V- VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐÓI VỚI sự PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2- Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp.
2.1- Pháp luật kinh tế
Pháp luật tồn tại với tư cách là một công cụ quản lý đối với nông nghiệp và vai trò đó được thế hiện trên các khía cạch sau:
Một là, xác lập cơ sở pháp lý, bảo vệ và hỗ trợ hình thành phát triến cơ chế thị trường trong nông nghiệp.
Hai là, xác lập trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho nông nghiệp. Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế tham gia vào các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp.
Quản lý bằng pháp luật kinh tế là sự tác động điều chỉnh mang tính gián tiếp. Luật chỉ đưa ra các điều kiện giả định đế quy định quyền và nghĩa vụ cho các hoạt
quyết định hành động trong khuôn khố của những điều kiện và phạm vi đã xác định của luật.
2.2- Công cụ kế hoạch
Vai trò của công cụ kế hoạch trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, cho phép chủ thể quản lý cũng nhu mọi bộ phận trong hệ thống quản lý nhận thức thống nhất về cách đi, hướng đi thích hợp để nhanh chóng đạt tới mục tiêu.
Hai là, kế hoạch giúp cho các nhà quản lý chủ động thích ứng với những thay đổi trong quá trình phát triển của thực tiễn do có những dự đoán trước; chủ động tạo ra những biến đổi có lợi cho quá trình phát triển; hướng các nhà quản lý tập trung vào những nhiệm vụ trọng yếu...
Ba là, kế hoạch còn là một căn cứ đế tổ chức bộ máy quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả các hoạt động quản lý ở các cấp, các địa phương và toàn ngành.
Trong cơ chế thị trường, kế hoạch hóa kinh tế quốc dân đối với nông nghiệp vẫn là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước, có tính chất pháp lệnh, nhưng không có tính chất chỉ đạo theo phương thức giao nhận và chấp hành kế hoạch một cách cứng nhắc mà chỉ là các định hướng cho sự phát triến ở tầm vĩ mô vì trong quá trình phát triển thực tế, nền nông nghiệp luôn chịu chi phối bởi nhiều yếu tố thường xuyên biến động. Những kế hoạch định hướng bao gồm các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, các dự án phát triển nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng những quy luật khách quan và tính toán chính xác những điều kiện về nguồn lực của nông nghiệp( Căn cứ quan trọng để vạch ra các kế hoạch định hướng phát triển nông nghiệp là nhu cầu thị trường, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế). Trên cơ sở đó mà bố trí, huy động các yếu tố nguồn lực của xã hội vào sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý nhất để khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền nông nghiệp nước ta, nhằm thực hiện
một cách tốt đẹp các mục tiêu ý tưởng mà sự phát triển nông nghiệp cần đạt tới, phù hợp với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước.
2.3- Chính sách kinh tế
Công cụ chính sách kinh tế giúp nhà nước điều khiển hoạt động của các chủ thể kinh tế( doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ...). Nhờ các chính sách kinh tế dẫn dắt hoạt động mà các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp đã hành động phù hợp với lợi ích chung của xã hội; các nguồn tài nguyên nông nghiệp được huy động vào sản xuất một cách có hiệu quả để đạt đến mục tiêu và các kế hoạch định hướng.
Hiện nay nhà nước ta đang sử dụng một hệ thống các chính sách tác động trục tiếp tới sự phát triển của nông nghiệp, có thể kế đến một số chính sách chủ yếu sau đây:
- Chính sách ruộng đất: có vai trò quan trọng đặc biệt và có nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nông nghiệp gắn liền với vấn đề ruộng đất. Mục tiêu trực tiếp của chính sách ruộng đất là quản lý, sử dụng có hiệu quả, đồng thời bảo về độ phì nhiêu của đất đai, vì đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt của nông nghiệp.
- Chính sách tín dụng: mục tiêu trực tiếp của chính sách tín dụng là bố sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thế kinh tế trong nông nghiệp. Mục tiêu lâu dài của chính sách tín dụng là góp phần từng bước thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn trong nông thôn.
- Chính sách đầu tư vốn ngân sách: từ sau năm 1988, mọi hình thức bao cấp qua chính sách đầu tư vốn cho nông nghiệp đều bị xóa bỏ.
- Chính sách thị trường và giá cả: mục tiêu của chính sách này là đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong hoạt động kinh tế của chủ thể sản xuất nông nghiệp về các dịch vụ đầu vào và đầu ra, đảm bảo đúng sổ lượng, chất lượng, thời gian, không gian với những giá cả tương đối ổn định, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
tương đối để bảo về sản xuất nông nghiệp, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng.
- Chính sách xuất khẩu nông sản: là một chính sách quan trọng của Nhà nước ta, có ý nghĩa lớn trong việc khai thác lợi thế so sánh của nền nông nghiệp Việt Nam nhiệt đới gió mùa, lại có cả rừng và biển.
- Chính sách khuyến nông có từ rất sớm trong lịch sử phát triển nông nghiệp nước ta. Nội dung chủ yếu của công tác khuyến nông là bồi dưỡng và phát triển những kỹ năng, kiến thức về kinh tế kỹ thuât cho nông dân; phổ biến tiến bộ kỹ thuật, trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản, phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến; khuyến khích các phong trào sản xuất và hoạt động cộng đồng ở nông thôn.
- Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một chính sách lớn của Đảng ta. Mục tiêu của chính sách là biến nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp của nước ta thành nền kinh tế có cơ cấu hướng ngoại, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong khi số lượng tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp vẫn cứ tăng lên.
Phần thứ ba
PHÁT TRIỂN CÂY CAO su TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC