông Mã, sốp Cộp; vùng 4 tại các huyện Mai Sơn, Yên Châu; vùng 5 tại các huyện Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên.
4- Phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thành lập Công ty cổ phần cao su Sơn La (Son La Rubber Joint Stock Company - SOLARUCO) trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Ngày 18.8.2007 đã tố chức ra mắt Công ty cổ phần cao su Sơn La.
- Công ty cổ phần cao su Sơn La có vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, góp 100 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 50%; Công ty Cao su Đồng Nai góp 40 tỷ, chiếm 20%; Công ty Cao su Quảng Trị 10%, Công ty Cao su Phước Hòa 10%; Công ty Nông nghiệp Tô Hiệu (Sơn La) và các thể nhân khác chiếm 10%.
- Ngành nghề kinh doanh: trồng cây cao su và sơ chế cao su, dịch vụ hỗ trợ trồng mới (tiếu điền), trồng rừng, chăn nuôi gia súc, chế biến gỗ, đại lý mua bán phân bón, kinh doanh xuất nhập khẩu cao su.
- Tháng 9 và tháng 10 năm 2007, Công ty đã tiến hành trồng mới 70 ha; dựa vào kết quả của các vườn thí nghiệm giống của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tại khu vực phía Bắc và kết quả nghiên cún của Trung Quốc đã quyết định trồng 5 giống là GT1, RRIM600, PB260, RRIV1 và IAN873; hàng được thiết kế theo bậc thang với mật độ 500 cây/ha (8 X 2,5 m).
5- Tỉnh đã giải quyết đất, giao cho Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam trụrc tiếp đầu tư trồng cây cao su tại Sơn La.
Đến hết ngày 28.03.2008:
- Đã thống nhất để giao cho Công ty cổ phần cao su Sơn La 6.563,80 ha; trong đó Quỳnh Nhai 1.359,37 ha, Thuận Châu 1.742,43 ha, Mai Sơn 977 ha, Mường La 617 ha, Sông Mã 500 ha, Thị xã 516 ha, Yên Châu 852 ha.
- Đã giao đất cho Công ty cổ phần cao su Sơn La được 2.970,30 ha (trong đó đất nông lâm trường là 244,00 ha, chiếm 8,22%; đất cộng đồng là 496,52 ha, chiếm 16,72%; đất hộ gia đình là 2.256,78 ha, chiếm 75,96%); trong đó Quỳnh Nhai 1.054 ha, Thuận Châu 776 ha, Mường La 431 ha, Yên Châu 709,3 ha; giao đất đến đâu Công ty cổ phần cao su Sơn La làm đất được đến đó để trồng mới cây cao su.
6- Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi và đề nghị với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đến trực tiếp đầu tư kinh doanh cao su tại Sơn La; phối hợp làm tốt công tác quy hoạch vùng phát triển cao su tại Sơn La.
7- Tổ chức công tác tập huấn, tuyên truyền vận động, phát động phong trào thi đua hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh; có chính sách xem xét ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở ủy ban nhân dân xã theo tiêu chuấn mới đối với các xã trồng trên 300 ha cao su/năm.
8- Đầu tư nâng cấp đường vào khu 109 ha trồng cao su tại Phiêng Tìn theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A. Xây dựng mô hình bản công nhân cao
su tại Phiêng Tìn, thị trấn ít Ong, huyện Muờng La thành mô hình điếm "bản mới
phát triển toàn diện" đáp ứng cho nhu cầu tham quan, học tập.