gian qua.
Vùng trồng cây cao su của Sơn La tập trung ở vùng thấp, nơi có đồng bào dân tộc Thái, Xinh Mun, Kháng, Khơ Mú sinh sống...Ngoài việc chính là làm ruộng và nương rẫy, mỗi gia đình đều có chăn nuôi, làm các nghề thủ công và đánh bắt thủy sản. Thực hiện đường lối đổi mới, các hộ gia đình đang ứng dụng giống mới vào sản xuất và đã cơ bản khắc phục được tình trạng độc canh cây lương thực. Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiếu số vẫn chưa thoát khỏi tập quán sản xuất du canh du cư, tự cấp tự túc lạc hậu nên đời sống rất khó khăn. Chủ trương phát triển cây cao su ở Tây Bắc của Chính phủ đã mở ra một hướng phát triển kinh tế quan trọng giúp cho người dân nơi đây thoát khỏi đói nghèo, vươn lên giàu có.
1- Những thay đối ban đầu khi ngưòi nông dân trỏ’ thành công nhân củaCông ty cổ phần cao su Son La Công ty cổ phần cao su Son La
- Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam có cơ chế cho người dân trên địa bàn tỉnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trong đó mỗi ha đất người dân góp vào được tính tối đa 10 triệu đồng. Người góp giá trị quyền sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; riêng đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng và nhóm hộ để trồng rừng nhưng chưa có rừng hoặc rừng nghèo theo tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì công ty sẽ nhận thuê đất của Nhà nước để trồng cao su và sử dụng lực lượng lao động cộng đồng và nhóm hộ đó vào làm việc. Đây là mô hình mới chưa từng có trong ngành cao su.
+ Được trở thành cố động của Công ty theo Luật định, được chia lợi tức theo lợi nhuận của Công ty.
+ Được xét tuyển dụng hợp đồng vào làm công nhân theo Luật Lao động (riêng những trường hợp cố đông sẽ có ưu tiên tuổi tác, trình độ, sức khoẻ...) và khi trở thành công nhân sẽ được áp dụng các chế độ như bảo hiếm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và các chế độ khác.
+ Được bố trí việc làm hoặc giao khoán vườn cao su để quản lý và canh tác lâu dài, có quyền tham gia các tổ chức của Công ty như: công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cựu chiến binh.... được tham quan, học tập, điều dưỡng,...
+ Được trồng xen canh trong vườn cao su theo hướng dẫn của Công ty mà không phải đóng thuế, tiền thuê đất...
+ Được vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn để thực hiện các dự án chăn nuôi, trồng cỏ, canh tác cây ngắn ngày, dài ngày, làm nhà, cho con đi học,.... khi có chương trình của địa phương và Công ty phối họp tổ chức hoặc Tập đoàn hỗ trợ.
- Khi tham gia vào quá trình trồng cây cao su, người nông dân được trở thành công nhân, được đào tạo nghề dưới hình thức vừa học vừa làm.
- Khi là công nhân trồng cao su, người nông dân sẽ được rèn luyện bản lĩnh, quan điếm của giai cấp công nhân, tác phong lao động công nghiệp, có ý thức chấp hành kỷ luật.
- Những thay đổi ban đầu về đời sống xã hội ở vùng trồng cao su: sau 06 tháng trồng cây cao su, tập quán sản xuất của người nông dân ở bản Phiêng Tìn và bản Nà Trang - xã ít Ong - huyện Mường La đã có sự thay đổi rõ rệt. Đen ngày 15.03.2008 bản Phiêng Tìn và bản Nà Trang có 78 hộ đã tham gia góp quyền sử dụng đất với diện tích 121 ha. Trước khi trồng cao su, hầu hết các gia đình thuộc 2 bản nói trên có nguồn thu chủ yếu là ngô, lúa và chăn nuôi. Bản Phiêng Tìn có 7/15 hộ bị thiếu đói từ 2- 5 tháng trong năm, chỉ có 2/15 gia đình có tích lũy, nhưng cũng chỉ được 2-3 triệu đồng/năm. 170 nông dân của hai bản này đã trở
thành công nhân, có gia đình có từ 3 - 4 người làm công nhân. Chuyến đối sang làm công nhân cao su đã giúp cho hộ nông dân biết lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng; sau thời gian đi làm 8 giờ/ngày, trở về nhà đều làm thêm một số công việc như chăn nuôi, trồng rau, trồng lúa nước để tăng thu nhập {ỉàm việc gần nhà), tham gia sinh hoạt văn hoá cộng đồng...Công nhân trở thành lực lượng nòng cốt trong từng gia đình nông thôn sẽ làm thay đối nhận thức và tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt của đồng bào địa phương, góp phần nhanh chóng thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo.
2- về thu nhập của người công nhân sản xuất cao su
- Thu nhập ban đầu khi làm cao su: đến tháng 3.2008, tiền lương ban đầu của công nhân lao động phổ thông phổ biến ở mức 1.200.000 - 1.500.000 đồng/ tháng; cán bộ kỹ thuật, tố trưởng hoặc đội phó sản xuất có thêm phụ cấp trách nhiệm từ 300.000 - 600.000 đồng/tháng. Với mức lương đó, một hộ gia đình có 2- 3 người đi làm công nhân sẽ đủ chi phí sinh hoạt cho gia đình, không có hộ bị thiếu đói và có tích luỹ cao hơn.
- Các khoản thu nhập khi người nông dân tham gia trồng cao su bao gồm các khoản sau: thu nhập từ tiền lương, bảo hiếm xã hội, bảo hiểm y tế; thu nhập từ vượt định mức lao động, tiền thưởng; bảo hiếm thất nghiệp theo qui định của Tập đoàn (riêng bảo hiếm thất nghiệp sẽ được bố sung trong thời gian sau).Các khoản thu nhập trên sẽ tăng dàn theo quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Đen tháng 3.2008, tại bản Nà Trang và Phiêng Tìn đã được Tập đoàn cho vay tiền để mua 100 con bò, 400 con dê không phải trả lãi suất và chỉ trả tiền gốc dần qua lương mỗi tháng lương 100.000 đồng trong 03 năm, được nông dân rất đồng tình
- Thu nhập từ lợi tức {khoản này sẽ có khi cao su cho sản phâm).
CÁC GIẢP PHÁP ĐÉ DUY TRÌ CHUYỂN DỊCH cơ CẤU CÂY TRÒNG BÈN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
•
Đe duy trì chuyển dịch cơ cấu cây trồng bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: